+ Người có bằng, chứng chỉ chuyên môn đã hết hạn sử dụng nhưng chưa quá 12 tháng kể từ ngày 31/12/2012, có tên trong sổ cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn của cơ quan cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn thì được dự thi, kiểm tra lại lý thuyết để được cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn. + Người có bằng, chứng chỉ chuyên môn đã hết hạn sử dụng trên 12 tháng tháng kể từ ngày 31/12/2012, có tên trong sổ cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn của cơ quan cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn thì được dự thi, kiểm tra lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn. + Người có bằng, chứng chỉ chuyên môn quá hạn sử dụng theo quy định bị mất, có tên trong sổ cấp bằng của cơ quan cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 06 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì được dự thi lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại bằng, chứng chỉ chuyên môn. + Người có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hoặc chứng chỉ khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng do các Bộ, ngành Việt Nam cấp; người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú tại nước ngoài có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng do nước ngoài cấp, nếu có nhu cầu làm việc trên các phương tiện thủy nội địa thì phải làm thủ tục chuyển đổi sang bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn tương ứng. Các trường hợp đổi sang bằng thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa phải dự sát hạch môn pháp luật giao thông đường thủy nội địa.
Hồ sơ
Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị (Phụ lục 5);
Hai (02) ảnh màu cỡ 3 x 4 cm;
Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
Bản sao có chứng thực của UBND cấp xã hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu. bằng liên quan hoặc bản dịch công chứng sang tiếng Việt (đối với bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng do nước ngoài cấp).
Các bước
Tên bước
Bước 1:
Mô tả bước
Cá nhân có nhu cầu học, thi lấy bằng Thuyền trưởng, máy trưởng gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Cơ sở dạy nghề.
Bước 2:
Mô tả bước
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Cơ sở dạy nghề: Kiểm tra, nếu thành phần hồ sơ chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu nộp trực tiếp) hoặc trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do đồng thời hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu gửi qua đường bưu điện). Hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận, cấp giấy hẹn ngày nhập học, ngày dự thi. Chuyển hồ sơ cho phòng Đào tạo.
Bước 3:
Mô tả bước
Phòng đào tạo: Tổ chức dạy học, kiểm tra; báo cáo theo quy định của Quy chế. Chuyển kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.Sở Giao thông Vận tải.
Bước 4:
Mô tả bước
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Giao thông Vận tải: Tiếp nhận hồ sơ; chuyển phòng Quản lý người lái.
Bước 5:
Mô tả bước
Phòng Quản lý Người lái: Kiểm tra hồ sơ, nếu không đủ theo quy định trả lời bằng văn bản nêu rõ, đồng thời hướng dẫn cơ sở đào tạo bổ sung, chỉnh sửa. Hồ sơ đạt thì làm thủ tục giới thiệu đến Hội đồng thi. Căn cứ kết quả được Hội đồng thi công bố, Phòng Quản lý người lái làm thủ tục trình Ban Lãnh đạo Sở cấp bằng thuyền trưởng , máy trưởng cho người đạt kết quả kỳ thi. Chuyển kết quả về Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.
Bước 6:
Mô tả bước
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cho cơ sở dạy nghề cấp bằng cho thí sinh trúng tuyển hoặc gửi kết quả qua đường bưu điện.
Bước 7:
Mô tả bước
Cơ sở dạy nghề cấp bằng cho người trúng tuyển.
Kết quả của việc thực hiện
Bằng
Cá nhân
10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định công nhận trúng tuyển.