Thủ tục hành chính: T-BKA-236828-TT

Đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi cho người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học
Bắc Kạn

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTB...

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
+ Bản khai cá nhân ( theo mẫu);
+ Một trong các loại giấy tờ chứng minh tham gia kháng chiến: Lý lịch; Quyết định phục viên, xuất ngũ; Giấy X Y Z xác nhận hoạt động chiến trường; Giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng; Giấy tờ liên quan đến hoạt động ở chiến trường;
+ Một trong những giất tờ chứng nhận tình trạng bệnh, tật sau:
• Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên kết luận mắc một trong những bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin (sau đây gọi tắt là Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT) và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (Mẫu số 6 – HH);
• Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật ở cột sống mà liệt hai chi dưới của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm điều dưỡng thương, bệnh binh thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
• Trường hợp người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
• Giấy chứng nhận tình trạng con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật của Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã; Biên bản phải có chữ ký và dấu của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

Các bước

Tên bước
Bước 1

Mô tả bước

Đối tượng làm hồ sơ nộp cho cán bộ Văn hóa – Xã hội các xã, phường, thị trấn. UBND xã, phường, thị trấn xem xét, xác nhận các yếu tố trong tờ khai cá nhân và chuyển hồ sơ lên Phòng Lao động – TB&XH;
Bước 2

Mô tả bước

Phòng Lao động – TB&XH tiếp nhận, xem xét trình Chủ tịch UBND huyện, thị xã cấp giấy chứng nhận người bị nhiễm chất độc hóa học chuyển hồ sơ lên Sở Lao động – TB&XH.
Sau khi nhận quyết định ưu đãi, Phòng Lao động – TB&XH chuyển cho đối tượng qua UBND cấp xã.

Kết quả của việc thực hiện

Giấy chứng nhận Giấy chứng nhận bị nhiễm chất độc hóa học và lập danh sách đề nghị giải quyết chế độ.
Cá nhân
10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trụ sở cơ quan hành chính
Phòng lao động - TB&XH
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
T-BKA-236828-TT

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/bac_kan/t_bka_236828_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận