Đại học | |||
Tên ngành | Phương thức tuyển sinh | Khối thi | Điểm chuẩn 2013 |
---|---|---|---|
Bảo vệ thực vật | Thi tuyển | B | 18.5 |
Bệnh học thủy sản | Thi tuyển | B | 14 |
Chăn nuôi | Thi tuyển | B | 14 |
Chính trị học | Thi tuyển | C | - |
Công nghệ chế biến thủy sản | Thi tuyển | A | 17 |
Công nghệ kĩ thuật hoá học | Thi tuyển | A B | 19.5 20.5 |
Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan | Thi tuyển | B | 14 |
Công nghệ sinh học | Thi tuyển | A B | 19 20 |
Công nghệ thông tin | Thi tuyển | A A1 | 17 17 |
Công nghệ thực phẩm | Thi tuyển | A | 18.5 |
Giáo dục Công dân | Thi tuyển | C | 17 |
Giáo dục Thể chất | Thi tuyển | T | 22.5 |
Giáo dục Tiểu học | Thi tuyển | A D1 | 18 18.5 |
Hệ thống thông tin | Thi tuyển | A A1 | 13 13 |
Hóa học | Thi tuyển | A B | 19 20 |
Kế toán | Thi tuyển | A A1 D1 | 17.5 17.5 18 |
Khoa học cây trồng | Thi tuyển | B | 15 |
Khoa học đất | Thi tuyển | B | 14 |
Khoa học máy tính | Thi tuyển | A A1 | 13 13 |
Khoa học môi trường | Thi tuyển | A B | 19 20 |
Kĩ thuật cơ khí | Thi tuyển | A A1 | 15.5 15.5 |
Kĩ thuật công trình xây dựng | Thi tuyển | A A1 | 18 18 |
Kĩ thuật điện, điện tử | Thi tuyển | A A1 | 18 18 |
Kĩ thuật máy tính | Thi tuyển | A A1 | 13 13 |
Kiểm toán | Thi tuyển | A A1 D1 | 18.5 18.5 19 |
Kinh doanh quốc tế | Thi tuyển | A A1 D1 | 15.5 15.5 16 |
Kinh doanh thương mại | Thi tuyển | A A1 D1 | 15 15 16 |
Kinh tế | Thi tuyển | A A1 D1 | 17 17 17.5 |
Kinh tế nông nghiệp | Thi tuyển | A A1 D1 | 17 17 17.5 |
Kinh tế tài nguyên thiên nhiên | Thi tuyển | A A1 D1 | 17 17 17.5 |
Kỹ thuật cơ - điện tử | Thi tuyển | A A1 | 16 16 |
Kỹ thuật điện tử, truyền thông | Thi tuyển | A A1 | 16.5 16.5 |
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | Thi tuyển | A A1 | 13.5 13.5 |
Kỹ thuật môi trường | Thi tuyển | A | 16 |
Kỹ thuật phần mềm | Thi tuyển | A A1 | 15 15 |
Kỹ thuật tài nguyên nước | Thi tuyển | A A1 | - - |
Lâm sinh | Thi tuyển | A A1 B | 13 13 14 |
Luật | Thi tuyển | A C D1 D3 | 20 21 20.5 20.5 |
Marketing | Thi tuyển | A A1 D1 | 16 16 16.5 |
Ngôn ngữ Anh | Thi tuyển | D1 | 18.5 |
Ngôn ngữ Pháp | Thi tuyển | D1 D3 | 13.5 13.5 |
Nông học | Thi tuyển | B | 18 |
Nuôi trồng thủy sản | Thi tuyển | B | 15.5 |
Phát triển nông thôn | Thi tuyển | A A1 B | 15.5 15.5 16.5 |
Quản lí công nghiệp | Thi tuyển | A A1 | 16.5 16.5 |
Quản lí tài nguyên và môi trường | Thi tuyển | A A1 B | 18 18 19 |
Quản lý đất đai | Thi tuyển | A A1 B | 18 18 19 |
Quản lý nguồn lợi thủy sản | Thi tuyển | A B | 13.5 14.5 |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành | Thi tuyển | A A1 D1 | 17 17 17.5 |
Quản trị kinh doanh | Thi tuyển | A A1 D1 | 19.5 19.5 20 |
Sinh học | Thi tuyển | B | 15.5 |
Sinh học ứng dụng | Thi tuyển | B | - |
Sư phạm Địa lý | Thi tuyển | C | 18 |
Sư phạm Hóa học | Thi tuyển | A B | 19 20 |
Sư phạm Lịch sử | Thi tuyển | C | 18 |
Sư phạm Ngữ văn | Thi tuyển | C | 19 |
Sư phạm Sinh học | Thi tuyển | B | 15.5 |
Sư phạm Tiếng Anh | Thi tuyển | D1 | 18 |
Sư phạm Tiếng Pháp | Thi tuyển | D1 D3 | 13.5 13.5 |
Sư phạm Toán học | Thi tuyển | A A1 | 20.5 20.5 |
Sư phạm Vật lý | Thi tuyển | A A1 | 15.5 15.5 |
Tài chính - Ngân hàng | Thi tuyển | A A1 D1 | 15.5 15.5 16 |
Thông tin học | Thi tuyển | D1 | 14 |
Thú y | Thi tuyển | B | 16 |
Toán ứng dụng | Thi tuyển | A | 13.5 |
Triết học | Thi tuyển | C | - |
Truyền thông và mạng máy tính | Thi tuyển | A A1 | 15.5 15.5 |
Văn học | Thi tuyển | C | 21 |
Vật lý kỹ thuật | Thi tuyển | A A1 | - - |
Việt Nam học | Thi tuyển | C D1 | 18.5 18 |
Đại học Cần Thơ, cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Hiện nay Trường đào tạo 76 chuyên ngành đại học, 28 chuyên ngành cao học 8 chuyên ngành nghiên cứu sinh và 1 chuyên ngành cao đẳng.
Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Song song với công tác đào tạo, Đại học Cần Thơ đã tham gia tích cực các chương trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng. Từ những kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, Trường đã tạo ra nhiều sản phẩm, qui trình công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu, tạo được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đại học Cần Thơ tranh thủ được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương Đồng bằng sông Cửu Long trong các lĩnh vực đào tạo, hợp tác khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Trường đã mở rộng quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật với nhiều tổ chức quốc tế, trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới.
Thông qua các chương trình hợp tác, năng lực quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, tài liệu thông tin khoa học được bổ sung.
* Quá trình hình thành và phát triển:
1/ Thời kỳ viện đại học Cần Thơ ( 1966 – 1975)
Được thành lập ngày 31 tháng 03 năm 1966, Viện Đại học Cần Thơ có bốn khoa: Khoa học, Luật khoa và Khoa học Xã hội, Văn khoa, Sư phạm (có Trường Trung học Kiểu mẫu) đào tạo hệ Cử nhân, Trường Cao đẳng Nông nghiệp đào tạo hệ kỹ sư và Trung tâm Sinh ngữ giảng dạy chương trình ngoại ngữ cho sinh viên.
Cơ sở vật chất của Viện Đại học Cần Thơ tọa lạc trên 4 địa điểm:
- Tòa Viện trưởng (Số 5, đại lộ Hoà Bình): là nơi tâp trung các bộ phận hành chính của Viện.
- Khu I (đường 30/4): diện tích hơn 5 ha là khu nhà ở, lưu trú xá nữ sinh viên, Trường Trung học Kiểu mẫu, Trường Cao đẳng Nông nghiệp và nhà làm việc của các khoa.
- Khu II: (đường 3/2): diện tích 87 ha, là khu nhà học chính của Trường.
- Khu III: (số 1, Lý Tự Trọng): diện tích 0,65 ha, là cơ sở đào tạo đầu tiên gồm khoa Khoa học và Thư viện.
2/ Đại học Cần Thơ giai đoạn sau năm 1975
Viện Đại học Cần Thơ được đổi thành Đại học Cần Thơ. Lúc này, chương trình đào tạo và sinh viên cũ của Khoa Sư phạm và Cao đẳng Nông nghiệp được tiếp tục đào tạo tại Khoa Sư phạm Tự nhiên và Khoa Nông nghiệp của ĐHCT. Sinh viên của các khoa khác hoặc được gởi lên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hoặc được chuyển vào các chuyên ngành đang đào tạo tại Trường.
Sau năm 1975, Khoa Sư phạm được tách thành Khoa Sư phạm Tự nhiên và Khoa Sư phạm Xã hội đào tạo giáo viên phổ thông trung học gồm Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh vật học, Văn học, Lịch sử, Địa lý, và Ngoại ngữ. Sau đó mở rộng thành 5 Khoa: Toán - Lý (1980), Hóa - Sinh (1980), Sử - Địa (1982), Ngữ văn (1983) và Ngoại ngữ (1983).
Trường Cao đẳng Nông nghiệp được đổi tên thành Khoa Nông nghiệp, đào tạo 2 ngành Trồng trọt và Chăn nuôi. Đến năm 1979, Khoa Nông nghiệp được mở rộng thành 7 Khoa: Trồng trọt (1977), Chăn nuôi - Thú y (1978), Thủy nông và Cải tạo đất (1978), Cơ khí Nông nghiệp (1978), Chế biến và Bảo quản Nông sản (1978), Kinh tế Nông nghiệp (1979), và Thủy sản (1979).
Năm 1978, Khoa Đại học Tại chức được thành lập, có nhiệm vụ quản lý và thiết kế chương trình bồi dưỡng và đào tạo giáo viên phổ thông trung học và kỹ sư thực hành chỉ đạo sản xuất cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian đào tạo là 5 năm. Từ năm 1981 do yêu cầu của các địa phương, công tác đào tạo tại chức cần được mở rộng hơn và Trường đã liên kết với các tỉnh mở các trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng Đại học Tại chức mà tên gọi hiện nay là Trung tâm Giáo dục Thường xuyên: Tiền Giang - Long An - Bến Tre, Vĩnh Long - Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và Minh Hải.
Năm 1987, để phục vụ phát triển kinh tế thị trường phù hợp với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Khoa Kinh tế Nông Nghiệp đã liên kết với Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh mở thêm 4 ngành đào tạo Cử nhân Kinh tế: Kinh tế Tài chính - Tín dụng, Kinh tế Kế toán Tổng hợp, Kinh tế Ngoại thương và Quản trị Kinh doanh. Tương tự, năm 1988, Khoa Thủy nông đã mở thêm hai ngành đào tạo mới là Thủy công và Công thôn đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà cửa và cầu đường nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 1990, Khoa Toán Lý mở hệ cao đẳng đào tạo 2 ngành: Điện tử và Tin học và nâng cấp xưởng điện tử thành Trung tâm Điện tử - Tin học.
Ngoài việc thành lập và phát triển các khoa, Đại học Cần Thơ còn tổ chức các Trung tâm nghiên cứu khoa học nhằm kết hợp có hiệu quả 3 nhiệm vụ Đào tạo – nghiên cứu khoa học- Lao động sản xuất. Từ năm 1985 đến năm 1992 có 7 Trung tâm được thành lập: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học (1985), Năng lượng mới (1987), Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác ĐBSCL (1988), Điện tử - Tin học (1990), Nghiên cứu và Phát triển Tôm-Artemia (1991), Ngoại ngữ (1991), Thông tin Khoa học & Công nghệ (1992).
Tháng 4 năm 2003, Khoa Y- Nha - Dược được tách ra để thành lập Trường Đại học Y- Dược trực thuộc Bộ Y Tế.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Trường luôn nhận được sự quan tâm, hổ trợ của Nhà nước, Chính phủ và Bộ chủ quản.
* Những hoạt động của Trường:
Đào tạo
Trường hiện có 76 chuyên ngành đào tạo đại học và 1 chuyên ngành cao đẳng với 21.370 sinh viên hệ chính qui, 10.014 sinh viên hệ vừa làm vừa học và 3.654 sinh viên hệ khác (cử tuyển, liên thông, bằng 2...); 28 chuyên ngành cao học và 8 chuyên ngành nghiên cứu sinh với 1.846 học viên. Hàng năm, Trường còn tiếp nhận sinh viên từ các truờng đại học nước ngoài (Hoa Kỳ, Bỉ, Nhật Bản,...) đến học tại Trường trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa hai bên.
Thời gian đào tạo tại Đại học Cần Thơtừ 4 - 5 năm cho các chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư, theo hệ thống tín chỉ. Chương trình đào tạo gồm ba học kỳ đầu tiên dành cho các môn chung của tất cả các khối ngành và các môn cơ bản cho từng khối ngành; các học kỳ còn lại dành cho các kiến thức cơ sở và chuyên môn cho chuyên ngành đào tạo.
Ngoài tuyển sinh đào tạo sau đại học trong nước, hàng năm Trường còn được Bộ giao nhiệm vụ tuyển sinh đào tạo sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước.
Nghiên cứu khoa học
Đại học Cần Thơ đã chủ trì nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường, mở rộng hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học và kỹ thuật phục vụ kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trong cả nước.
Các chương trình nghiên cứu quốc gia có liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước được thực hiện trên nhiều địa bàn ở Đồng bằng sông Cửu Long và trong cả nước đã đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao như các chương trình: Điều tra cơ bản vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu đất phèn, nghiên cứu và sản xuất Artemia - Tôm, nghiên cứu kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, vi sinh vật cố định đạm, chế biến và bảo quản nông sản, nghiên cứu các mô hình hệ thống canh tác và tuyển chọn các giống lúa thích nghi, phòng trừ dịch hại trên cây trồng, cải thiện hoa màu, kinh tế vườn, phát triển và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi - thú y, mô hình VACB, cơ khí nông nghiệp và cơ khí phục vụ sau thu hoạch, qui hoạch tổng thể giáo dục Đồng bằng sông Cửu Long,... Các chương trình này đã tranh thủ được sự hỗ trợ của các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế và nhiều tổ chức, trường đại học khác.
Hợp tác trong nước
Trường đã ký kết hợp tác toàn diện về nghiên cứu khoa học và đào tạo với Viện Nghiên cứu Lúa Đồng bằng sông Cửu Long và Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam. Trường cũng đã Thỏa thuận hợp tác với hầu hết UBND các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, Trường đã Ký kết Thỏa thuận hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với 10 trường Đại học khối Nông-Lâm-Ngư trong cả nước.
Trường đang tập trung mở rộng năng lực đào tạo sau đại học nhằm giúp giải quyết nhu cầu bức thiết phải nâng cấp nhanh lực lượng cán bộ giảng dạy của Trường, các trường đại học, cao đẳng cán bộ nghiên cứu thuộc các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tăng cường đào tạo ngắn hạn, mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ cho cán bộ và nhân dân trong vùng... Chuyển mạnh từ đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, của xã hội.
Mối quan hệ giữa Trường với các tỉnh trong vùng ngày càng được thắt chặt trong sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Sự ưu ái của các tỉnh trong vùng, đặc biệt là của Thành phố Cần Thơ đối với Trường Đại học Cần Thơ là một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Trường
Hợp tác Quốc tế
Hợp tác quốc tế là một trong những mặt mạnh của Trường. Thông qua các chương trình hợp tác với các tổ chức và các viện, trường đại học trên thế giới, Đại học Cần Thơ đã mở rộng và nâng tầm hoạt động về các mặt: quản lý, qui hoạch, giảng dạy, năng lực cán bộ, Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin khoa học kỹ thuật, từng bước nâng cấp và bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Hiện nay, Đại học Cần Thơ đã có quan hệ hợp tác với trên 80 viện, trường đại học và tổ chức quốc tế. Trong đó có một số dự án hợp tác lớn với Nhật Bản, Hà Lan, Bỉ, Hoa Kỳ, Úc, Đan Mạch, Đức. Hợp tác với các quốc gia ở châu Á như Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaisia, Philippine, Singapore, Thái Lan,... rất đa dạng và phát triển.
Trường đã và đang triển khai có hiệu quả chương trình “học phần nhiệt đới” và Đề án Mêkong 1000:
- “Học phần nhiệt đới” là một chương trình đặc biệt được thiết kế để giới thiệu cho sinh viên quốc tế về môi trường và đời sống ở vùng nhiệt đới và giúp sinh viên khám phá đời sống văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Đề án Mêkong 1000 nhằm mục đích gởi cán bộ ra nước ngoài để đào tạo sau đại học để phục vụ cho việc công nghiệp hóa hiện đại hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
www.edunet.com.vn
Nguồn: Trường Đại học Cần Thơ