Không thực hiện việc giảm vốn điều lệ đối với công ty TNHH một thành viên. Trong trường hợp tăng vốn: - Các cổ đông (hoặc thành viên) dự kiến sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của DNBH sau khi tăng vốn phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 và Điều 5 thông tư 124/2012/TT-BTC; - Tăng vốn điều lệ bằng phương thức phát hành cổ phiếu ra công chúng, sau khi được chấp thuận về nguyên tắc, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện phát hành quy định của Luật Chứng khoán Trong trường hợp giảm vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp): Phương án giảm vốn phải đảm bảo khả năng thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.
Văn bản đề nghị được thay đổi mức vốn điều lệ (vốn được cấp)
Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền về việc thay đổi mức vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp)
Phương án tăng vốn điều lệ (vốn được cấp) xác định rõ: - Nhu cầu tăng vốn và việc sử dụng vốn; - Hiệu quả kinh doanh trên cơ sở vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp) mới; - Khả năng quản trị, năng lực quản lý, giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nước ngoài đối với quy mô vốn và quy mô hoạt động tăng lên tương ứng; - Tính khả thi của phương án tăng vốn: tổng mức vốn tăng thêm, phương thức và thời hạn huy động vốn
Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) dự kiến sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi tăng vốn và tài liệu chứng minh các cổ đông (hoặc thành viên) này đáp ứng điều kiện quy định.
Phương án giảm vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp) phải chứng minh được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.
Các bước
Tên bước
Mô tả bước
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nộp hồ sơ cho Bộ Tài chính
Mô tả bước
Bộ Tài chính xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị;
Mô tả bước
Bộ Tài chính có văn bản trả lời doanh nghiệp, chi nhánh