Tài liệu: Trung Quốc - Ngũ đại và thập quốc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

(Từ năm 907 đến năm 960)\r\nĐế quốc hùng mạnh đã tồn tại từ năm 618 dưới triều đại nhà Đường cuối cùng đã sụp đổ vào năm 907\r\n
Trung Quốc - Ngũ đại và thập quốc

Nội dung

NGŨ ĐẠI VÀ THẬP QUỐC

(Từ năm 907 đến năm 960)

Đế quốc hùng mạnh đã tồn tại từ năm 618 dưới triều đại nhà Đường cuối cùng đã sụp đổ vào năm 907. Qua sự suy thoái do không biết cai trị, những nhiễu loạn trong triều chính và sự nhũng lạm về kinh tế, Toàn Trung đã sai bộ hạ ám sát vua Chiêu Tôn, đưa Ai đế lên, rồi sau đó lại ép Ai đế nhường ngôi cho mình. Toàn Trung lên ngôi, làm vua nhà Hậu Lương.

Trong suốt 50 năm sau đó, đất nước Trung Quốc bị chia xẻ Miền Bắc được cai trị bởi 5 triều vua chỉ tồn tại ngắn ngủi. Miền Nam thì bị chia thành 10 nước nhỏ. Do đó các sử gia gọi thời kỳ này là Ngũ đại và Thập quốc. Trong nửa thế kỷ này, đất nước lâm vào cảnh yếu kém, chiến tranh và suy thoái. Chỉ có một sự việc nổi bật là sự phát triển của nghề in.

Năm triều đại ở miền Bắc gồm có Hậu Lương (907 - 923), Hậu Đường (923 - 936), Hậu Tấn (936 - 946), Hậu Hán (947 - 950) và Hậu Chu (951 - 960). Trong suốt thời kỳ này quân sự được mở rộng, chiến tranh liên tục và hành chính thay đổi.

Mười nước ở miền Nam gồm có Ngô, Nam Đường, Ngô Việt, Sở, Mân, Nam Hán, Nam Bình, Tiền Thục, Hậu Thục và Bắc Hán. So với Ngũ đại ở miền Bắc, những nước này có tình trạng ổn định hơn nhiều. Tất cả những nước này đều ở phía Nam, một vị trí tránh xa được những xung đột ở vùng Trung nguyên. Mặc dù nước Tiền Thục có thời gian cai trị ngắn nhất, 34 năm, nhưng vẫn dài gấp đôi triều Hậu Lương ở miền Bắc, một triều đại kéo dài nhất trong năm triều đại. Trong số mười nước ở miền Nam, nước Ngô Việt tồn tại lâu nhất với thời gian 85 năm. Sự ổn định này đã thu hút người dân vùng Trung nguyên kéo xuống Thập quốc, mang theo sự tinh xảo và kiến thức nghề nghiệp của họ. Chính điều này đã giúp miền Nam phát triển về nông nghiệp, công nghệ sản xuất và buôn bán.

Một phát kiến quan trọng trong thời kỳ này là việc sử dụng tiền giấy. Điều này đã làm phát triển một dạng hệ thống ngân hàng, từ đó phát triển mậu dịch. Với sự phát triển của nghề in, các bộ sách của Khổng Tử đã được Viện Hàn lâm Hoàng gia xuất bản. Đồ gốm và nghề vẽ tranh cũng phát triển trong thời kỳ này. Từ năm 955, đạo Phật ở phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề. Để tránh tình trạng nhiều thanh niên vào chùa tu để trốn lính, khoảng hơn 30.000 chùa chiền đã bị thế tục hoá và sư sãi phải ra đi. Trong khi đó đạo Lão lại được giới cầm quyền và giới quý tộc trọng vọng.

Đến năm 960 tướng Triệu Khuông Dẫn tiến hành một cuộc bạo loạn và lên ngôi, lập ra nhà Tống. Trong suốt hai mươi năm mọi nỗ lực đã được đặt ra nhằm thống nhất đất nước. Lần lượt từng nước trong Thập quốc qui hàng theo Tống, và cùng với sự sụp đổ của miền Bắc, Trung Quốc đã lại tái thống nhất.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2291-02-633504987364891250/Lich-su/Ngu-dai-va-thap-quoc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận