Thủ tục hành chính: B-BXH-216908-TT

Giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nay tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
Bảo hiểm Xã hội Việt nam

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

Luật Bảo hiểm xã hội

Văn bản qui định

Quyết định số 777/QĐ-BHXH ng...

Yêu cầu

Nội dung Văn bản qui định
Đối với người bị tai nạn lao động:
- Người lao động đang đóng BHXH bắt buộc;
- Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc bao gồm:
+ Tai nạn xảy ra trong lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công;
+ Tai nạn trong thời gian ngừng việc giữa giờ do nhu cầu sinh hoạt đã được chế độ, nội quy quy định như vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Tai nạn trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, trong thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.
- Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động mà các công việc đó gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động được phân công.
- Bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- Có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
- Người lao động bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật.

Quyết định số 777/QĐ-BHXH ng...
) Đối với người bị mắc bệnh nghề nghiệp
- Người lao động tham gia BHXH bắt buộc;
- Bị bệnh thuộc danh mục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Y tế ban hành;
- Người lao động làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
- Có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
- Người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng bệnh tật.
Quyết định số 777/QĐ-BHXH ng...

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
- Đối với trường hợp bị tai nạn lao động:
+ Sổ bảo hiểm xã hội (01 bản chính);
+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (Mẫu số 05A-HSB, bản chính);
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động (bản chính).
+ Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) đối với trường hợp điều trị nội trú;
+ Biên bản tai nạn giao thông đối với trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
+ Hộ khẩu thường trú (bản sao có chứng thực) hoặc Giấy đăng ký tạm trú (bản sao có chứng thực) đối với trường hợp bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc;
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính);
+ Trường hợp được cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt hoặc dụng cụ chỉnh hình thì có thêm Chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên phù hợp với tình trạng thương tật do tai nạn lao động (bản chính), chứng từ lắp mắt giả (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) đối với trường hợp có chỉ định lắp mắt giả và vé tàu, xe đi và về (nếu có).
- Đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp:
+ Sổ bảo hiểm xã hội (01 bản chính);
+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động (Mẫu số 05A-HSB, bản chính);
+ Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại trong thời gian quy định do cơ quan có thẩm quyền lập (bản sao có chứng thực). Trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người có bản trích sao biên bản (bản trích sao);
+ Giấy ra viện đối với (bản chính hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao được chứng thực) hoặc Giấy khám bệnh nghề nghiệp hoặc Phiếu hội chẩn bệnh nghề nghiệp (bản chính hoặc bản sao được chứng thực) đối với trường hợp không điều trị nội trú;
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (bản chính);
+ Trường hợp được cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt hoặc dụng cụ chỉnh hình thì có thêm Chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên phù hợp với tình trạng bệnh tật do bệnh nghề nghiệp (bản chính), chứng từ lắp mắt giả (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) đối với trường hợp có chỉ định lắp mắt giả và vé tàu, xe đi và về (nếu có).

Các bước

Tên bước
Bước 1:

Mô tả bước

Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nộp hồ sơ ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ dưới đây.

Bước 2:

Mô tả bước

Người SDLĐ tập hợp hồ sơ từ người lao động, hoàn thiện hồ sơ theo quy định để nộp cho tổ chức BHXH nơi người SDLĐ đóng BHXH
Bước 3:

Mô tả bước

- BHXH cấp huyện tiếp nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động chuyển BHXH cấp tỉnh, thành phố; nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH cấp tỉnh, thành phố để trả cho người sử dụng lao động (02 bộ, trong đó có 01 bộ của người lao động).
- BHXH cấp tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ từ BHXH cấp huyện hoặc từ người sử dụng lao động; giải quyết và trả hồ sơ đã giải quyết cho BHXH cấp huyện hoặc người sử dụng lao động (02 bộ, trong đó có 01 bộ của người lao động).

Kết quả của việc thực hiện

Quyết định hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng hoặc một lần do giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động và Quyết định cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).
Tất cả
15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa
BHXH cấp tỉnh
BHXH cấp tỉnh
B-BXH-216908-TT

02 bộ đối với trường hợp sau giám định tổng hợp được hưởng trợ cấp hàng tháng; 01 bộ đối với trường hợp sau giám định tổng hợp được hưởng trợ cấp một lần.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản quy định
Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động (Mẫu số 05A-HSB) Quyết định số 777/QĐ-BHXH ng...

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/bao_hiem_xa_hoi_viet_nam/b_bxh_216908_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận