Tài liệu: Vì sao máy tính phải có bộ nhớ bên trong?

Tài liệu
Vì sao máy tính phải có bộ nhớ bên trong?

Nội dung

VÌ SAO MÁY TÍNH PHẢI CÓ BỘ NHỚ BÊN TRONG?

 

Máy tính do bộ xử lí trung ương và bộ nhớ bên trong cấu thành. Khi bộ xử lí trung ương vận hành, trước tiên cần phải có số liệu; Sau khi vận hành hoàn tất cần phải lưu lại dữ liệu. Tốc độ vận hành của bộ xử lý trung ương rất nhanh, nó yêu cầu bộ phận lưu trữ cũng phải vận hành thật nhanh như thế. Nếu bộ phận lưu trữ vận hành chậm, bộ phận xử lí trung ương sẽ phải ngừng lại để chờ. Như vậy, tính ưu việt về khả năng xử lý con số nhanh cũng không còn có thể phát huy được nữa. Bộ nhớ bên trong là nơi cất giữ thông tin của bộ xử lí trung ương. Bộ nhớ bên trong cũng được gọi là bộ nhớ chính, thời gian lưu trữ mất khoảng 0,05 - 0,2 phần triệu giây, nó có thể thoả mãn được nhu cầu lấy và cất thông tin của bộ phận xử lí trung ương.

Ngày nay, bộ phận ghi nhớ bên trong được làm bằng chất bán dẫn điện. Người ta thường quen gọi bộ phận ghi nhớ bên trong là RAM - bộ phận lưu trữ lấy tin bất cứ lúc nào, những thông tin và con số trong bộ phận này có thể lấy ra và lưu vào bất kỳ lúc nào, nhưng sau khi tắt nguồn điện, các con số và thông tin cũng theo đó mất đi. Chỉ đọc phần lưu RAM là một loại khác của bộ phận ghi nhớ bên trong, dung lượng của nó trong máy tính nhỏ hơn so với bộ phần lưu trữ lấy tin bất cứ lúc nào.

Khi khách hàng mua máy tính, thường quan tâm đến số lượng và chất lượng của RAM nó đã là một trong những tiêu chuẩn để ước lượng tính năng của máy. Nếu như máy tính thời kỳ đầu, dung lượng lưu trữ thông tin chỉ chiếm 640KB (1KB =1024B), máy tính sản xuất năm 1998, lượng lưu trữ thường là 64 MB (1MB = 1024KB); Tốc độ lưu trữ yêu cầu của nó là 0,01 phần triệu giây.

Trong bộ phận xử lí trung ương còn có một bộ phận nữa gọi là gửi tồn, thường thì không gọi bộ phận này là bộ phận ghi nhớ bên trong. Bộ phận này trong bộ phận xử lí trung ương làm nhiệm vụ vận chuyển và bảo tồn thông tin, tốc độ bảo tồn của nó cũng nhanh. Nhưng số lượng gửi tồn này quá nhỏ nên chỉ có thể bảo tồn được một ít thông tin và làm trung gian vận chuyển tạm thời một số kết quả.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/211-26-633371140377084773/Cong-nghe-thong-tin/Vi-sao-may-tinh-phai-c...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận