+ Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; có địa hình, thủy văn ổn định, bảo đảm cho phương tiện ra vào an toàn thuận lợi. Trường hợp bến nằm trong khu vực cấm xây dựng, có thể được sử dụng tạm thời nếu được cơ quan có thẩm quyền quản lý chuyên ngành đối với khu vực cấm xây dựng đó chấp nhận bằng văn bản. + Vùng nước bến không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền. + Kết cấu bến phải bảo đảm an toàn; luồng vào bến (nếu có) phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật luồng đường thủy nội địa theo quy định. + Lắp đặt báo hiệu đường thủy địa theo quy định. + Thiết bị xếp dỡ (nếu có) phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu, sức chịu lực của Bến (đối với bến hàng hóa). + Bến chuyên xếp dỡ hàng nguy hiểm phải thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đối với xếp dỡ hàng nguy hiểm. + Có cầu cho hành khách lên xuống an toàn, thuận tiện; có nơi chờ, nội quy bến và bảng niêm yết giá vé; ban đêm có đèn chiếu sáng cho hành khách lên xuống (đối với bến hành khách).
Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa (mẫu số 3);
Bản sao có chứng thực của UBND cấp xã Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng sử dụng đất theo quy định của pháp luật có kèm theo bản vẽ khu đất;
Bản chính sơ đồ vùng nước bến và luồng vào bến (nếu có) do chủ bến tự lập hoặc do đơn vị tư vấn lập;
Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện và giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đối với phao nổi (nếu sử dụng phao nổi làm cầu bến);
Văn bản chấp thuận cho phép san lấp mặt bằng của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp mở bến để phun đất, cát san lấp mặt bằng;
Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho sử dụng tạm thời đối với trường hợp bến nằm trong hành lang bảo vệ các công trình theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Các bước
Tên bước
Bước 1:
Mô tả bước
Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc gửi hồ sơ đề nghị cấp phép qua đường bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Giao thông Vận tải. Nếu nộp hồ sơ và nhận kết quả thực hiện thủ tục hành chính qua đường bưu điện thì người thực hiện thủ tục hành chính nộp phí, lệ phí thực thực hiện thủ tục hành chính thông qua Công ty cổ phần bưu chính Viettel.
Bước 2:
Mô tả bước
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả: Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ yêu cầu, ghi phiếu hẹn ngày trả kết quả. Chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý Giao thông.
Bước 3:
Mô tả bước
Phòng Quản lý Giao thông: Kiểm tra hồ sơ, nếu không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ có văn bản trả lời nêu rõ lý do và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung chỉnh sửa. Trong thời gian 03 ngày, phối hợp với chủ đầu tư, kiểm tra, xác nhận điều kiện: Không nằm trong khu vực cấm xây dựng, phù hợp với quy hoạch; không chồng lấn luồng chạy tàu; công trình cầu tàu đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, luồng vào cảng; lắp đặt báo hiệu thuỷ nội địa, hoàn thanh thanh thải vật chướng ngại (nếu có). Thẩm định hồ sơ, yêu cầu điều kiện, trình Lãnh đạo Sở ký Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa. Chuyển hồ sơ về Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.
Bước 4:
Mô tả bước
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trả kết quả giải quyết trực tiếp cho người thực hiện thủ tục hành chính hoặc gửi trả qua đường bưu điện. Nếu cá nhân, tổ chức yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát cho Công ty cổ phần bưu chính Viettel.