Tài liệu: Trung Quốc - Nhà Tống

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

(Từ năm 960 đến năm 1279)\r\nNhà Tống được xếp quan trọng ngang hàng với nhà Đường và nhà Hán. \r\n
Trung Quốc - Nhà Tống

Nội dung

NHÀ TỐNG

(Từ năm 960 đến năm 1279)

           Nhà Tống được xếp quan trọng ngang hàng với nhà Đường và nhà Hán. Trong vòng hơn ba thế kỷ, Trung Quốc có một thời kỳ tăng trưởng về kinh tế đồng thời với thành tựu về nghệ thuật và tri thức. Thời kỳ này được so sánh với thời kỳ Phục hưng ở Âu châu. Triều Tống được chia thành 2 thời kỳ, Bắc Tống và Nam Tống.

           Bắc Tống

           (Từ năm 960 đến năm 1127)

           Triệu Khuông Dẫn đóng đô ở Biện Kinh, với việc đầu tiên phải làm là tổ chức một hệ thống quân đội không có đảo chính. Ông thành lập một đội quân chuyên nghiệp trung thành với triều đại, với những người đứng đầu chịu sự kiểm soát gắt gao của chính quyền trung ương.

           Những bước quan trọng được tiến hành trong việc củng cố hệ thống hành chính dưới quyền cai trị của hoàng đế. Những sự phát triển này được sự hỗ trợ của việc thay đổi cách tuyển dụng quan lại và việc thi cử. Việc kiểm soát quân sự và việc thay thế giai cấp quý tộc bằng những người có tài đã mang lại sự ổn định và sự phát triển về công nghiệp, thương mại và nông nghiệp.

           Những sự cải cách đó kéo dài đến năm 1086. Từ năm này trở đi bắt đầu có sự suy thoái vì bất đồng trong tầng lớp cai trị và các cuộc nổi dậy của nông dân. Sự hoàn thiện về quân sự của ba nước đối địch là Liêu, Kim và Tây Hạ đã đe dọa nước Tống, và năm 1126 quân Kim đã bao vây và chiếm Biện Kinh. Năm sau vua nhà Tống bị hạ bệ.  

           Nam Tống

           (Từ năm 1127 đến năm 1279)

           Sau khi vua Khâm Tôn cùng gia quyến bị quân Kim bắt đi, Cai Tôn trốn xuống phía Nam, sau đó tiếp tục triều đại nhà Tống, gọi là Nam Tống. Triều Nam Tống không có quyền lực, không ổn định và chỉ kiểm soát được khu vực phía Nam sông Dương Tử. Thoạt đầu, lẽ ra phải cử những hiền tài để tái thiết đất nước, Cao Tôn lại làm ngược lại. Bằng cách phá nỗ lực của tể tướng Lí Cương, ông đã chuyển từ chiến thuật chủ động sang chiến thuật bị động. Ngoài ra những nhân tài cũng bị thay thế bởi những người thiếu khả năng. Trong khi đó quân Kim tiếp tục tấn công vùng phía Nam sông Dương Tử. Hoàng đế Cao Tôn phải nghị hòa với quân Kim, chấp nhận triều cống.

           Sau khi xuất hiện quân Mông Cổ, ba lực lượng ở phía Bắc là Mông Cổ, Tây Hạ và Kim luôn đấu đá lẫn nhau. Lẽ ra đây là cơ hội để nhà Nam Tống bành trướng trở lại. Thế nhưng với chiến thuật thủ thế, vua Tống không hề hành động. Đến khi quân Kim bị đánh bại, nhà Tống lại cầu hòa với quân Mông Cổ mà không biết rằng họ còn nguy hiểm hơn cả quân Kim. Chẳng bao lâu sau khi thôn tính được quân Kim, Mông Cổ bắt đầu để mắt tới nhà Tống. Năm 1276, quân Mông Cổ chiếm được Lâm An, chấm dứt triều đại Nam Tống.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2291-02-633504991164110000/Lich-su/Nha-Tong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận