Thủ tục hành chính: T-QBI-242152-TT

Thủ tục thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc nhóm C
Quảng Bình

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

Luật Hoá chất số 06/2007/QH1...

Văn bản qui định

Nghị định số 108/2008/NĐ-CP...

Văn bản qui định

Nghị định số 26/2011/NĐ-CP n...

Văn bản qui định

Thông tư số 18/2011/TT-BCT n...

Văn bản qui định

Thông tư số 28/2010/TT-BCT n...

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị của chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm (Theo mẫu tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 26/6/2010 của Bộ Công Thương ).
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 10 (mười) bản.
Trường hợp cần nhiều hơn do yêu cầu của công tác thẩm định, chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm phải cung cấp thêm số lượng theo yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định.
Các tài liệu kèm theo (nếu có).

Các bước

Tên bước
Bước 1

Mô tả bước

Tổ chức, cá nhân đề nghị Thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc nhóm C lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 11 đường Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).
Bước 2

Mô tả bước

Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân.Trường hợp từ chối cấp sửa đổi, bổ sung Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 07 (bảy) ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu bổ sung.
- Sở Công Thương thành lập Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch, thư ký Hội đồng và các thành viên khác là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, chính quyền địa phương và các chuyên gia chuyên ngành. Tổng số thành viên Hội đồng thẩm định ít nhất là 09 (chín) người. Hội đồng thẩm định Kế hoạch có trách nhiệm tiến hành đánh giá, thẩm định Kế hoạch và lập bản kết luận.
- Trong vòng 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được kết luận, đánh giá của Hội đồng thẩm định, Sở Công Thương có trách nhiệm:
+ Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất khi nội dung Kế hoạch đã phù hợp;
+ Thông báo cho chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm không chấp thuận phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và nêu rõ lý do không chấp thuận phê duyệt;
+ Trường hợp phải xây dựng lại Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo những yêu cầu cần hoàn chỉnh, thời hạn hoàn thành để chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thực hiện. Trình tự, thủ tục thẩm định thực hiện như trình tự ban đầu.
Bước 3

Mô tả bước

Đến hẹn, tổ chức, cá nhân đến tại Sở Công Thương để nhận Giấy chứng nhận.

Kết quả của việc thực hiện

Phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc nhóm C.
Tổ chức
30 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trụ sở cơ quan hành chính
Không
Sở Công Thương (Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường)
Không
Sở Công Thương
T-QBI-242152-TT

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/quang_binh/t_qbi_242152_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận