Tài liệu: Thuỵ Sĩ - Giáo dục cấp cao

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Có hơn mười cơ sở giáo dục cấp đại học ở Thụy Sĩ, những trường này không được phân bố đều về mặt địa lý
Thuỵ Sĩ - Giáo dục cấp cao

Nội dung

GIÁO DỤC CẤP CAO

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Có hơn mười cơ sở giáo dục cấp đại học ở Thụy Sĩ, những trường này không được phân bố đều về mặt địa lý. Có 4 trường đại học của các bang (Basle, Zurich, Berne và St.Gallen), Học viện Thụy Sĩ Đào tạo Nâng cao cho Trung học Cấp cao ở Lucerne và Học viện Công nghệ Liên bang ở Zurich, trong khu vực nói tiếng Đức nơi có ba phần tư dân số đang sinh sống và bao gồm tất cả 20 bang. Những trường đại bọc của các bang khác (Lausanne, Geneva, Neuchâtel và Fribourg) và Học viện Công nghệ Liên bang ở Lausanne thì tọa lạc trong khu vực nói tiếng Pháp của Thụy Sĩ, bao gồm 6 bang và 19% dân số. Bang Ticino có 8% dân số, hiện nay đang có kế hoạch mở trường đại riêng cho bang của mình.

ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH

Ngoài các điều kiện như phải đủ 18 tuổi và nắm vững ngôn ngữ sẽ được sử dụng để giảng dạy, các ứng viên muốn vào học một trường đại học tại Thụy Sĩ phải có chứng chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông cấp cao ở một ''trường lớp 6'' hoặc chứng chỉ tốt nghiệp của liên bang, hoặc một bằng cấp tương đương đã được công nhận. Ở đây không có một ban tuyển sinh đại học chung cho cả nước, các ứng viên có thể đăng ký trực tiếp ở trường đại học mà họ chọn. Hồ sơ ứng tuyển bao gồm bản sao tốt nghiệp trung học, một bản lý lịch và bản sao bằng tốt nghiệp ở những trường đại học khác, nếu có ở một số ngành, chẳng hạn như ngành y khoa, số lượng sinh viên được tiếp nhận sẽ được giới hạn trong tương lai gần và người ta sẽ đặt ra một hệ thống tuyển chọn đối với các ứng viên đăng ký.

Các loại Chương trình, Thời gian học và Bằng cấp

Mặc dù mỗi trường đại học đều có những đặc trưng riêng, cấu trúc cơ bản của những trường này đều giống nhau trong khắp cả nước. Tất cả các trường đại học của Thụy Sĩ đều có các khoa luật, khoa học, kinh tế, khoa học xã hội, nhân văn và nghệ thuật. Ngành Y khoa có thể học tại Basie, Berne, Geneva, Lausanne và Zurich. Fribourg và Neuchâtel chỉ có chương trình y khoa ở cấp độ sơ đằng. Một chương trình thần học về Thiên chúa giáo La Mã được giảng dạy tại Đại học Fribourg cũng như tại Khoa Thần học, được coi như ở cấp độ đại học, tại Lucerne. Thần học về Cơ đốc giáo có thể học tại Berne, và đạo Tin lành có thể được học tại tất cả các đại học ở Thụy Sĩ. Trường Đại học St. Gal1en chuyên về kinh tế, khoa học xã hội và luật. Học viện Công nghệ Liên bang tập trung vào các khoa học chính xác, kỹ thuật và kiến trúc. Một số cơ sở có các chương trình sau đại học về một số ngành.

Thời gian để học chương trình đại học thường kéo dài từ 6 đến 8 học kỳ, và từ 12 đến 13 học kỳ đối với ngành y khoa. Các sinh viên cũng có thể học các chương trình sau đại học để lay bằng tiến sĩ hoặc bằng sau đại học. Để có thể bấy bằng tiến sĩ, sinh viên phải tiến hành một dự án nghiên cứu độc lập, làm luận án và trong một số trường hợp phải qua kỳ thi vấn đáp.

Thời gian để học tập ở đại học thường kéo dài hơn thời gian tối thiểu qui định, tùy thuộc vào các điều lệ, vào chương trình học và bằng cấp mà sinh viên muốn đạt. Giữa khu vực nói tiếng Đức và khu vực nói tiếng Pháp cũng có những sự khác biệt lớn về mặt này. Từ năm 1990 ngày càng có nhiều thỏa thuận đã được ký kết giữa các trường đại học và các khoa khác nhau với mục đích hài hòa chương trình học và giúp cho các sinh viên có thể dễ dàng chuyển từ cơ sở này sang cơ sở khác.

Trong những năm gần đây tất cả các trường đại học và hai học viện công nghệ liên bang đã thành lập các ngành giáo dục liên tục với những chương trình sau đại học. Việc đào tạo bổ sung về nhiều môn học khác nhau này nhắm vào những người đã tốt nghiệp và đã đi làm cũng như những người có các chức vụ quản lý thuộc về những ngành nghề phi học thuật. Thời gian của các chương trình này có thể chỉ trong vài ngày, vài tháng hoặc vài học kỳ.

Các trường đại học tư thục nói chung chỉ có ở lĩnh vực nghiên cứu sau đại học, đặc biệt là trong ngành quản trị kinh doanh. Để có thể mở một trường đại học tư thục, người ta phải xin cấp phép từ chính quyền của bang. Hiện nay ở Thụy Sĩ không có đại học nào có chương trình giáo dục từ xa và cũng không hề có kế hoạch mở ra một Đại học Mở giống như ở Anh Quốc. Tuy nhiên có một số trường đại học nước ngoài gần đây đã mở các chương trình giáo dục từ xa hoặc đặt các văn phòng tuyển sinh hay văn phòng tư vấn tại Thụy Sĩ.

Có ba loại bằng cấp cơ bản: bằng cử nhân, bằng cao học và bằng tiến sĩ. Ngoài ra còn có các loại chứng chỉ sau đại học. Chứng chỉ là loại văn kiện xác nhận người được cấp đã nắm vững về mặt lý thuyết và thực hành đối với môn học của mình và đã chứng tỏ được năng lực qua các kỳ thị mà họ tham dự vào cuối chương trình học.

GIÁO DỤC CẤP CAO PHI ĐẠI HỌC

Giáo dục cấp cao phi đại học có tầm quan trọng rất lớn đối với Thụy Sĩ. Có khoảng 28.000 người đăng ký vào các khóa học cấp cao phi đại học trong năm học 1992-1993, chiếm một phần tư dân số trong độ tuổi tương ứng. Thêm vào đó các học viện công nghệ của các bang đã đào tạo một số lượng kỹ sư nhiều gấp ba dân các học viện công nghệ liên bang. Hiện nay có khoảng 20 khoa khác nhau được giảng dạy tại các học viện cấp cao phi đại học. Những học viện này khác nhau về loại hình, mục tiêu giáo dục, điều kiện tuyển sinh, thời gian của các chương trình học, khuôn khổ tổ chức (của bang hay của liên bang) và nguồn tài trợ.

Nhìn chung, bộ phận giáo dục cấp cao sau đại học có những khóa học thực tiễn nhiều hơn là lý thuyết (chẳng hạn như các ngành kỹ thuật, nông nghiệp, thương mại, quản lý kinh doanh, sư phạm, khoa học xã hội, y tế). Hầu hết các trường này có thể xếp vào hàng những trường đại học (hay trường bách khoa) ở các nước khác. Đây chính là lý do tại sao Thụy Sĩ chỉ có một số nhỏ sinh viên tốt nghiệp đại học và một số lượng lớn những người có các chứng chỉ phi đại học. Các học viện công nghệ phi đại học có các lĩnh vực giảng dạy như:

+ Kỹ thuật

+ Quản trị và thương mại

+ Khách sạn và du lịch

+ Y tế

+ Khoa học xã hội

+ Thông tin, truyền thông và truyền thông đại chúng

+ Nghệ thuật và thiết kế

Nhìn chung, các cơ sở giáo dục cấp cao phi đại học không theo lịch học như các trường đại học, và giống với các trường phổ thông về những kỳ nghỉ và mùa Xuân, mùa Hè, mùa Thu và mùa Đông.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2229-02-633501748279218750/Giao-duc/Giao-duc-cap-cao.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận