Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo. Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.
Đơn đề nghị hưởng trợ cấp của đối tượng hoặc gia đình; người thân; người giám hộ (mẫu số 1) Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010
Sơ yếu lý lịch của đối tượng hưởng trợ cấp;
Biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tại xã, phường, thị trấn (mẫu số 4) Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 hoặc văn bản xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với người khuyết tật;
Văn bản xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền đối với người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;
Văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp đối với những trường hợp có ý kiến thắc mắc, khiếu nại, tố cáo sau khi đã niêm yết công khai;
Quyết định của cơ sở bảo trợ xã hội về việc chuyển đối tượng về gia đình hoặc nhà xã hội.
Các bước
Tên bước
Bước 1
Mô tả bước
Để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc tiếp nhận vào nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội thì đối tượng hoặc gia đình, người giám hộ phải làm đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng, nếu đối tượng đủ tiêu chuẩn thì niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (thời gian niêm yết là 7 ngày); kể từ ngày hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt hoàn thiện hồ sơ theo quy định và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và công khai trước nhân dân - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. - Chuyển hồ sơ đến phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 2
Mô tả bước
Cán bộ phụ trách lĩnh vực Bảo trợ xã hội - Phòng Lao động – Thương binh thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra hồ sơ, vào sổ theo dõi giải quyết. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho từng đối tượng cụ thể - Trả kết quả về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3
Mô tả bước
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện các công việc sau: - Yêu cầu cá nhân nộp lại giấy hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu có) và lưu trữ vào hồ sơ thủ tục đã giải quyết (trường hợp nhận hộ phải có giấy ủy quyền và CMND của người được ủy quyền). - Trả Quyết định trợ cấp thường xuyên cho đối tượng. * Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút; Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ; trừ các ngày nghỉ, lễ theo quy định).
Kết quả của việc thực hiện
Quyết định hành chính
Cá nhân
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp xã gửi lên.