Tài liệu: Vì sao nhiều cây sống ở hoang mạc lại phồng mọng lên?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Một phương pháp khác để tồn tại được ở hoang mạc, đó là tích trữ nước.
Vì sao nhiều cây sống ở hoang mạc lại phồng mọng lên?

Nội dung

Vì sao nhiều cây sống ở hoang mạc lại phồng mọng lên?

Một phương pháp khác để tồn tại được ở hoang mạc, đó là tích trữ nước.

Nhiều loài cây ở sa mạc tích trữ nước ở thân và lá. Bạn có biết rằng tất cả các thân cây xương rồng ở Bắc Mỹ phồng lên? Lá hoặc thân cây phồng lên (''nhiều thịt'' để tích trữ nước). Sau một trận mưa rào, một cây xương rồng có thể tăng đường kính gấp đôi. Để tránh mất nước khi thoát hơi, cây xương rồng không có lá nhưng chúng lại có gai, những chiếc gai này bảo vệ cây khỏi sự tấn công của động vật.

Những cây khác sống ở hoang mạc tích trữ nước ở lá. Cây thùa là một loài hoa hồng nhỏ, có lá nhọn và cứng.

Nhiều loại cây thân bụi trút lá trong mùa khô, và đến mùa mưa, những mầm mới lại xuất hiện. Loài xương rồng vợt (figuier de Barbarie) đôi khi trụi cả đầu nhọn thân cây. Bộ rễ của thực vật sống ở hoang mạc thường rất dài. Đó tà trường hợp của xương rồng, rễ của một số loài xương rồng có chiều dài hơn 5 mét so với thân. Rễ loài đậu khoang (prosopis) cắm sâu hơn 30 mét để tìm nước.

Một loài cây lạ khác: bụi créosote. Bộ lá của chúng quắt lại vào mùa khô nhưng lại hồi sinh sau mùa mưa. Hơn nữa, trong rễ của chúng tiết ra một chất độc. Vì vậy những loài cây khác không thể đến lấy nước của chúng.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2794-26-633547385816102500/Dong-vat---Thuc-vat/Vi-sao-nhieu-cay-song...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận