1. Đối tượng: - Là giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục thường xuyên. - Nhà giáo của các trường công lập đã nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia công tác giảng dạy, quản lý tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập. 2. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực, thành tích 2.1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 2.2. Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề; gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đơn vị trở thành Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng; đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú từ 6 năm trở lên tính đến năm đề nghị; tiếp tục đạt thành tích cao sau khi được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú với một trong các hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu sau đây: Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Huân chương Lao động, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc trở lên; Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; 2.3. Giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao, có nhiều học sinh giỏi. Có ít nhất 03 sáng kiến hoặc giải pháp, hoặc chủ trì 02 đề tài nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giáo dục được Hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, nhà nước nghiệm thu xếp loại tốt (loại A). 2.4. Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. + Đối với cán bộ quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; thời gian làm cán bộ quản lý, tham gia giảng dạy đủ số giờ theo quy định hiện hành vẫn được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy. Đối với cán bộ quản lý là cấp trưởng hoặc cấp phó thì tập thể, đơn vị do cán bộ đó quản lý, chỉ đạo phải đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc ít nhất 2 năm liền kề với năm đề nghị phong tặng. + Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; cán bộ, giáo viên được điều động đi công tác B, C trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những người giảng dạy thực hành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định chung, thì thời gian công tác tại các địa bàn, điều kiện trên được quy đổi, nhân hệ số 1,33 và được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy khi xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.
Hồ sơ
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ cá nhân : - Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân khai theo mẫu hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. - Bản sao giấy chứng nhận sáng kiến, giải pháp, giáo trình (trang bìa có ghi tên tác giả và Nhà xuất bản), biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học (tên và mục lục bài báo đăng trên tạp chí hoặc kỷ yếu Hội nghị quốc tế) và chứng nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan đến tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
Hồ sơ của Hội đồng cấp dưới đề nghị lên Hội đồng cấp trên: - Tờ trình đề nghị xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. - Danh sách đề nghị xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. - Biên bản họp Hội đồng và kết quả bỏ phiếu phiên tán thành. - Tóm tắt thành tích cá nhân đề nghị xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. - Quyết định thành lập Hội đồng. - Ý kiến của Ban thường vụ tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng đối với Nhà giáo Nhân dân (Hội đồng cấp tỉnh, bộ).
Các bước
Tên bước
Bước 1:
Mô tả bước
Chuẩn bị hồ sơ Cá nhân, tổ chức đề nghị xét tặng Nhà giáo nhân dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ,
Bước 2:
Mô tả bước
Nộp hồ sơ: +Nộp hồ sơ tại Thường trực thi đua-Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu +Thời gian: Giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần +Địa chỉ: Nhà E Trung tâm hành chính chính trị tỉnh - Phường Tân Phong, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu. +Điện thoại: 02313.876410 - Thường trực thi đua Ngành Giáo dục Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu đầy đủ, chính xác thì viết giấy hẹn ngày trả kết quả; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung - Hội đồng cấp tỉnh gửi hồ sơ lên Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 05 tháng 4 của năm xét tặng.
- Bước 3:
Mô tả bước
Trả kết quả ngày 20/11 hàng năm (trong buổi lễ vinh danh)