THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRỢ CẤP MỘT LẦN ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG TRỰC TIẾP THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC NHƯNG CHƯA ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
* Đối tượng áp dụng (Mục I, Mục II, Mục III Phần I Thông tư số 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 01/12/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) - Quân nhân, công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, công nhân viên chức quốc phòng, công an trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ ngày 20/07/1954 đến 30/04/1975, về gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng.
* Đối tượng áp dụng (Mục II Phần I Thông tư số 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 01/12/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) - Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân tham gia chiến đấu, hoạt động ở các chiến trường B, C, K sau đó trở thành người hưởng lương, thanh niên xung phong hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cán bộ dân chính đảng hoạt động cách mạng ở các chiến trường B, C, K từ ngày 30/04/1975 trở về trước, không có thân nhân chủ yếu (vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc để nhận trợ cấp B, C, K. Cụ thể là: - Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân (diện hưởng sinh hoạt phí) quá trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác ở chiến trường phát triển thành người hưởng lương từ ngày 30/04/1975 trở về trước, bao gồm: + Người được bổ nhiệm giữ chức từ trung đội phó trở lên; + Người được đề bạt cấp bậc từ Chuẩn úy hoặc trung đội bậc phó trở lên; + Người được chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương công an nhân dân hoặc cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, công nhân viên chức quốc phòng, công an hoặc cán bộ dân chính đảng ở miền Nam. - Thanh niên xung phong hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được cử vào chiến trường B, C, K, hoặc khi đi chiến trường hưởng sinh hoạt phí sau đó trở thành người hưởng lương trong chiến trường từ ngày 30/04/1975 trở về trước. - Cán bộ dân chính đảng ở miền Nam thoát ly hoạt động cách mạng tại các chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/04/1975 do các tổ chức Đảng, chính quyền cách mạng từ cấp huyện (quận) trở lên quản lý.
* Đối tượng áp dụng (Mục III Phần I Thông tư số 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 01/12/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) - Dân quân ở miền Bắc được tổ chức thành đơn vị tập trung, thường xuyên, trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu do cấp huyện, tỉnh tổ chức, quản lý hoặc giao cho cấp xã quản lý nhưng được tổ chức theo yêu cầu tác chiến của huyện, tỉnh trong khoảng thời gian từ tháng 8/1964 đến tháng 1/1973. - Du kích ở miền Nam được tổ chức thành đơn vị tập trung, thường xuyên làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác do cấp ủy đảng xã, liên xã trở lên tổ chức, quản lý (bao gồm cả du kích mật) trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến tháng 4/1975. - Lực lượng mật do các tổ chức đảng, quân sự, công an có thẩm quyền tổ chức, giao nhiệm vụ hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến tháng 4/1975 ở chiến trường B, C, K. - Đối tượng nêu trên chưa được hưởng chế độ trợ cấp một lần gắn với thời gian phục vụ.
* Đối tượng áp dụng : (Mục I Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC số 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTCngày 26/02/2008 của Bộ Quốc phòng – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính) - Hạ sĩ quan, chiến sỹ quân đội, công an tham gia chiến đấu và hoạt động tại chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975, nhưng không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc; - Cán bộ xã (phường) hoạt động ở miền Nam, trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975. - Du kích thôn, ấp ở miền Nam trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975 đã về gia đình, hiện không thuộc diện người đang công tác có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc hưởng chế độ hưu trí, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng.
* Hồ sơ xét duyệt, thẩm định đối với đối tượng đã về gia đình hưởng chế độ trợ cấp một lần được quy định như sau: - Bản khai cá nhân (1A, 2A, 3A) hoặc của thân nhân (1B, 2B, 3B). - Giấy ủy quyền có sự xác nhận của chính quyền xã (phường) nơi người ủy quyền cư trú (mẫu 04). - Bản sao một trong các giấy tờ gốc hoặc các giấy tờ có liên có công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã (phường) nơi cư trú: * Các giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc: - Lý lịch Đảng viên (nếu là đảng viên). - Lý lịch cán bộ, bản trích 63, lý địch quân nhân (nếu có). - Hồ sơ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, hồ sơ hưởng chế độ bệnh binh hoặc hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng (áp dụng riêng đối với đối tượng quy định tại Mục II, Phần I Thông tư số 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 01/12/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính) *Giấy tờ liên quan: Các giấy tờ có thể chứng minh là quân nhân, công an nhân dân, thanh niên xung phong, cán bộ dân chính đảng, dân quân, du kích, công nhân viên chức Nhà nước, công nhân viên chức quốc phòng, công an, như: - Quyết định nhập ngũ; tuyển dụng, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm; điều động; giao nhiệm vụ... - Huân, huy chương kháng chiến và các hình thức khen thưởng khác. - Phiếu chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe... - Hồ sơ hưởng chế độ người có công, hưởng BHXH một lần. - Các giấy tờ chứng nhận có liên quan khác. Riêng đối với đối tượng hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, công an, thanh niên xung phong hưởng lương, cán bộ dân chính Đảng tham gia chiến đấu, hoạt động ở chiến trường B, C, K ngoài bản khai (2A hoặc 2B) phải có bản trích sao quá trình công tác được hưởng chế độ có xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch (mẫu 2C) và bản sao (phôtocopy) toàn bộ quá trình công tác của cá nhân đối tượng do cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch cung cấp và xác nhận.
* Hồ sơ xét duyệt hưởng chế độ một lần đối với đối tượng hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, công an, thanh niên xung phong hưởng lương, cán bộ dân chính Đảng tham gia chiến đấu, hoạt động ở chiến trường B, C, K được quy định như sau: - Bản khai cá nhân có chứng nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác (mẫu 2A). - Bản trích sao quá trình công tác của đối tượng được hưởng chế độ có xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch (mẫu 2C). - Bản sao (phôtôcopy) toàn bộ quá trình công tác của cá nhân đối tượng do cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch cung cấp và xác nhận.
Các bước
Tên bước
Bước 1
Mô tả bước
Để được hưởng chế độ trợ cấp, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định nộp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. - Chuyển hồ sơ của công dân đến Ban Lao động – Thương binh và Xã hội
Bước 2
Mô tả bước
Ban Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra hồ sơ, vào sổ theo dõi giải quyết. - Tham mưu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng chính sách xã (phường) do Chủ tịch (hoặc phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân làm Chủ tịch Hội đồng, cán bộ quân sự, công an, lao động - thương binh và xã hội làm thường trực và các thành viên gồm: Đại diện Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Ban hưu trí; mời đại diện cán bộ nguyên phụ trách cấp ủy, cơ quan quân sự của địa phương thời kỳ chống Mỹ cứu nước, đại diện Ban liên lạc dân quân, du kích tập trung, thanh niên xung phong... để giúp Ủy ban nhân dân xã (phường) tổ chức xét duyệt theo quy định tại Thông tư này. - Tiếp nhận hồ sơ của đối tượng đề nghị hưởng chế độ. Tiến hành phân loại hồ sơ từng loại đối tượng của các thôn theo ba nhóm: nhóm có giấy tờ gốc; nhóm có giấy tờ liên quan và nhóm không có giấy tờ. Triển khai xét duyệt theo 3 bước: + Bước 1: Xét duyệt cho nhóm đối tượng có giấy tờ gốc. + Bước 2: Xét duyệt cho nhóm đối tượng có giấy tờ liên quan. + Bước 3: Xét duyệt cho nhóm đối tượng không có giấy tờ gì. - Chỉ đạo Trưởng thôn tổ chức hội nghị tập thể để xem xét, xác nhận và đề nghị chế độ một lần cho từng nhóm đối tượng. Thành phần Hội nghị liên tịch thôn gồm: +Trưởng thôn, Bí thư chi bộ. + Đại diện Chi hội Cựu Chiến binh, Chi hội người cao tuổi. + Đại diện cán bộ nguyên là cấp ủy thôn, cán bộ lão thành, người cao tuổi hoạt động ở địa phương thời kỳ chống Mỹ cứu nước. + Thành phần khác (nếu xét thấy cần thiết). Khi xét duyệt cho nhóm đối tượng sau, từng thôn mời đại diện đối tượng đã được xét đề nghị hưởng chế độ đợt trước tham dự họp. Cấp xã (phường) chỉ tổ chức xét duyệt cho đối tượng nhóm sau, khi cấp huyện (quận) đã thông báo kết quả xét hưởng đối tượng nhóm trước của địa phương mình và mời đại diện đối tượng đã được xét hưởng của nhóm trước dự họp. - Tổng hợp danh sách và hồ sơ đối tượng do các Trưởng thôn báo cáo; đề nghị Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh họp xem xét, xác nhận đối tượng (bao gồm cả đối tượng khác quê quán nhưng cư trú ổn định tại địa phương, có thể xác định được thời gian công tác tính hưởng chế độ). - Tổ chức hội nghị Hội đồng chính sách công khai xét duyệt đối với các đối tượng do các thôn báo cáo và Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh đã cho ý kiến bằng văn bản (cơ quan quân sự, công an, thương binh xã hội tổng hợp danh sách theo phạm vi phân công và báo cáo). Đối với đối tượng không có giấy tờ gốc hoặc không có giấy tờ được coi là giấy tờ gốc, Hội đồng chính sách có trách nhiệm thẩm tra, xác minh quá trình công tác, thời gian về địa phương trước khi lập văn bản xác nhận - Niêm yết danh sách đối tượng đã được xét duyệt (đối tượng được hưởng; mức hưởng của từng người,...) tại các thôn, ấp; tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã (phường) và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. - Sau 15 ngày, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân thì Ủy ban nhân dân xã (phường) tổng hợp, lập hồ sơ báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: +Qua Ban chỉ huy quân sự huyện (quận) đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền Bộ Quốc phòng giải quyết, bao gồm: quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, dân quân, du kích tập trung, lực lượng mật quốc phòng; +Qua Công an huyện (quận) đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền Bộ Công an giải quyết, bao gồm: công an nhân dân, công nhân viên chức công an, lực lượng mật công an; + Qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện (quận) đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết bao gồm: cán bộ, công nhân viên chức, cán bộ dân chính đảng, thanh niên xung phong. => Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện (quận) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xét duyệt thẩm định (lưu giữ 01 bộ hồ sơ của đối tượng), tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố) các đối tượng thuộc thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) giải quyết. => Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xét duyệt thẩm định (lưu giữ 01 bộ hồ sơ của đối tượng), tổng hợp danh sách báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố): => Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hưởng chế độ một lần đối với các đối tượng là cán bộ, công nhân viên chức, dân chính đảng, thanh niên xung phong thuộc thẩm quyền, phạm vi giải quyết. - Trả kết quả về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Bước 3
Mô tả bước
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện những công việc sau: - Yêu cầu cá nhân nộp lại giấy hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu có) và lưu trữ vào hồ sơ thủ tục đã giải quyết (trường hợp nhận hộ phải có giấy ủy quyền và CMND của người được ủy quyền). - Trả Quyết định giải quyết trợ cấp một lần đối với đối với đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước. * Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút; Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ; trừ các ngày nghỉ, lễ theo quy định).
Cá nhân
Văn bản không quy định. Thời gian giải quyết thực tế ở địa phương là 150 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ theo quy định.Trong đó: Uỷ ban nhân dân xã: 45 ngày làm việc; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội: 15 ngày làm việc; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: 90 ngày làm việc.
Bản trích sao quá trình công tác của đối tượng được hưởng chế độ có xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch (mẫu 2C) Thông tư số 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 01/12/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
Bản khai cá nhân (mẫu 2A-1) Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC số 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTCngày 26/02/2008 của Bộ Quốc phòng – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính
Bản khai cá nhân ( mẫu 3A-1) Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC số 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTCngày 26/02/2008 của Bộ Quốc phòng – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính
Bản khai thân nhân (mẫu 2B-1) Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC số 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTCngày 26/02/2008 của Bộ Quốc phòng – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính
Bản khai (mẫu 3B-1) Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC số 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTCngày 26/02/2008 của Bộ Quốc phòng – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính
Tổng hợp danh sách bổ sung (mẫu 9B-1) Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC số 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTCngày 26/02/2008 của Bộ Quốc phòng – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính
Tổng hợp danh sách bổ sung(mẫu 9C-1) Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC số 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTCngày 26/02/2008 của Bộ Quốc phòng – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính