Tin tức: Khi kinh tế Trung Quốc "hắt hơi"

Khi kinh tế Trung Quốc "hắt hơi"

Nội dung

Ảnh minh họa.
Báo cáo mới đây của Oxford Economics về kinh tế Trung Quốc cho rằng, nếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hạ cánh cứng, tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm mạnh. Các đối tác thân thiết cũng như những quốc gia xuất khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng nặng nhất. Áp lực giảm phát đối với kinh tế thế giới sẽ tăng lên đáng kể.

Ở thời điểm hiện tại, người ta đã có thể thấy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại tác động như thế nào đến kinh tế thế giới. Giá hàng hóa sụt giảm và các đối tác thương mại của nước này đang cảm nhận được một vài gánh nặng.

Kinh tế bùng nổ trong suốt 30 năm qua đã đưa tỷ trọng của kinh tế Trung Quốc trong GDP toàn cầu lên mức 11% và nước này cũng đóng góp tới 10% tổng thương mại toàn cầu. Hệ thống tài chính của nước này có quy mô khổng lồ, với nguồn cung tiền lớn hơn của Mỹ và chiếm hơn 20% của toàn thế giới. Bởi vậy, không sai khi nói rằng, khi Trung Quốc "hắt hơi", kinh tế toàn cầu cũng có thể bị “cảm lạnh”.

Về thương mại, mức độ phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc đã hiển hiện trong suốt thời gian từ 2004 đến 2014, với tổng lượng hàng hóa nhập vào Trung Quốc tăng trưởng trung bình 11%/ năm. Tuy nhiên, con số này đã giảm khoảng 4% trong ba quý đầu năm 2015. Có nghĩa là, Trung Quốc có thể khiến tăng trưởng thương mại của thế giới sụt giảm 0,4 điểm phần trăm trong chín tháng đầu năm, sau khi đều đặn thêm vào 1 điểm phần trăm mỗi năm trong thập kỷ trước.

Sau đó là những tác động gián tiếp lên GDP của các nước đối tác thương mại. Một con đường lan truyền khác là thông qua giá cả hàng hóa. Bất kỳ sự suy giảm nào trong tăng trưởng của Trung Quốc cũng sẽ khiến giá cả giảm sâu hơn, đặc biệt trong bối cảnh nguồn cung mở rộng mạnh mẽ trong mấy năm gần đây.

Nếu kinh tế tiếp tục giảm tốc, hệ thống tài chính của Trung Quốc sẽ gặp phải nhiều vấn đề, từ đó lan ra kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, không giống như Mỹ, tính chất khép kín của thị trường tài chính Trung Quốc lại là một điều tốt. Hiện phần lớn ngân hàng Trung Quốc đều thuộc sở hữu của các nhà đầu tư trong nước, do đó hạn chế việc nợ xấu trở thành vấn đề toàn cầu.

Lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hiện dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Trung Quốc đang ở mức khoảng 1.500 tỷ USD, do đó nếu hiệu quả đầu tư thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

M.C (theo Bloomberg)

Báo cáo mới đây của Oxford Economics về kinh tế Trung Quốc cho rằng, nếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hạ cánh cứng, tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm mạnh. Các đối tác thân thiết cũng như những quốc gia xuất khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng nặng nhất. Áp lực giảm phát đối với kinh tế thế giới sẽ tăng lên đáng kể.

Nguồn: tgvn.com.vn/Item/VN/KinhTe/2015/11/48696EDF4D9A75EB/


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận