NHÀ HÁN
(Từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên)
Sau bốn năm giao tranh với Hạng Võ, Lưu Bang đã thắng trận và lập nên nhà Hán. Dựa trên sự thống nhất do Tần Thủy Hoàng lập ra, hàng loạt mở mang khác nhau đã được đưa vào. Điều này làm nền tảng cho cái mà sau này trở thành văn hóa nhà Hán. Nền văn hóa này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, ngoại trừ một số thay đổi theo thời gian.
Nhà Tây Hán
(Từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 24 sau Công nguyên)
Cao Tổ (Lưa Bang) đã học được bài học từ thời Tần, quyết tâm làm cho dân trong nước được sung túc. Ông bỏ đi những luật lệ hà khắc và áp dụng những chính sách nhân đạo hơn. Trong đó có việc giảm thuế khóa và sưu dịch. Để phát triển nông nghiệp, ông đã giảm bớt việc tòng quân và kêu gọi, các chiến sĩ trở về, cấp nhà và đất để họ canh tác. Ông cũng ban hành đạo luật giải phóng nô lệ và giảm bớt sự phụ thuộc của nông dân vào các giai cấp buôn bán.
Về mặt chính trị, nhà Hán giữ lại hệ thống chính trị từ đời nhà Tần, nhưng giảm thiểu mức độ cồng kềnh của nó. Vào những năm đầu của triều Hán, Cao Tổ đã ban phát nhiều lãnh địa tự trị cho họ hàng ông và ban thưởng cho các tướng lĩnh. Một thời đã có cuộc “Nổi loạn của Bảy Vương quốc”, nhưng vua nhà Hán đã dẹp được.
Võ Đế đã tiếp tục làm suy yếu quyền lực của các nước chư hầu và thu tóm lại quyền cai trị của các quận. Võ Đế cũng làm cuộc cách mạng về văn hóa, đề cao Khổng giáo. Ông khuyến khích mọi người học Ngũ kinh, mở trường ở Tràng An để dạy Khổng giáo và đào tạo nhân sĩ cho chính quyền. Khi chọn người bổ nhiệm vào các chức vụ, Võ Đế cũng theo nguyên tắc của Khổng Tử là chọn phẩm chất chứ không chọn theo tuổi tác, và những người theo các nguyên tắc Khổng giáo sẽ được bổ nhiệm vào những chức vụ cao trong triều đình.
Thương mại cũng khởi sắc dưới thời vua Võ. Chính quyền thống nhất việc đúc tiền, đánh thuế cao đối với thương nhân và thiết lập chế độ độc quyền trong việc sản xuất sắt, muối và rượu. Với sự phát triển kỹ thuật luyện kim, nghề đúc kim loại cũng tăng tiến rất nhiều trong thời kỳ này. Nghề dệt cũng phát triển không kém.
Kể từ thời nhà Tần, quân Hung nô ở phía Bắc thường xuyên tràn xuống quấy nhiễu. Võ Đế đã ba lần sai quân đi đánh đuổi giặc Hung nô, đẩy chúng đến tận phía Bắc sa mạc Gô bi, giữ yên lành cho dân chúng. Ông mở ra Con đường Tơ lụa mà sau này không những chỉ là con đường chuyên chở hàng hóa mà còn là đường chuyển tải kiến thức và tư tưởng giữa Đông và Tây. Với Con đường Tơ lụa này, các thương nhân và các nhà ngoại giao ngày càng đến Trường An nhiều hơn, góp phần làm giàu cho văn hóa và kinh tế của nhà Hán. Với việc chiếm lĩnh vùng đất phía Nam sông Dương Tử, bờ cõi nhà Hán càng được mở rộng thêm.
Trong thời Tây Hán, người dân Trung Hoa cũng đã có nhiều thành tựu về văn hóa. Chẳng hạn, một thư viện nhà nước đã được xây dựng để tập trung và lưu trữ sách. Tư Mã Thiên, một nhà viết sử lớn của Trung Quốc sống dưới thời Võ Đế đã viết bộ Sử ký, bộ sách đầu tiên trình bày lịch sử từ thời Hoàng đế đến thời Võ Đế. Đạo Phật đến từ Ấn Độ và trở thành một tôn giáo quan trọng ở Trung Quốc mặc dù Khổng giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Chính sách bành trướng của Võ Đế đã làm cho đế quốc Trung Hoa mạnh thêm, tuy nhiên nó đã bòn rút của cải của nhà nước. Điều này làm cho thuế khóa tăng lên cùng với sự kiểm soát chặt chẽ về kinh tế. Về lâu về dài nó sẽ làm xói mòn ảnh hưởng của triều đại. Nhiều cuộc khủng hoảng đã nổ ra. Những năm cuối của đời Tây Hán, nhiều hoàng đế thiếu nhi ngồi trên ngai vàng. Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là quyền bính nằm trong tay những kẻ nhiếp chính. Điều này dẫn đến sự suy sụp và sự phân chia giai cấp càng lớn lại càng dẫn đến những cuộc nổi dậy của nông dân. Đến năm thứ 8 sau Công nguyên, Vương Mãng, một người có họ với hoàng hậu, đã nổi dậy xưng vương.
Là một người theo Khổng giáo, Vương Mãng muốn cai trị đất nước theo tôn chỉ của Khổng Tử. Ông đã đặt tên lại các cơ quan, xóa sổ chế độ nô lệ, hạn chế quyền sử dụng đất và độc quyền về cả công nghiệp lẫn thương mại. Tuy nhiên, việc ban hành loại tiền mới, quốc hữu hóa các kho vàng và việc tuyên chiến liên tục cuối cùng đã dẫn đến tình trạng xã hội bất ổn. Năm 17 sau Công nguyên, một cuộc nổi loạn nổ ra. Sáu năm sau, năm 23, Vương Mãng bị quân nổi loạn giết chết.
Không bao lâu sau, Lưu Tú, một thành viên của nhà Hán, đã tái lập nhà Hán, gọi là Đông Hán.
Nhà Đông Hán
(Từ năm 25 đến năm 220)
Lưu Tú đóng đô ở Lạc Dương, bắt đầu cải tổ lại đất nước. Vào đầu nhà Đông Hán, cả nước lâm vào nạn đói trầm trọng. Lưu Tú đã tận lực phục hồi kinh tế bằng cách hạ mức thuế, bãi bỏ các luật không còn phù hợp và đưa ra các đạo luật nhằm giải phóng nô lệ. Ngoài ra Lưu Tú còn cho xây dựng hệ thống tưới tiêu, làm cho nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Trong 32 năm tại vị, Lưu Tú đã thực hiện được nhiều cải cách bằng cách khuyến học, giảm bớt quyền lực của các thái giám và một số quần thần trong hoàng tộc.
Các vị vua sau cũng có nhiều cải cách như hủy bỏ việc độc quyền của nhà nước trong nghề nuối và sắt và khuyến khích sự phát triển nghề đồng và nghề dệt. Lạc Dương trở thành trung tâm thương mại của cả nước. Nhiều thành phố khác cũng trở nên sầm uất. Lụa của Trung Quốc vào thời này đã xuất sang La Mã. Để đổi lại, Trung Quốc nhập khẩu thủy tinh, ngọc, ngựa, đá quý, rùa, sò và vải sợi.
Khi đang tại quyền, Lưu Tú đã đẩy lùi quân Hung Nô ở phía Bắc, bình định toàn cõi Trung Quốc. Các đời vua sau còn phát triển ngoại giao với trên 50 nước ở phía Tây. Về khoa học, kỹ thuật, đời Đông Hán cũng tiến triển hơn đời Tây Hán nhờ vào sự ổn định. Giấy được cải tiến qui trình sản xuất, trở thành một trong bốn phát minh của Trung Quốc. Việc gây mê trong phẫu thuật cũng lần đầu tiên được ứng dụng tại đây. Thư pháp và hội họa được phát triển thành một nghệ thuật. Các đồ dùng bằng gốm trở thành quen thuộc trong đời sống dân chúng. Đạo Hồi được du nhập từ Ba Tư qua Con đường Tơ lụa. Vào cuối đời Đông Hán đã có sự hiềm khích giữa phe thái giám và đám quan lại theo Khổng giáo. Sự xung đột trong nội bộ triều chính chẳng bao lâu thì đến đám nông dân nổi dậy. Giặc Khăn Vàng nổi lên quấy nhiễu. Năm 220 Tào Phi, con của Tào Tháo tự xưng là hoàng đế của triều nhà Ngụy. Từ đó trở đi, Trung Quốc lại rơi vào tình trạng phân chia, đó là thời Tam Quốc.