- Người chết là người tham gia BHXH tự nguyện hoặc có đóng BHXH bắt buộc chưa đủ 15 năm hoặc đã đủ 15 năm trở lên nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hàng tháng hoặc người bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Thân nhân gồm: Con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng; người khác mà người tham gia BHXH có trách nhiệm nuôi dưỡng.
- Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử hoặc Quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết (bản sao được chứng thực);
- Tờ khai của thân nhân người chết (Mẫu số 09A-HSB, bản chính);
- Đối với trường hợp chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có thêm Biên bản Điều tra tai nạn lao động (bản chính), trường hợp tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì kèm theo Biên bản tai nạn giao thông (bản sao được chứng thực) hoặc Bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp (bản sao được chứng thực);
Các bước
Tên bước
Bước 1:
Mô tả bước
Người sử dụng lao động hướng dẫn thân nhân của người chết lập Tờ khai của thân nhân người chết (Mẫu số 09A-HSB); tiếp nhận hồ sơ từ thân nhân của người chết; lập hồ sơ theo quy định nộp cho BHXH cấp huyện hoặc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố (theo phân cấp thu BHXH); nhận lại hồ sơ đã giải quyết từ BHXH cấp huyện hoặc BHXH cấp tỉnh, thành phố để giao cho thân nhân người lao động.
Bước 2:
Mô tả bước
- BHXH cấp huyện tiếp nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, chuyển BHXH cấp tỉnh, thành phố; nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH cấp tỉnh, thành phố để trả cho người sử dụng lao động. - BHXH cấp tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ từ BHXH cấp huyện hoặc từ người sử dụng lao động; giải quyết; trả hồ sơ đã giải quyết cho BHXH cấp huyện hoặc người sử dụng lao động.