Đại học Kiến trúc Hà Nội

Đại học Kiến trúc Hà Nội

Km10, đường Nguyễn Trãi,, Q.Thanh Xuân, Hà Nội , Quận Thanh Xuân , Hà Nội

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo

Đại học
Tên ngành Phương thức tuyển sinh Khối thi Điểm chuẩn 2013
Cấp thoát nước Thi tuyển A 16.5
Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng Thi tuyển A 16.5
Kiến trúc Thi tuyển V 21.5
Kiến trúc cảnh quan Thi tuyển V -
Kỹ thuật công trình xây dựng Thi tuyển A 16.5
Kỹ thuật đô thị Thi tuyển A 16.5
Quản lí xây dựng Thi tuyển A 16.5
Quy hoạch vùng và đô thị Thi tuyển V 21.5
Thiết kế đồ họa Thi tuyển H 17
Thiết kế nội thất Thi tuyển H 17

Giới thiệu

Giới thiệu

 

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội được Hội đồng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 181/CP, ngày 17 tháng 9 năm 1969, trực thuộc Bộ Kiến trúc (nay là Bộ Xây dựng). Tiền thân của Trường là lớp Kiến trúc sư đầu tiên, được thành lập năm 1961, trực thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trường thuộc Bộ Xây dựng, chịu sự quản lý Nhà nước về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.

 

Quy mô năng lực hệ thống trang thiết bị:

 

- Hiện nay, Trường có trên 800 cán bộ viên chức, người lao động hợp đồng. Trong số đó có 416 cán bộ giảng dạy, 73 tiến sĩ, 265 thạc sĩ, 2 Giáo sư, 22 phó giáo sư, 17 Nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú. Về đào tạo, trong 45 năm qua, Trường đã đào tạo được 23.213 kiến trúc sư và kỹ sư, 709 thạc sỹ, 65 tiến sỹ thuộc các chuyên ngành đào tạo của Trường.

 

Cán bộ giảng dạy, cán bộ khoa học, học viên, sinh viên của Trường đã thực hiện hàng ngàn đề tài nghiên cứu khoa học. Trong đó, có nhiều đề tài trọng điểm của Nhà nước, của ngành Xây dựng như: công trình nghiên cứu khoa học trọng điểm của Nhà nước về nhà ở, mô hình và các giải pháp quy hoạch, kiến trúc các vùng sinh thái đặc trưng ở Việt Nam, nghiên cứu lựa chọn công nghệ thích hợp phục vụ công nghiệp hoá xây dựng nhà ở Việt Nam đến năm 2020...

 

Trường có quan hệ hợp tác với 56 trường đại học và tổ chức quốc tế trên thế giới. Liên kết đào tạo đại học, sau đại học với nhiều trường như: Đại học Montreal (Canada), Đại học Toulouse (Pháp), Đại học Dresden (CHLB Đức), Đại học tổng hợp Melbourne (úc)...

 

Trường hiện có 8 khoa, 4 trung tâm và 1 bộ môn trực tiếp đào tạo các hệ đại học, sau đại học, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của Trường là: hệ chính quy: 1100-1200; hệ cử tuyển: 50; hệ không chính quy: 750-800; Thạc sĩ: 120-150; Tiến sĩ: 10-20 nghiên cứu sinh.

 

Đưa công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tế tạo môi trường hoạt động cho thày và trò, Nhà trường còn có: Viện nghiên cứu kiến trúc nhiệt đới, Văn phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng, công ty Xây dựng và phát triển đô thị, Trung tâm công nghệ hạ tầng và môi trường đô thị...

 

Để thực hiện tốt công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường đã xây dựng hệ thống ging đường, phòng học, Trung tâm Thông tin thư viện, Trung tâm thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thày và trò trong học tập và nghiên cứu khoa học tại Trường.

 

Nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, hội nhập quốc tế luôn là mục tiêu, là hướng đi ưu tiên của Trường.

 

Định hướng phát triển Nhà trường:

 

Đào tạo: Dự kiến đến năm 2010 lưu lượng sinh viên theo học ở Trường là 10.000 sinh viên. Với chỉ tiêu tuyển sinh: Hệ chính quy là 1350 sinh viên/năm; hệ không chính quy là 800 sinh viên/năm; hệ sau đại học: thạc sĩ là 120-150 học viên/năm, tiến sĩ là 20-30 Nghiên cứu sinh/năm; đào tạo lại 400-500 lượt người/năm.

 

Phát triển khoa học công nghệ: Tập trung nghiên cứu các lĩnh vực xây dựng nhà ở, xây dựng và quy hoạch phát triển nông thôn, phát triển đô thị bền vững, các công trình có kết cấu đặc biệt...

 

Phát triển hợp tác quốc tế: Tăng cường phát triển các quan hệ hợp tác với các trường đại học trong nước và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, trao đổi học thuật, trao đổi nghiên cứu, trao đổi đào tạo, tìm kiếm nguồn tài trợ và tăng cường nguồn lực tài chính phục vụ tốt công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chủ động trong quan hệ quốc tế.

 

Củng cố và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

 

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: Từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất tiến tới hoàn chỉnh xây dựng và trang bị cơ sở vật chất của Trường đạt chuẩn quốc gia, đồng thời tiến hành các thủ tục triển khai dự án xây dựng cơ sở 2 của Trường cho phù hợp với quy mô đào tạo.

 

Khi nhắc đến sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến một nét phong cách rất riêng, có chút cá tính độc đáo kỳ lạ, pha chất nghệ sĩ lãng mạn nhưng lại rất phóng khoáng, tự do, sôi nổi ở mọi nơi nhưng lại trầm lắng khi cần thiết, cổ điển trong cách thể hiện nhưng lại hiện đại trong lối suy nghĩ. Tóm lại, đó là một phong cách mà khó có thể nhầm lẫn với bất cứ trường đại học nào khác. Mặc dù vậy, mỗi khi được hỏi về cảm nhận của mình với ngôi trường này, sinh viên của trường chỉ cười và đáp lại thật giản đơn: "Chúng tôi tự hào và yêu mến ngôi trường của mình".

 

www.edunet.com.vn

Nguồn: Đại học Kiến Trúc Hà Nội

Maps:


Nguồn: www.truongxua.vnTrường ĐH Kiến Trúc Hà Nội


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận