Cơ quan kiểm dịch động vật tại địa phương nơi tiếp nhận lô hàng chỉ thực hiện kiểm dịch thủy sản giống tại nơi đến trong các trường hợp sau: + Lô hàng không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ; + Cơ quan kiểm dịch động vật phát hiện có sự đánh tráo hoặc lấy thêm thủy sản khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật; + Cơ quan kiểm dịch động vật phát hiện hoặc nghi ngờ thủy sản mắc bệnh.
Thủy sản giống đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định, xuất phát từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, đã được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo qui định.
Nơi nuôi cách ly kiểm dịch: - Địa điểm nơi cách ly kiểm dịch phải thuận lợi cho việc khoanh vùng, dập dịch khi có dịch bệnh xảy ra; - Bể nuôi, ao nuôi phải thuận lợi cho việc kiểm tra lâm sàng, lấy mẫu xét nghiệm bệnh; - Có bờ, tường bao để ngăn ngừa sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thủy sản bên ngoài; giảm thiểu tác động của điều kiện môi trường đến thủy sản giống trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch; - Ao, bể nuôi được xử lý chống thấm, chống rò rỉ, chống tràn nước; - Thuận tiện cho việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc và phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi đợt nuôi cách ly kiểm dịch;
Nước sử dụng trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch: - Có đủ nước dùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y; - Có hệ thống cấp, thoát nước riêng; không sử dụng nước nuôi từ các bể, ao nuôi khác.
Thức ăn sử dụng trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch: - Có đủ thức ăn đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, chất lượng và phù hợp cho từng loài thủy sản; - Có kho bảo quản thức ăn riêng biệt.
Trang thiết bị, dụng cụ: - Trang thiết bị, dụng cụ nuôi phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; - Được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần sử dụng; - Không sử dụng chung dụng cụ, thiết bị nuôi trong thời gian cách ly kiểm dịch.
Có hệ thống sổ sách ghi chép đầy đủ những thông tin về tình hình dịch bệnh, sử dụng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch.
Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước (theo mẫu);
Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản tại nơi xuất phát (nếu có);
Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của thủy sản (nếu có);
Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm bệnh thủy sản (nếu có);
Giấy phép của cơ quan Kiểm lâm đối với thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
Các bước
Tên bước
Bước 1:
Mô tả bước
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định; nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính Chi cục Thú y Lâm Đồng, số 14 Hùng Vương, phường 10, TP Đà Lạt. Công chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: - Nộp trực tiếp: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, viết giấy biên nhận trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ phải hướng dẫn cho người nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định; - Nộp qua đường bưu điện: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì vào sổ tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2:
Mô tả bước
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ về phòng chuyên môn để kiểm tra nội dung hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ Chi cục Thú y phải thông báo cho người nộp biết nội dung cần sửa đổi bổ sung.
Bước 3:
Mô tả bước
Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản tại nơi tiếp nhận lô hàng, cơ quan kiểm dịch, thông báo địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch và chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch. - Yêu cầu chủ hàng thực hiện cách ly lô hàng - Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại bể nuôi giữ tạm thời của các cơ sở kinh doanh; bể, ao ương con giống của cơ sở nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh giống thủy sản. - Khi thủy sản được tập trung tại nơi quy định, kiểm dịch viên (KDV) tiến hành kiểm dịch (01 ngày). + Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ thủy sản theo hồ sơ khai báo kiểm dịch. + Kiểm tra triệu chứng lâm sàng. - Lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm KDV lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh (tập trung vào những cá thể nghi mắc bệnh) theo Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuỷ sản. Trường hợp xét nghiệm cho kết quả nghi ngờ, KDV thông báo cho chủ hàng biết để lấy mẫu kiểm tra lại. - Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, nếu thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, KDV thực hiện: - Trường hợp kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch động vật tiến hành lập biên bản và cho phép lô hàng được đưa vào sử dụng. - Trường hợp kết quả xét nghiệm không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch động vật tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định.
Bước 4:
Mô tả bước
Tổ chức nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Chi cục Thú y Lâm Đồng, người đến nhận có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận, nộp phí, lệ phí và nhận kết quả. Thời gian nhận và trả kết quả hồ sơ: Trong giờ làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần; trừ ngày nghỉ lễ theo quy định.
Kết quả của việc thực hiện
Biên bản kiểm tra lô hàng
Tất cả
- 05 ngày đối với thủy sản lấy mẫu xét nghiệm 01 lần và đạt yêu cầu vệ sinh thú y thủy sản; - 07 ngày nếu thủy sản lấy mẫu xét nghiệm lần đầu không đạt yêu cầu vệ sinh thú y thủy sản và phải lấy mẫu xét nghiệm lần 2.