. Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ Y tế (dịch vụ tiêm, chích, thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; cơ sở dịch vụ làm răng giả; CSDV chăm sóc sức khỏe tại nhà và CSDV kính thuốc)
Đối với hoạt động cơ sở dịch vụ tiêm chích, thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp: * Cơ sở vật chất: - Địa điểm cố định, xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình; - Buồng tiêm chích, thay băng phải có diện tích ít nhất là 10 m2; - Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh. * Thiết bị y tế: - Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đã đăng ký; - Có hộp thuốc chống choáng. * Nhân sự: - Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp phải đáp ứng các điều kiện sau: + Là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề; + Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp ít nhất là 45 tháng. - Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật quy định tại Điểm a Khoản này, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó. - Phạm vi hoạt động chuyên môn: + Thực hiện việc tiêm (chích), thay băng theo đơn của bác sỹ; + Thực hiện việc đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; + Không truyền dịch; không khám bệnh, chữa bệnh và kê đơn thuốc. Đối với hoạt động cơ sở dịch vụ làm răng giả: * Cơ sở vật chất: - Phòng khám và lắp răng, hàm giả phải có diện tích ít nhất 10 m2; - Phòng làm răng, hàm giả phải có diện tích ít nhất 10 m2 hoặc ký hợp đồng với cơ sở làm răng giả khác; - Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh. * Thiết bị y tế: Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký. * Nhân sự: Người phụ trách làm răng giả phải là thợ trồng răng (nha công) đã hành nghề từ năm 1980 trở về trước và tại thời điểm đó đã đủ 18 tuổi trở lên, đồng thời phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. * Phạm vi hoạt động chuyên môn: Làm răng giả, hàm giả, tháo lắp, cố định; Đối với hoạt động cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà * Thiết bị y tế: Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở dịch vụ đăng ký. * Nhân sự: - Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 45 tháng; - Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó. * Phạm vi hoạt động chuyên môn: - Chăm sóc sức khỏe tại nhà theo đơn của bác sỹ; - Không truyền dịch; không khám bệnh, chữa bệnh và kê đơn thuốc. Đối với hoạt động cơ sở dịch vụ kính thuốc: * Cơ sở vật chất: - Địa điểm cố định, xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình; - Cơ sở có diện tích ít nhất là 15 m2; - Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh. * Thiết bị y tế: Có đủ dụng cụ, thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đã đăng ký. * Nhân sự: - Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề về dịch vụ kính thuốc và có thời gian thực hiện đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt tại cơ sở dịch vụ kính thuốc hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa mắt ít nhất là 45 tháng; - Người hành nghề dịch vụ kính thuốc phải có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ về thiết bị y tế (thiết bị đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt) do cơ sở được Bộ Y tế chỉ định đào tạo và cấp. * Phạm vi hoạt động chuyên môn: - Đo tật khúc xạ mắt, tư vấn về việc sử dụng kính; - Mài lắp kính thuốc theo đơn của bác sỹ và bảo hành kính thuốc.
- Thành phần hồ sơ: + Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động; + Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài; + Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kèm bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề; + Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (mẫu CPHĐ); + Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài; + Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kèm bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề (mẫu DSĐKHN); + Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (mẫu KKCSVC); + Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề, gồm sơ yếu lý lịch, hợp đồng lao động (nếu có); + Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn; + Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật.
Các bước
Tên bước
Mô tả bước
- Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Sở Y tế. - Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, hướng dẫn người nộp bổ sung theo quy định, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, viết phiếu tiếp nhận hồ sơ; - Bước 3: Thẩm định và giải quyết hồ sơ: Nếu hồ sơ đảm bảo đủ điều kiện, Giám đốc Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận; nếu hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định, Sở Y tế thông báo bằng văn bản gửi cho cái nhân được biết.
Kết quả của việc thực hiện
Giấy chứng nhận
Tất cả
30 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu (Mẫu CPHĐ);
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu (Mẫu DSĐKHN); - Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu (Mẫu KKCSVC)