Chỉ định:
- Viêm tai giữa, viêm xoang
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới ( kể cả viêm phổi)
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên, kể cả viêm họng và viêm amiđan do S. pyogenes( Streptococcus b tán huyết nhóm A) và M. catarrhalis gây ra.
- Nhiễm trùng tiết niệu: Có hiệu quả cả viêm cấp và mãn tính. Lậu không biến chứng
- Nhiễm trùng da và mô mền.
Chống chỉ định:
- Tiền sử mẫn cảm với Cefaclor và các kháng sinh nhóm Cephalosporin.
Tương tác thuốc:
- Tăng tác dụng kháng đông của các thuốc chống đông dùng đường uống.
- Probenecid ức chế sự bài tiết của Cefaclor qua thận.
Tác dụng ngoài ý:
* Thường gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin, ỉa chảy, Ban da dạng sởi.
* ít gặp: Test Coombs (+).Tăng tế bào limpho, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính. Buồn nôn, nôn. Ngứa, nổi mày đay. Ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, bệnh nấm Candida.
*Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, sốt, triệu chứng giống bệnh huyết thanh, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), ban da mụn mủ toàn thân. Giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết. Viêm đại tràng màng giả. Tăng men gan, viêm gan và vàng da ứ mật. Viêm thận kẽ phục hồi, tăng nhẹ urê huyết hoặc creatinin huyết thanh hoặc xét nghiệm nước tiểu không bình thườn. Cơn động kinh (với liều cao và suy giảm chức năng thận), tăng cường kích động, đau đầu, tình trạng bồn chồn, mất ngủ lú lẫn, tăng trương lực, chóng mặt, ảo giác và ngủ gà. Đau khớp.
Liều lượng:
* Người lớn : Thông thường 250mg x 3 lần/ngày, trong 10 ngày. Có thể tăng liều gấp đôi, tối đa không quá 4 g/ngày.
- Viêm niệu đạo cấp do lậu cầu: liều duy nhất 3g, phối hợp với 1g probenecid.
* Trẻ em : Thông thường 20mg/kg/ngày, chia 3 lần. Có thể tăng liều gấp đôi ( viêm tai giữa hoặc do các vi khuẩn không nhạy cảm), tối đa không quá 1 g/ngày.
* Suy thận: thường không cần điều chỉnh liều.
- Nhiễm trùng do Streptococcus b tán huyết, nên dùng Cefaclor ít nhất 10 ngày.