Tài liệu: Văn minh tinh thần

Tài liệu
Văn minh tinh thần

Nội dung

VĂN MINH TINH THẦN

Văn minh là tiêu chí đánh dấu mức độ khai hoá và tiến bộ của xã hội loài người, là tên gọi chung những của cải vật chất và thành quả tinh thần do loài người sáng tạo ra. Văn minh nói lên trình độ khai hoá và phát triển của một thời  đại, một quốc gia, một dân tộc và của cả xã hội loài người.

Văn minh bao gồm cả hai phương diện: văn minh vật chất và văn minh  tinh thần. Văn minh vật chất chỉ mọi của cải vật chất do loài người sáng tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử, như công xưởng, máy móc, cửa hàng, trường  học, nhà ở, xe ô tô v.v.. . , tức là các loại tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt. Văn minh tinh thần chỉ những của cải tinh thần được sáng tạo ra trong tiến trình  phát triển của xã hội loài người, bao gồm giáo dục, khoa học, tri thức văn hoá tư tưởng, chính trị, đạo đức của con người v.v. . .

Sự phát triển của văn minh liên quan chặt chẽ với các hình thái xã hội khác nhau trong tiến trình phát triển lịch sử của loài người. Văn minh tinh thần  của loài người cũng giống như dòng sông lịch sử, từ hôm qua chảy tới hôm nay,  từ hôm nay chảy tới ngày mai. Do đó, trong những hình thái xã hội khác nhau, văn minh tinh thần có những đặc điểm không giống nhau.

Xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa phải được coi là một nhiệm vụ chiến lược trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó được chia thành hai loại lớn: việc xây dựng đạo đức tư tưởng và việc xây dựng giáo dục, văn hóa khoa học, bao việc nâng cao nâng cao sự tu dưỡng văn hóa khóa học, đạo đức tư tưởng, năng lực tư duy và thế giới tinh thần...của cá nhân và việc cải tạo, phát triển đời sống tinh thần, phong tục tập quán của xã hội.

Nhiệm vụ cơ bản của việc xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa là bồi dưỡng đào tạo những công dân xã hội chủ nghĩa có lý tưởng, có đạo đức,  có văn hóa, có kỷ luật, phù hợp với đòi hỏi của công cuộc xây dựng hiện đại hoá  xã hội chủ nghĩa; là nâng cao những tố chất tư tưởng đạo đức và tố chất văn hoá  khoa học của dân tộc.

Trong việc xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa, chúng ta không những phải kế thừa những truyền thống tốt đẹp của nước mình mà còn phải chú ý học tập những cái tiên tiến của nước ngoài, kết hợp với thực tế trong nước, thông qua kiểm nghiệm mà vận dụng, phát huy.

Trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, văn minh vật chất cung cấp cho văn minh tinh thần những điều kiện vật chất và kinh nghiệm thực tiễn để nó phát triển; ngược lại, văn minh tinh thần tạo là động lực tinh thần, sức mạnh trí  tuệ, giúp văn minh vật chất phát triển và là một bảo đảm tư tưởng giúp cho văn minh vật chất phát triển đúng hướng. Hai bình diện đó hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau, đồng thời với việc xây dựng văn minh tinh thần, phải xây dựng văn minh vật  chất phát triển cao.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/956-02-633371172793959773/Van-minh-tinh-than/Van-minh-tinh-than.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận