Chỉ định:
1. Rối loạn nội tiết:
Thiểu năng thượng thận nguyên phát hoặc thứ phát.
Tăng sản tuyến thượng thận bấm sinh.
Tăng canxi huyết có liên quan tới ung thư, viêm tuyến giáp không mưng mủ.
2.Bệnh thấp khớp:
Khi điều trị bổ sung trong một thời gian ngắn ( giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn cấp tính hoặc cơn kịch phát) trong những trường hợp :
Viêm khớp do vẩy nến
Viêm khớp dạng thấp
Viêm cột sống dính khớp
Viêm gân-bao hoạt dịch không đặc hiệu cấp tính.
Viêm túi thanh mạc cấp và bán cấp.
Viêm khớp do gut cấp tính.
3.Bệnh collagen:
Điều trị duy trì hoặc cấp trong các trường hợp sau:
Lupus ban đỏ hệ thống
Thấp tim cấp.
4. Bệnh da liễu:
Bệnh pemphigus
Viêm da tróc vẩy
Viêm da bọng nước dạng ecpet
U sùi dạng nấm
Hồng ban đa dạng nặng
Vẩy nến nặng
5. Tình trạng dị ứng:
Hạn chế tình trạng dị ứng nặng hoặc không đáp ứng với các liệu pháp điều trị đấy đủ bằng các thuốc thông thường.
Viêm mũi dị ứng thời tiết hoặc quanh năm.
Bệnh huyết thanh.
Hen phế quản.
Phù mạch
Viêm da tiếp xúc
Mày đay
Viêm da cơ địa
6. Bệnh về mắt:
Dị ứng cấp tính nặng hoặc mạn tính và quá trình viêm có liên quan đến mắt và các phần phụ của mắt như:
Loét màng sừng do dị ứng
Viêm kết mạc do dị ứng.
Zona mắt
Viêm giác mạc.
Viêm phần trước mắt
Viêm màng mạch-võng mạc.
Viêm màng mạch nho sau lan tỏa và viêm màng mạch.
Viêm mắt đồng cảm
Viêm thần kinh thị giác.
Viêm mống mắt và viêm mống mắt thể mi.
7. Bệnh đường hô hấp.
Bệnh sarcoid có triệu chứng
Chứng nhiễm độc berylli
Hội chứng Loeffler không điều trị được bằng những cách khác.
Tràn khí phổi trong đó co thắt phế quản hoặc phù phế quản đóng vai trò quan trọng.
Lao phổi tối cấp hay lan toả khi dung đồng thời hoá tri liệu kháng lao thích hợp
8. Rối loạn huyết học
Giảm tiểu cầu nguyên phát hoặc thứ phát ở người lớn.
Thiếu máu tan huyết mắc phải (tự miễn).
Giảm nguyên hồng cầu (Thiếu máu do thiếu hồng cầu)
Thiếu máu giảm sản bẩm sinh (dòng hồng cầu).
9. Bệnh U bướu:
Dùng điều trị tạm thời những trường hợp:
Bệnh bạch cầu và u lympho ở người lớn.
Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em.
10. Tình trạng phù:
Gây bài niệu hoặc giảm protein niệu trong hội chứng thận hư mà không tăng ure huyết, hoặc dạng tự phát, hoặc do lupus ban đỏ kêt hợp điểu trị cùng thuốc lợi tiểu:
Xơ gan kèm theo cổ chướng dai dẳng.
Suy tim sung huyết khó chữa
11. Bệnh dạ dày-ruột:
Giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn nguy cấp trong những trường hợp:
Viêm loét đại tràng.
Bệnh spru khó chữa
12. Các trường hợp khác
Viêm màng não có tắc nghẽn khoang dưới nhện hoặc doạ tắc khi dung đồng thời hóa trị liệu kháng lao thích hợp.
Phản ứng viêm hậu phẫu răng.
Viêm da cơ toàn bộ (viêm đa cơ)
Chống chỉ định:
Nhiễm trùng nấm toàn thân.
Chú ý đề phòng:
Trong khi điều trị bằng corticosteroid, bệnh nhân không được tiêm chủng phòng bệnh đậu mùa. Những thuốc tạo miễn dịch khác không được đảm bảo ở bệnh nhân đang điều trị bằng corticosteroid, đặc biệt là ở liều cao, vì có thể nguy hiểm do biến chứng ở hệ thần kinh và thiếu kháng thể đáp ứng.
Lúc có thai:
Do nghiên cứu corticosteroids với việc sinh sản chưa được thực hiện, việc sử dụng thuốc đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú con bú hoặc phụ nữ ở độ tuổi sinh nở đòi hỏi phải cân nhắc lợi ích có thể có thể có được so với những rủi ro có thể xảy ra với mẹ, thai nhi và con. Trẻ sơ sinh sinh ra bởi những bà mẹ đã dùng các corticoid trong quá trình mang thai nên được theo dõi cẩn thận nhằm phát hiện các dấu hiệu của giảm năng thượng thận.
Tác dụng ngoài ý:
Rối loạn các chất điện giải:
ứ Natri.
Giảm kali
ứ nước
Nhiễm kiềm do giảm kali máu
Suy tim sung huyết ở những bệnh nhân nhạy cảm.
Tăng huyết áp.
Cơ xương:
Yếu cơ
Gãy xẹp đốt xương sống.
Steroid myopathy
Hoại tử vô khuẩn đùi và hymeral heads.
Teo khối cơ
Gẫy xương dài.
Loãng xương.
Dạ dày- ruột:
Loét hệ tiêu hóa có thể gây thủng và xuất huyết
Sưng hệ tiêu hóa.
Viêm loét thực quản.
Viêm tụy.
Bệnh về da:
Khó lành vết thương.
Ban đỏ trên mặt
Da mỏng dễ tổn thương.
Tăng tiết mồ hôi.
Xuất huyết và vết bầm.
Hệ thần kinh: Tăng áp lực sọ với phù gai thị giả u não thường xuất hiện sau khi điều trị.
Chấn động
Chóng mặt
Đau đầu
Nội tiết: gia tăng hội chứng cushing
Kinh nguyệt không đều
Giảm phát triển GH và hormone tuyến yên ở trẻ em.
Giảm dung nạp carbonhydrat
Xuất hiện tiểu đường tiềm tàng.
Tăng nhu cầu insulin hoặc thuốc giảm glucose huyết đường uống.
Không đáp ứng tuyến yên và tuyến thượng thận thứ phát, đặc biệt trong thời gian căng thẳng, như chấn thương, phẫu thuật hay ốm.
Bệnh về mắt:
Đục thủy tinh thể dưới bao sau
Glocom
Tăng nhãn áp.
Lồi mắt.
Chuyển hóa:
Mất thăng bằng Nitơ do chuyển hóa protein.
Thiếu hormone thượng thận thứ phát do thuốc có thể được giảm thiểu bởi việc giảm liểu từ từ. Dạng mất cân đối này có thể duy trì trong nhiều tháng sau khi điều trị không liên tục, vì thế, trong bất cứ trường hợp xảy ra sự căng thẳng nào vào thời gian này, nên sử dụng liệu pháp hormone. Do có thể giảm bài tiết khoáng corticoid, nên dùng kết hợp muối và/hoặc khoáng corticoid.
Corticosteroids có tác dụng đặc biệt ở bệnh nhân suy giáp và ở những bệnh nhân suy giáp kèm xơ gan.
Nên dùng Corticosteroid thận trọng ở bệnh nhân mắc herpes simplex do có thể thủng giác mạc.
Nên dùng liều corticosteroid nhỏ nhất để kiểm soát tình trạng dưới sự điều trị, và khi giảm liều thì nên giảm từ từ.
Có thể xuất hiện tình trạng rối loạn tinh thần khi dùng corticosteroids, từ trạng thái thờ ơ, mất ngủ, tâm trạng thất thường, thay đổi tính cách, và trầm cảm nặng, tới loạn thần kinh. Cũng có thể cảm xúc bất ổn hoặc xu hướng loạn thần kinh nặng hơn do corticosteroids.
Thận trọng khi dùng kết hợp với Aspirin trong bệnh giảm prothrombin huyết.
Thận trọng khi dùng Corticoteroids ở bệnh nhân loét đại tràng không đặc hiệu, nếu có khả năng thủng đại tràng, áp xe hoặc nhiễm trùng sinh mủ khác, viêm ruột thừa, có chỗ nối ruột non mới,loét thực quản tiềm tàng, suy thận, tăng huyết áp, loãng xương, nhược cơ.
Cần theo dõi sát sao sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ em điều trị bằng corticosteroid dài ngày.
Ở bệnh nhân điều trị bằng corticosteroid gặp những tình trạng căng thẳng không thường xuyên, chỉ định tăng liều đối với các corticosteroid có tác dụng nhanh trước, trong và sau tình trạng căng thẳng.
Corticosteroids có thể che giấu một vài triệu chứng của sự nhiễm trùng và có thể xuất hiện nhiễm trùng mới khi sử dụng thuốc. Có thể có sự giảm kháng và không có khả năng hạn chế nhiễm trùng khi dùng.
Dùng corticosteroid lâu ngày có thể gây ra chứng đục sau thủy tinh thể hoặc glocom, gây hại cho thần kinh mắt, và tăng nhiễm trùng mắt thứ phát do nấm hoặc virus.
Liều trung bình hoặc cao hydrocortison hoặc cortison có thể gây ra tăng huyết áp, giữ muối nước, và tăng đào thải kali. Các dẫn chất tổng hợp được ít gây ra các tác dụng này hơn khi dùng với liều cao. Chế độ ăn kiêng muối và các chất bổ sung Kali là cần thiết
Tất cả các corticosteroid đều gây tăng đào thải canxi
Hạn chế sử dụng METHYLPREDNISOLON đối với những bệnh nhân lao hoạt động, lao lan tỏa, lao cấp trong đó Corticoid được dùng để điều trị phối hợp vơi một phác đồ kháng lao thích hợp
Nếu các corticosteroid được chỉ định cho lao tiềm ẩn hoặc có phản ứng turbeculin, theo dõi chặt chẽ bởi bệnh lao có thể trở nên bùng phát
Trong suốt đợt điều trị corticosteroid kéo dài, các bệnh nhân này cần phải được hóa trị liệu phòng ngừa.
Liều lượng:
Liều ban đầu của METHYLPREDNISOLONE có thể thay đổi từ 4 tới 48mg mỗi ngày tùy theo từng bệnh. Trong trường hợp không nguy hiểm, giảm liều khi bệnh nhân uống liều cao. Duy trì hoặc điều chỉnh liều ban đầu đến khi đạt được tác dụng. Nếu sau một thời gian hợp lí mà không thấy tác dụng lâm sang, ngừng sử dụng METHYLPREDNISOLONE và chuyển sang điều trị liệu pháp thích hợp khác cho bệnh nhân.
CẦN NHẤN MẠNH RẰNG LIỀU ĐIỀU TRỊ CÓ THỂ THAY ĐỔI VÀ TÙY THEO TỪNG BỆNH NHÂN DỰA TRÊN CƠ SỞ TỪNG BỆNH VÀ ĐÁP ỨNG CỦA NGƯỜI BỆNH.
Khi đáp ứng có triển vọng, cần xác định liều duy trì hợp lí bằng cách giảm từ từ liều ban đầu trong khoảng thời gian hợp lí cho đến khi đạt được liều nhỏ nhất có thể duy trì đáp ứng lâm sàng thích hợp.
Cần chú ý không ngừng kiểm tra và chú trọng tới liều dùng. Bao gồm cả những trường hợp đòi hỏi điều chỉnh liều theo sự thay đổi của tình trạng lâm sàng phụ thuộc vào sự thuyên giảm hay nặng hơn trong diễn biến của bệnh , sự đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân, và hiệu quả của tình trạng bệnh nhân tình trạng căng thẳng không trực tiếp liên quan tới bệnh đang điều trị. Trong nhữn trường hợp sau cùng này, cần tăng liều METHYLPREDNISOLONE trong giai đoạn thích hợp với điều kiện của bệnh nhân. Nếu ngừng thuốc sau một thời gian dài điều trị, giảm liều từ từ tốt hơn là ngừng đột ngột.
Liệu pháp điều trị cách ngày (ADT)
ADT là một chế độ liều corticosteroid trong đó dùng corticoid gấp 2 lần liều hàng ngày thông thường vào mỗi buổi sáng cứ 2 ngày 1 lần. Mục đích của liệu pháp mới này là nhằm cung cấp cho bệnh nhân điều trị liều có tác dụng dựoc lý kéo dài với những tác dụng có lợi của corticoids và giảm thiểu những tác dụng không mong muốn, bao gồm việc ức chế tuyến yên và tuyến thượng thân, hộic chứng cushing hội chứng giảm corticoid và hạn chế phát triển ở trẻ em.
Cơ sở cho sự điều trị dựa trên hai điều cơ bản
(a) Tác dụng chống viêm hoặc tác dụng chữa bệnh của corticoid được duy trì lâu hơn sự có mặt của thuốc trong cơ thể và tác dụng chuyển hóa của nó.
(b) Dùng corticoid mỗi buổi sáng cách ngày cho phép phục hồi trục tuyến yên-tuyến thượng thận- vùng dưới đồi (HPA) trong ngày không dùng steroid
Tóm tắt ngắn chức năng sinh lý của vùng dưới đồi-tuyến yên- tuyến thượng thận có thể có ích để hiểu được lí do.
Tác dụng đầu tiên thông qua vùng dưới đồi, việc hạ cortisol tự do kích thích tuyến yên tăng sản sinh ACTH trong khi việc tăng cortisol tự do ức chế tiết ACTH. Thông thường hệ thống HPA được đặc trưng bởi nhịp ngày đêm (nhịp sinh học). Nồng độ ACTH trong huyết thanh tăng từ mức thấp lúc 10giờ tối tới mức đỉnh vào khoảng 6giờ sáng. Việc tăng ACTH kích thích tuyến vỏ thượng thận hoạt động gây nên sự tăng cortisol trong huyết tương đến mức cao nhất xảy ra vào khoảng 2 giờ sáng tới 8 giờ sáng. Việc tăng cao cortisol này ức chế bài tiết ACTH và tới lượt nó lại ức chế hoạt động của tuyến thượng thận. Có hiện tượng giảm dần nồng độ corticoid huyết tương trong ngày với mức độ thấp nhất vào lúc nửa đêm.
Nhịp ngày đêm của trục HPA mất đi trong bệnh Cushing, một hội chứng cường vỏ thượng thận đặc trưng bởi bênh béo phì phân bố hướng tâm, da mỏng dễ bị thâm tím,cơ teo và yếu, tăng huyêt áp, tiểu đường tiềm tàng, loãng xương, mất cân bằng điện giải…
Các triệu chứng lâm sàng tương tự bệnh cường tuyến vỏ thượng thận có thể xuất hiện trong qua trình điều trị corticoid với liệu pháp dùng liều gây tác dụng dựơc lý kéo dài chia làm nhiều liều nhỏ . Tiếp đó, việc xuất hiện rối loạn chu kì ngày đêm với việc duy trì nông độ cao corticoid trong đêm đóng vai trò lớn trong việc làm tăng các tác dụng phụ của corticoid. Loại trừ nồng độ cao liên tục trong huyết thanh trong thời gian ngắn có thể ngăn những tác dụng không mong muốn. Trong quá trình điều trị với liều dược lý corticosteroids, việc sản sinh ACTH bị ức chế với việc giảm tiết cortisol bởi vỏ thượng thận.
Thời gian phục hồi bình thường của HPA thay đổi phụ thuộc vào liều dùng và thời gian điều trị. Trong thời gian này bệnh nhân có thể bị tổn thương bởi bất cứ tình trạng căng thẳng nào. Mặc dù có sự giảm đáng kể sự ức chế thượng thân bằng cách dùng một liểu prednisolone duy nhất (10mg) vào buổi sáng trái với ¼ liều dùng mỗi 6 giờ, có bằng chứng cho thấy dùng liều dược lý có thể có tác dụng ngăn cản hoạt động của tuyến thượng thận sau vài ngày. Hơn nữa, Một liều duy nhất corticosteroid sẽ gây ra sự ức chế tuyến thượng thận trong 2 ngày hoặc hơn. Những corticoid khác, bao gồm methylprednisolone, hydrocortisone, prednisone, và prednisolone được xem là có thời gian tác dụng ngắn ( ức chế tuyến thượng thận trong 1¼ tới 1½ ngày sau khi dùng liều duy nhất) và do đó được đề nghị dùng liệu pháp cách ngày).
Những điều sau cần chú ý khi sử dụng liệu pháp cách ngày (ADT):
(1) Áp dụng các quy tắc cơ bản và chỉ định cho liệu pháp corticosteroid. Tác dụng của ADT không khuyến khích sử dụng steroid bừa bãi.
(2) ADT là một kĩ thuật điều trị căn bản cho bệnh nhân điều trị corticoid dược lý trong thời gian dài trước đó.
(3) Trong tiến triển bệnh hơi nặng mà được điều trị bằng corticoid, có thể bắt đầu điều trị bằng ADT. Trường hợp bệnh nặng hơn đòi hỏi liều dùng cao được chia làm nhiều liều nhỏ mỗi ngày để điều trị lúc đầu. Tiếp tục dùng liều có tác dụng ngăn cản ban đầu tới khi đạt được đáp ứng lâm sàng thích hợp, thường là 4 tới 10 ngày trong những bệnh collagen và dị ứng. Giữ khoảng thời gian dùng liều tấn công ban đầu ngắn tới mức thấp nhất có thể là rất quan trọng khi dự định dùng liệu pháp ADT sau đó.
Cần thiết lập sự theo dõi, có thể theo 2 chiều hướng:
(a) Thay đổi sang liệu pháp ADT và giảm từ từ lượng corticoid mỗi ngày, hoặc
(b) Theo dõi tiến triển bệnh giảm liều corticoid mỗi ngày tới liều hiệu quả thấp nhất nhanh nhất có thể và sau đó thay đổi sang liệu pháp cách ngày.
Về mặt lý thuyết, chiều hướng (a) có thể thích hợp hơn.
(4) Do những ưu điểm của ADT, rất đáng để áp dụng thử ngiệm liệu pháp này trên những bệnh nhân đang phải điều trị corticoid hàng ngày trong một thời gian dài ( vd bệnh nhân viêm khớp mạn tính). Khi những bệnh nhân này có hiện tượng ức chế trục HPA, thiết lập liệu pháp ADT có thể khó và không phải lúc nào cũng thành công, tuy nhiên, các thử nghiệm hợp thức nên được tiến hành nhằm thay đổi tình trạng đó. Dùng liều gấp 3 hay thậm chí là bốn lần duy trì hàng ngày vào các sáng cách tốt hơn là liều gấp hai lần nếu không có bắt gặp trở ngại bất ngờ nào. Khi bệnh nhân được theo dõi lại, giảm liều tới nhỏ nhất.
(5) Như đã chỉ ra ở trên, các corticosteroid khác đang có, do tác dụng ức chế kéo dài của thuốc trên hoạt động của tuyến thượng thận, không đề nghị dùng liệu pháp ADT (vd dexamethasone và betamethasone).
(6) Hoạt động mạnh nhất của tuyến vỏ thượng thận là từ 2 tới 8 giờ sáng và yếu nhất là từ 4 giờ và nửa đêm. Các corticosteroid ngoại sinh sẽ ức chế hoạt động của tuyến vỏ thượng thận yếu nhất khi dùng thuốc tại thời điểm mà tuyến hoạt động mạnh nhất (buổi sáng)
(7) Trong khi dùng liệu pháp ADT, trong tất cả các hoàn cảnh điều trị,việc thay đổi tùy thuộc vào từng tình huống và từng bệnh nhân là rất quan trọng. Các triệu chứng có thể không hoàn toàn giống nhau trên tất cả các bệnh nhân. Việc giải thích những lợi ích của liệu pháp ADT có thể giúp bệnh nhân hiểu và chịu đựng việc xuất hiện rầm rộ các triệu chứng có thể xảy ra vào thời điểm cuối của những ngày không steroid. Tiến hành các hỗ trợ điều trị triệu chứng hoặc tăng các biện pháp này nếu cần thiết
(8) Trong trường hợp xuất hiện rầm rộ cấp tính trong tiến triển bệnh, có thể cần quay trở lại liều điều trị đầy đủ chia nhỏ mỗi ngày nhằm kiểm soát tình hình. Có thể bắt đầu xây dựng có kiểm soát liệu pháp ADT lại một lần nữa.
(9) Mặc dù có thể giảm thiểu nhiều tác dụng không mong muốn của việc điều trị bằng corticosteroid bằng ADT như trong bất cứ hoàn cảnh điều trị nào, bác sĩ phải cân nhắc cẩn thận mức độ lợi hại cho mỗi bệnh nhân điều trị bằng corticoid.