Tài liệu: Trung Quốc - Tổng quan về thời kỳ tiền sử

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

(Từ 1,7 triệu năm đến thế kỷ 21 trước Công nguyên) Đã nhiều ngàn năm, câu hỏi liên quan đến nguồn gốc của trời, của trái đất và của loài người đã làm đau đầu con người trên toàn thế giới.
Trung Quốc - Tổng quan về thời kỳ tiền sử

Nội dung

THỜI KỲ TIỀN SỬ

(Từ 1,7 triệu năm đến thế kỷ 21 trước Công nguyên) Đã nhiều ngàn năm, câu hỏi liên quan đến nguồn gốc của trời, của trái đất và của loài người đã làm đau đầu con người trên toàn thế giới. Ở phương Tây, truyền thống Do Thái dạy rằng thượng đế tạo ra trời và đất và tạo ra con người. Trong khi đó ở Trung Quốc, những huyền thoại như ông Bàn Cổ tạo ra trời và đất là rất phổ biến đối với mọi người. Tuy nhiên tất cả những lý thuyết này đều không cho chúng ta những câu trả lời không thể phủ nhận về câu hỏi trái đất đã hình thành như thế nào và loài người đã xuất hiện ra sao. Nhưng điều may mắn là sự phát triển của khoa học, đặc biệt là các môn khảo cổ học, cổ sinh vật học và địa chất học đã góp phần giải quyết những bí ẩn này.

Ở Trung Quốc người ta tìm được những hóa thạch đã 3.000.000 năm tuổi, và đó có thể là vết tích xưa nhất của sự sống loài người tại đây. Đây là những bằng chứng cho thấy Trung Quốc là một trong cái nôi của loài người trên trái đất. Những công cụ lao động thô sơ nhất  được làm bằng đá đẽo. Để phân biệt những công cụ này với loại công cụ bằng đá mài mà loài người sử dụng sau này, các nhà khảo cổ học đã đặt tên cho thời kỳ mà con người tạo ra và sử dụng những đồ đá đẽo này là Thời kỳ Đồ đá Cũ, còn thời kỳ con người sử dụng các công cụ đá mài là Thời kỳ Đồ đá Mới.

Vào những thời kỳ cổ xưa này, vì năng suất còn kém và môi trường khắc nghiệt, người ta phải sống thành bầy và tồn tại nhờ vào kỹ năng tập thể. Họ sống chung với nhau và chia sẻ thức ăn kiếm được. Người có khả năng nhất trong tập thể được bầu làm người đứng đầu để tổ chức công việc và việc chống lại kẻ thù xâm lược. Đây cũng là cách thức mà Nghiêu đã truyền ngôi lại cho Thuận và Thuận truyền ngôi lại cho Vũ, chứ không truyền cho con cái của mình. Thời kỳ này được đánh dấu bằng sự hòa bình, bình đằng và cùng sở hữu vật chất. Các nhà sử học vì thế gọi đó là “Xã hội Hòa thuận”.

Với năng suất được cải thiện, mỗi người có thể làm ra nhiều hơn mức mà người đó tiêu thụ. Điều này có nghĩa là những tù binh bắt được từ những bộ tộc thù địch sẽ bị giữ làm nô lệ thay vì bị giết. Những người nô lệ này bị buộc phải làm việc và sức lao động đó là của cải của người chủ. Bằng cách này quyền tư hữu dần dần hình thành. Khi có càng nhiều người trở thành chủ hoặc nô lệ, một cấu trúc giai cấp hình thành trong xã hội, từ đó thay thế “Xã hội Hòa thuận” trước kia.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2291-02-633501834556875000/Lich-su/Tong-quan-ve-thoi-ky-tien-su.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận