Đối với trường hợp bị thương trong đấu tranh chống hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là tội phạm hoặc làm những công việc do cơ quan quản lý của nhà nước và nhân dân thì phải có Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý của nhà nước hoặc UBND xã nơi xảy ra sự việc lập. Trường hợp dũng cảm đấu tranh chống tội phạm thì kèm theo bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu án không xử);
Đối với trường hợp bị thương trong khi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, làm nhiệm vụ quy tập mộ liệt sĩ ở vùng rừng núi thì phải có giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn đó của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người bị thương cấp.
Các bước
Tên bước
Bước 1.
Mô tả bước
Cơ quan đơn vị (UBND cấp xã, các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp huyện; các doanh nghiệp trên địa bàn) có người bị thương trong khi làm nhiệm vụ lập hồ sơ nộp tại Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội.
Bước 2.
Mô tả bước
Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan quản lý cán bộ (Phòng Nội vụ, Ban Tổ chức huyện ủy) thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch UBND huyện, thị xã cấp Giấy chứng nhận bị thương; hoàn chỉnh hồ sơ gửi sở Lao động TB&XH.