Tài liệu: Trung Quốc - Văn thơ cổ

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trung Quốc có cả một kho văn học cổ điển từ thời nhà Chu, kể cả những tác phẩm kinh điển của Khổng Tử. Trong số những tác phẩm kinh điển quan trọng nhất của Trung Quốc phải kể đến bộ Kinh Dịch.
Trung Quốc - Văn thơ cổ

Nội dung

VĂN THƠ CỔ

            Trung Quốc có cả một kho văn học cổ điển từ thời nhà Chu, kể cả những tác phẩm kinh điển của Khổng Tử. Trong số những tác phẩm kinh điển quan trọng nhất của Trung Quốc phải kể đến bộ Kinh Dịch. Kinh Thi là một quyển thơ gồm 305 bài được chia thành 3 phần: Phong là những bài ca dao dân gian. Nhã gồm những bài dùng trong các trường hợp quan trọng ở miếu đường, Tụng gồm những bài ca khen các vua đời trước. Kinh Thư là tuyển tập các bài và các lời phát biểu tương truyền là của các vua quan đời Chu và các đời trước. Kinh Lễ gồm những bài dùng để tế lễ ở cung đình. Quyển Xuân Thu là tập sách ghi chép lịch sử nước Lỗ, có lẽ do Khổng Tử viết ra. Quyển Luận Ngữ gồm các câu châm ngôn của Khổng Tử, do các môn đệ của ông ghi chép lại.

            Trong số những tập thơ cổ nhất và có ảnh hưởng sâu đậm nhất có quyển Sở Từ của Khuất Nguyên. Những bài trong tập thơ này có màu sắc lãng mạn và được viết theo một phong cách khác với Kinh Thi. Trong triều đại nhà Hán, lối thơ này phát triển thành phú, một loại thơ có vần điệu, chỉ trừ đoạn dẫn nhập và đoạn kết thúc là bằng văn xuôi. Thời kỳ phân rã sau đời nhà Hán thịnh hành lối thơ lãng mạn chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi Lão giáo.

            Thơ kinh điển đạt đến đỉnh điểm của nó vào thời nhà Đường, với loại thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt nổi tiếng. Hai nhà thơ gạo cội của thời này là Lý Bạch và Đỗ Phủ. Lý Bạch nổi tiếng với những vần thơ lãng mạn, trong khi Đỗ Phủ được coi như nhà đạo đức Khổng giáo với ý thức rất mạnh về bổn phận đối với xã hội. Một nhà thơ khác nổi tiếng vào cuối đời Đường là Bạch Cư Dị với những vần thơ phê phán xã hội đầy cảm xúc.

            Văn đời Đường không chuộng kiểu hoa mỹ bề ngoài mà chuộng hình thức đơn giản nhưng đầy sức thuyết phục dựa trên nền tảng của những tác phẩm từ đời Hán và những đời trước. Một  người theo trường phái này, mà ảnh hưởng của ông ta còn tồn tại đến 800 năm sau, đó là Hàn Dũ. Ông là một nhà văn bậc thầy với chủ trương trở lại với học thuyết chính thống của Khổng Tử.

            Tiểu thuyết đã trở nên phổ biến vào sau thế kỷ thứ 14, mặc dù nó không được trọng vọng ở cung đình. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất được viết vào thế kỷ thứ 18 là cuốn Hồng Lâu Mộng. Đây là một bán tự truyện của một nhân vật quý tộc đang ở thời kỳ sa sút, được sinh viên Trung Quốc coi là tuyệt phẩm trong thể loại này.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2294-02-633505189399891250/Van-hoa---Xa-hoi/Van-tho-co.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận