- Tuổi đời: + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi làm việc trong điều kiện bình thường; nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; + Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên (có đủ 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại thì không phụ thuộc tuổi đời) và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. + Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. + Có đủ 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời). + Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (không phụ thuộc tuổi đời). + Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi có đủ 15 năm trở lên làm công việc khai thác than trong hầm lò.
- Quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí của người sử dụng lao động (bản chính);
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính) đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
- Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền cấp (bản chính hoặc bản sao được chứng thực) đối với trường hợp người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
- Trường hợp người lao động nghỉ hưu thuộc đối tượng dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước hoặc thuộc đối tượng tinh giản biên chế thì nộp thêm 01 bản sao (được chứng thực) Danh sách người lao động thuộc đối tượng dôi dư hoặc tinh giản biên chế nghỉ hưu được cấp có thẩm quyền phê duyệt (01 bản dùng chung cho cả đợt giải quyết chế độ hưu trí của người SDLĐ trong đơn vị).
Các bước
Tên bước
Bước 1:
Mô tả bước
Người sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định cho BHXH cấp huyện hoặc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố (theo phân cấp thu BHXH để thực hiện); nhận lại hồ sơ đã giải quyết từ BHXH cấp huyện hoặc BHXH cấp tỉnh, TP để giao cho người lao động.
Bước 2:
Mô tả bước
- BHXH cấp huyện tiếp nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, chuyển BHXH cấp tỉnh, thành phố; nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH cấp tỉnh, thành phố, trả cho người sử dụng lao động để trao cho người lao động. - BHXH cấp tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ từ BHXH cấp huyện hoặc từ người sử dụng lao động; giải quyết; trả hồ sơ đã giải quyết cho BHXH cấp huyện hoặc người sử dụng lao động để trao cho người lao động.