Tài liệu: Trung Quốc - Nhà Thương

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

(Từ,thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 trước Công nguyên)\r\n\tTriều đại thứ hai ở Trung Quốc là nhà Thương, kéo dài gần 600 năm với 31 đời vua. \r\n
Trung Quốc - Nhà Thương

Nội dung

NHÀ THƯƠNG

            (Từ,thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 trước Công nguyên)

            Triều đại thứ hai ở Trung Quốc là nhà Thương, kéo dài gần 600 năm với 31 đời vua.

            Ở đời Thương, vua Thành Thang đã rút kinh nghiệm thất bại của nhà Hạ, đã đối xử với dân chúng rất nhân từ và chiêu nạp được nhiều kẻ sĩ có tài. Đời Thương đã xây dựng được  một nền kinh tế mạnh mẽ, làm nền tảng cho những triều đại về sau. Các nhà khảo cổ học, với những di vật khai quật được, đã phát hiện được rằng năng suất ở đời Thương đã đạt đến mức khá cao. Hoa màu thời này chủ yếu là kê và lúa mì. Một điều quan trọng hơn nữa là việc chế tạo các loại bình bằng đồng đã phát triển. Nền văn hóa đồng thau đã xuất hiện ở Trung Quốc trước năm 3.000 trước Công nguyên và phát triển cực thịnh vào thế kỷ thứ 13 trước Công nguyên. Đồ đồng không những chỉ chi phối đời sống hàng ngày của con người lúc đó mà còn chi phối cả về vũ khí. Việc sử dụng đồng rộng rãi đã thúc đẩy sự phát triển của triều đại nhà Thương trong các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và nghệ thuật. Chính nhà Thương đã đánh dấu cho Kỷ nguyên Đồ đồng ở Trung Quốc.

            Trong khi đó, các ngành khác cũng có những bước phát triển lớn. Trong nghề thủ công mỹ nghệ, có hàng trăm lặt hàng khác nhau. Thợ thủ công đời Thương đã có nghề chạm, khắc, và đã trang trí những món đồ bằng ngọc, bằng đá, bằng ngà voi một cách tinh xảo. Trong nghề dệt, thợ thủ công đã chế tạo được những khung cửi để có thể dệt được các loại hoa văn chìm. Ngoài ra, người đời Thương đã có những tiến bộ đáng kể về y khoa, vận tải và thiên văn. Trong thời kỳ này đã có những lời sấm được khắc trên mai rùa và trên xương thú, và dạng ký tự cổ xưa nhất của Trung Quốc.

            Ở đời nhà Thương, chế độ nô lệ chiến ưu thế. Người chủ nô được hưởng tất cả xa hoa, trong khi người nô lệ sống cuộc sống thú vật. Sau khi người chủ nô chết đi, những nô lệ thường bị chôn theo chủ.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2291-02-633501838547031250/Lich-su/Nha-Thuong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận