Tài liệu: Vì sao phái đẹp xa lánh khoa học

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Các cô gái trẻ từ chối làm việc trong lĩnh vực toán học, khoa học vì họ coi đó là những nghề cô độc, chứ không phải công việc có tính xã hội, một nhà tâm lý của Đại học Michigan, Mỹ cho biết.
Vì sao phái đẹp xa lánh khoa học

Nội dung

Vì sao phái đẹp xa lánh khoa học

Các cô gái trẻ từ chối làm việc trong lĩnh vực toán học, khoa học vì họ coi đó là những nghề cô độc, chứ không phải công việc có tính xã hội, một nhà tâm lý của Đại học Michigan, Mỹ cho biết.

 “Để tăng cường số phụ nữ làm công tác khoa học, cần giúp các cô gái quan tâm tới những lĩnh vực này. Điều đó có nghĩa là phải khiến họ nhận thức rằng khoa học là một công việc có tính cộng đồng và giúp đỡ mọi người Jacquelynne Eccles, một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Xã hội và Viện Nghiên cứu Phụ nữ và Giới tính tại ĐH Michigan cho biết.

Eccles đã thu thập dữ liệu từ nhiều nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, do các cơ quan và tổ chức khác nhau thực hiện. Một trong số đó là nghiên cứu do chính bà thực hiện từ năm 1983, trên khoảng 1.200 người chủ yếu là các nam nữ công nhân trẻ từ giai đoạn niên thiếu đến khi trường thành. Cuội phỏng vấn gần đây nhất được thực hiện năm 2002 khi những người tham gia đã 30 tuổi.

Nghiên cứu tìm thấy rằng thiên hướng nghề nghiệp của các cô gái rất ít liên quan đến năng lực của họ thể hiện qua bảng điểm và ý kiến của cả cha mẹ lẫn thầy cô giáo.

Ngược lại, chính thông điệp mà bố mẹ cung cấp cho con gái đã quyết định đến niềm tin của chúng về khả năng toán học và khoa học của mình, cũng như hứng thú theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Mặc dù con gái có điểm số môn toán cao hơn con trai, cha mẹ các bé gái lại thường thông báo rằng toán học là môn khó khăn đối với con họ hơn là cha mẹ của các cậu bé, “ngay cả khi các thầy cô nhận định điều đó không đúng”.

“Các bậc phụ huynh cũng đưa ra những lý do rất khác nhau cho sự thành công về toán học ở con trai và con gái. Cha mẹ bé trai đánh giá trí thông minh và sự chăm chỉ là như nhau, trong khi phụ huynh của các bé gái lại cho rằng chăm chỉ quan trọng hơn trí thông minh”, Eccles nói.

Eccles và cộng sự phân tích sự khác biệt giới tính trong các chuyên ngành đại học và nghề nghiệp. Họ tìm thấy các cô gái trẻ đánh giá cao những nghề linh hoạt và không yêu cầu phải đi xa nhà, trong khi các chàng trai không đặt nặng vấn đề đó. Các cô gái cũng thích những công việc có sự tham gia tập thể. Ngoài ra, mặc dù sinh viên nữ có điểm số ở đại học cao hơn các bạn khác giới, nhưng các sinh viên nam lại được đánh giá cao hơn về toán, khoa học và khả năng trí tuệ nói chung. Họ cũng thích những công việc quản lý hoặc giám sát người khác.

“Để cải thiện niềm tin của các cô gái, chúng ta cần chỉ cho họ thấy rằng các nhà khoa học làm việc theo nhóm, giải quyết vấn đề trong sự hợp tác. Và rằng nhà khoa học là những người ở vị trí duy nhất để giúp người khác”.

Eccles kết luận: “Chúng ta đã rất dở khi kể sai cho con cái mình nghe về các nhà khoa học. Lớp trẻ tưởng tượng họ là những ông già kỳ cục với bộ tóc hoang dã, thuốc lá phì phèo trên môi, trầm tư suốt ngày và cô độc. Nói chung là nghĩ đến Einstein. Chúng ta cần thay đổi hình ảnh đó và cung cấp cho lớp trẻ một cái nhìn toàn diện hơn, giàu sắc thái hơn về các nhà khoa học, những gì họ làm và cách thức mà họ làm điều đó”.

(Theo Newswise)




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4701-26-633945836620661250/The-gioi-dieu-ky/Vi-sao-phai-dep-xa-lanh-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận