ĐỊA THẾ
Địa thế và cây cối ở Trung Quốc có nhiều vùng rất khác biệt. Núi, đồi và vùng cao chiếm khoảng 66% lãnh thổ, làm ngăn trở thông tin liên lạc và chỉ chừa lại một diện tích hạn chế cho nông nghiệp. Hầu hết các rặng núi, kể cả những rặng núi chính, trải theo hướng Đông Tây. Ở phía Tây Nam, dãy Hi Mã Lạp Sơn và dãy Côn Lôn bao quanh cao nguyên Thanh Tạng, hầu hết phần Tây Tạng và một phần tỉnh Thanh Hải. Đây là cao nguyên rộng nhất thế giới, nơi có độ cao trung bình 4.000 m và những đỉnh cao nhất đo được trên 7.200 m.
Từ cao nguyên Thanh Tạng, những vùng cao thấp hơn, những dãy núi gồ ghề trải theo hướng Đông Tây, và những cao nguyên chen lẫn với những vùng đất lõm đã mở ra về hướng Bắc và hướng Đông. Một vách dốc đứng của lục địa làm viền cho phía Đông lãnh thổ kéo dài từ dãy Hưng An ở miền Đông Bắc Trung Quốc, qua dãy Thái Hành Sơn (một dãy núi nhìn xuống đồng bằng Bắc Trung Hoa) đến cạnh phía Nam của cao nguyên Vân Nam - Quí Châu ở phía Nam. Thực tế là tất cả các vùng thấp - những vùng dân số cao với mật độ canh tác lớn - đều ở phía Đông của bức vách này.
Những dãy núi trải theo hướng Đông Tây bao gồm một số ngọn núi cao nhất châu Á. Ngoài dãy Hi Mã Lạp Sơn và Côn Lôn còn có dãy Cương Để Tư Sơn (Kailas) và dãy Thiên Sơn. Dãy Thiên Sơn nằm giữa hai lưu vực, lưu vực Tarim Đáp Lý Mộc rộng lớn phía Bắc và lưu vực Junggar Chuẩn Cách Nhĩ phía Nam. Nguồn khoáng sản phong phú gồm than, dầu và các quặng kim loại nằm trong khu vực này. Lưu vực lớn nhất ở Trung Quốc, lưu vực Tarim Tháp Lý Mộc, đo được1.500 km từ Đông sang Tây và 600 km từ Bắc xuống Nam, tính theo chỗ rộng nhất. Dãy Hi Mã Lạp Sơn tạo thành đường biên giới thiên nhiên ở phía Tây Nam trong khi dãy A Nhĩ Thái Sơn tạo thành biên giới ở phía Bắc. Những dãy núi nhỏ hơn nhô ra từ những dãy núi chính. Núi ở đây là nguồn cho những con sông chính.
Dãy núi xương sống Côn Lôn chia thành nhiều nhánh khi nó chạy về phía Đông, từ dãy núi Pamir. Những nhánh ở phía Bắc, A Nhĩ Kim Sơn và Kỳ Liên Sơn, bao quanh cao nguyên Thanh Tạng ở miền Trung Tây Trung Quốc và nhìn xuống lưu vực Sài Đạt Mộc một vùng đầy cát và đầm lầy có nhiều hồ nước mặn. Một nhánh ở phía Nam của dãy Côn Lôn làm đường phân nước cho sông Hoàng Hà và sông Đương Tử. Hành lang Cam Túc ở phía Tây chỗ uốn cong của sông Hoàng Hà, trước đây là con đường giao thông với vùng Trung Á.
Ở phía Bắc bức Vạn Lý Trường Thành dài 3.300 km giữa tỉnh Cam Túc ở phía Tây và dãy Hưng An ở phía Đông, là cao nguyên Nội Mông, với độ cao trung bình 1.000 m. Âm Sơn, một dãy núi với độ cao trung bình 1.400 m, trải dài theo hướng Đông Tây, qua vùng trung tâm của vùng bán bình nguyên hoang dã này. Về phía Nam là một cao nguyên hoàng thổ lớn nhất thế giới, bao trùm 600.000 km2 tỉnh Thiểm Tây, một phần tỉnh Cam Túc và tỉnh Sơn Tây, và một phần khu tự trị Ninh Hạ của tộc Hồi. Hoàng thổ là loại đất màu vàng được thổi đến từ sa mạc Nei Monggol. Chất đất xốp và mùn này bay dễ dàng theo gió và nhiều thế kỷ qua đã bao phủ vùng cao nguyên này, tống phù sa vào sông Hoàng Hà. Vì dòng sông chảy dốc về phía đồng bằng Bắc Trung Quốc nơi đó nó lại chảy chậm qua vùng châu thổ, nó đã chuyển biết bao nhiêu cát và bùn từ những vùng cao, hầu hết được bồi vào những vùng đồng bằng. Dòng chảy được chắn hai bên bằng những con đê được sửa chữa thường xuyên, do đó dòng sông chảy ở độ cao 50 mét hoặc hơn nữa so với đồng bằng, và nạn ngập lụt cũng như đổi dòng đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Trước kia, chính quyền phải bảo vệ các đê điều này. Ngày nay, chính quyền cũng quan tâm đặc biệt đến việc đối phó với nạn lụt và đã áp dụng nhiều biện pháp để không chống lụt và bảo vệ hệ thống đê.
Chảy từ thượng nguồn ở cao nguyên Thanh Tạng, sông Hoàng Hà hướng về biển qua đồng bằng Bắc Trung Quốc, vùng trung tâm lịch sử của sự mở mang và tạo ảnh hưởng. Những người Hán đã canh tác trên đất bồi của vùng đồng bằng này từ thời cổ xưa, đào Đại Kênh đào để di chuyển dọc theo chiều Nam Bắc. Vùng đồng bằng này vốn là sự nối dài của bình nguyên Đông Bắc về phía Đông Bắc, nhưng lại bị ngăn cách bởi vịnh Bột Hải, một dạng nối dài của sông Hoàng Hải.
Cũng giống như những vùng đông dân cư khác của Trung Quốc, vùng đồng bằng này không những bị lụt lội mà còn bị động đất nữa. Chẳng hạn như trung tâm mỏ và công nghiệp Đường Sơn, cách Bắc Kinh khoảng 165 km về phía Đông, đã bị san bằng bởi một trận động đất năm 1976, trong đó có 242.000 người chết và 164.000 người bị thương.
Dãy núi Tần Lãnh, một sự nối dài của dãy Côn Lôn, chia vùng đồng bằng Bắc Trung Quốc từ châu thổ Trường Giang và là biên giới địa lý giữa hai vùng lớn của Trung Quốc. Theo một nghĩa khác, nó cũng là biên giới về mặt văn hóa, ảnh hưởng đến sự phân bố về phong tục và ngôn ngữ. Phía Nam rặng Tần Lãnh là những vùng dân số đông đúc và phát triển là vùng thấp và vùng trung Trường Giang, còn phía bên kia lưu vực Tứ Xuyên, một khu vực bao quanh bởi núi cao.
Con sông dài nhất và quan trọng nhất về giao thông, Trường Giang, có thể đi bằng thuyền ở nhiều đoạn và có tiềm năng thủy điện rất lớn. Bất nguồn từ cao nguyên Qing Zang, Thanh Tạng Trường Giang chạy dài 6.300 km qua vùng trung của đất nước, tưới tiêu cho một khu vực rộng 1,8 triệu km2 trước khi đổ vào biển Đông Trung Quốc. Khoảng 300 triệu người sống trong vùng trung lưu và hạ lưu của nó đang canh tác những vụ mùa bội thu về lúa và lúa mì. Lưu vực Tứ Xuyên, với khí hậu ôn hòa và thời tiết thuận lợi cho trồng trọt, đã sản xuất nhiều loại mùa màng khác nhau. Đó cũng là khu vực trồng dâu nuôi tằm hàng đầu và là khu vực công nghiệp quan trọng với nguồn khoáng sản có giá trị.
Chỉ sau rặng Tần Lãnh là rặng Nam Lãnh, rặng núi tận cùng phía Nam của các rặng núi chạy theo hướng Đông Tây. Rặng Nam Lãnh trông xuống khu vực của Trung Quốc nơi khí hậu nhiệt đới cho phép trồng hai vụ lúa trong năm. Về phía Đông Nam của rặng núi là một vùng châu thổ bờ biển với nhiều ngọn đồi và vùng đồng bằng với các thung lũng hẹp; vùng thoát nước của hệ thống sông Châu Giang (Pearl River) chiếm phần lớn khu vực này về phía Nam. Phía Tây của rặng Nam Lãnh, cao nguyên Vân Nam - Quí Châu trải thành hai bậc, với độ cao trung bình 1.200 m và 1.800 m, về hướng vùng núi dốc đứng của phía Đông cao nguyên Thanh Tạng.
Sông Hải Hà, giống như sông Châu Giang và những sông chính khác, chảy từ Tây sang Đông. Phía thượng nguồn của nó gồm 5 nhánh sông hội tụ gần Thiên Tân, rồi sau đó chảy 70 km trước khi đổ vào vịnh Bột Hải. Một sông chính khác, sông Hoài Hà, bắt nguồn từ tỉnh Henan và chảy qua vài cái hồ trước khi nhập vào sông Trường Giang ở đoạn gần Dương Châu.
Hệ thống sông ngòi bao gồm cả những vùng lưu vực trên cao ở phía Bắc và Đông Bắc, chiếm khoảng 40% hệ thống sông ngòi cả nước. Nhiều con sông và con suối chầy vào hồ hoặc biến mất trong sa mạc. Một số sông có ích cho việc tưới tiêu.
Vùng biển rộng lớn của Trung Quốc chủ yếu và các biển phía Tây của Thái Bình Dương. Các biển này tiếp giáp với vùng bờ biển dài và nhiều lồi lõm, cùng với khoảng 5.000 đảo. Hoàng Hải, biển Đông Trung Hoa, biển Nam Trung Hoa cũng là các biển của Thái Bình Dương. Hơn nửa bờ biển (phần lớn là ở miền Nam) có vách đá, phần lớn còn lại là bờ biển cát. Vịnh Hàng Châu ở vị trí chia đôi hai loại bờ biển này.