Tài liệu: Trung Quốc - Nam Bắc triều

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

(Từ năm 420 đến năm 589)\r\nSau đời Tấn, Trung Quốc chia ra nhiều chính thể ở phía Bắc và phía Nam. Đó là thời gian đất nước này chứng kiến sự hưng thịnh và suy tàn nhiều nhất của những nước khác nhau\r\n
Trung Quốc - Nam Bắc triều

Nội dung

NAM BẮC TRIỀU

(Từ năm 420 đến năm 589)

Sau đời Tấn, Trung Quốc chia ra nhiều chính thể ở phía Bắc và phía Nam. Đó là thời gian đất nước này chứng kiến sự hưng thịnh và suy tàn nhiều nhất của những nước khác nhau.

Ở miền Nam, có bốn nước kế tục nhau, đó là Tống, Tề, Lương và Trần trong vòng 160 năm. Vì tất cả những nước này cùng lấy Nam Kinh làm kinh đô, nên gọi chung là các nước Nam Triều. Trong thời kỳ này các đại gia bị suy sụp, trong khi đó những người có học được đề bạt. Các hoàng đế nắm thực quyền cai trị trong nước.

Năm 439, Hoàng đế Bắc Ngụy thống nhất vùng phía Bắc sông Hoàng hà, lập ra Bắc Triều. Người Bắc Triều vốn là người Thác Bạt, rất thích văn hóa của người Hán. Các vua Bắc Triều khuyến khích dân chúng ăn mặc theo kiểu người Hán, nói tiếng của người Hán, lấy vợ người Hán, đồng thời cũng tuyển nhiều quan chức người Hán làm việc trong triều đình. Tất cả những điều này đã đóng góp cho việc tiến triển của xã hội Trung Quốc và thúc đẩy sự pha trộn nòi giống giữa các nước với nhau.

Năm 581 Dương Kiên bắt vua Bắc Triều nhường ngôi, lập ra nhà Tùy.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2291-02-633504978846297500/Lich-su/Nam-Bac-trieu.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận