Tài liệu: Trung Quốc - Sơ lược về địa lý Trung Quốc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Tọa lạc ở vùng Đông Nam của lục địa Á - Âu, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có biên giới đất và nước hơn 20.000 km, và bờ biển 18.000 km, với tổng diện tích 9,6 triệu km2, chỉ sau Nga và Canada
Trung Quốc - Sơ lược về địa lý Trung Quốc

Nội dung

SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA LÝ TRUNG QUỐC

Tọa lạc ở vùng Đông Nam của lục địa Á - Âu, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có biên giới đất và nước hơn 20.000 km, và bờ biển 18.000 km, với tổng diện tích 9,6 triệu km2, chỉ sau Nga và Canada. Lãnh thổ này trải dài trên hơn 50 vĩ tuyến từ Bắc xuống Nam, bao trùm cả vùng vành đai xích đạo, vùng nhiệt đới. vùng cận nhiệt đới, vùng ôn đới và vùng hàn đới. Và từ Đông sang Tây, Trung Quốc bao trùm 62 kinh tuyến, có các vùng rừng, đồng cỏ, sa mạc, đồng bằng, đất đồi và đất núi.

Trung Quốc có chung biên giới với Việt Nam, Lào, Miến Điện, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Paklstan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyz San, Kazakhastan, Nga, Mông Cổ và Bắc Triều Tiên.

Đất nước này có thể chia thành 8 vùng:

l. Trên cùng là vùng cao nguyên Tây Tạng và Thanh Hải Tây Nam. Cao nguyên Tây Tạng cao trung bình 4.500 m so với mặt biển. Do đó nó được ví như “Mái nhà của thế giới”. Ở vành đai phía Nam của cao nguyên này là dãy Hi Mã Lạp Sơn, với các đỉnh cao trung bình 6.000 m, trong đó đỉnh Everest cao trên 8.000 m.

2. Vùng cao Mông Cổ bao gồm phía Đông sa mạc Ordos, phía Nam sa mạc Gô bi và vùng đất lõm Turpan (Thổ Lỗ Phiên) (khoảng 170 m dưới mặt nước biển). Vùng này cũng có lưu vực Tarim (Tháp Lý Mộc) là lưu vực rộng nhất thế giới, sa mạc Taklamakan (lớn nhất Trung Quốc) và hồ nước mặn lớn Trung Quốc.

3. Vùng cao biên giới Nội Mông bao gồm vùng đất thấp Gô bi và cùng đất thấp phía Đông, phân biệt bởi địa hình gồ ghề, trong khi vùng phía Nam có đất hoàng thổ do gió bồi đắp.

4. Vùng cao nguyên phía Đông bao gồm bán đảo Sơn đông và khu vực bờ biển Đông Bắc. Vùng này có nhiều đồi và chứa nhiều than.

5. Vùng đất thấp phía Nam tốt nhất cho nông nghiệp. Ba đồng bằng trong vùng này là đồng bằng Manchurian giàu than và sắt, đồng bằng Bắc Trung Quốc giàu lúa mì mặc dù hay bị lụt lội, và khu thung lũng sông Dương Tử với đất bằng và nhiều mưa, bao gồm cả các vùng châu thổ Nam Kinh, Thượng Hải và Hàng Châu.

6. Vùng cao Trung tâm, tọa lạc giữa vùng thấp phía Đông và cao nguyên Tây Tạng, có độ cao dưới 1.000 m trên mặt biển.

7. Vùng lưu vực Tứ Xuyên, với khí hậu ôn hòa và thời tiết thuận lợi cho cây cối, là vùng đất tốt cho nông nghiệp.

8. Vùng cao phía Nam bao trùm phía Đông Nam Trung Quốc và Hải Nam. Ở đây khu vực bằng phẳng duy nhất là vùng châu thổ sông Châu Giang ở Quảng Châu. Tất cả 14 đỉnh cao nhất thế giới đều ở Trung Quốc, mỗi đỉnh đều trên 8.000 m so với mặt biển. Hầu hết các con sông ở Trung Quốc đều chảy từ Tây sang Đông, đổ vào Thái Bình Dương, ngoại trừ vài con sông ở phía Tây Nam là chảy về hướng Nam. Băng và tuyết tan ra từ các đỉnh núi ở phía Tây Trung Quốc và ở cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng là nguồn nước chính cho những con sông lớn nhất trong nước như Đương Tử, Hoàng Hà, Mê kông và Salween (Nộ Giang).




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2292-02-633505023920047500/Dia-ly/So-luoc-ve-dia-ly-Trung-Quoc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận