Trường Đại học Vinh

Trường Đại học Vinh

182 đường Lê Duẩn,, TP.Vinh, Nghệ An , TP.Vinh , Nghệ An
  • Trường Đại học Vinh Địa chỉ: 182 đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. (038) 3 856 394 - Fax: (038) 3 855 269

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo

Đại học
Tên ngành Phương thức tuyển sinh Khối thi Điểm chuẩn 2013
Chính trị học Thi tuyển C 14
Công nghệ thông tin Thi tuyển A A1 14 14
Công nghệ thực phẩm Thi tuyển A 14.5
Công tác xã hội Thi tuyển C 14
Giáo dục chính trị Thi tuyển C 15
Giáo dục Mầm non Thi tuyển M 18
Giáo dục quốc phòng - An ninh Thi tuyển A B C 15 15 15
Giáo dục thể chất Thi tuyển T 23
Giáo dục Tiểu học Thi tuyển A C D1 18 18 18
Hóa học Thi tuyển A 13
Kế toán Thi tuyển A A1 D1 17 17 17
Khoa học máy tính Thi tuyển A 13
Khoa học Môi trường Thi tuyển B 14
Khuyến nông Thi tuyển A B 13 14
Kĩ thuật điều khiển và tự động hóa Thi tuyển A A1 14 14
Kĩ thuật xây dựng Thi tuyển A A1 16 16
Kĩ thuật xây dựng công trình giao thông Thi tuyển A A1 14 14
Kinh tế Thi tuyển A A1 D1 15 15 15
Kinh tế nông nghiệp Thi tuyển A B D1 13 14 13.5
Kỹ thuật điện tử, truyền thông Thi tuyển A A1 14 14
Lịch sử Thi tuyển
Luật Thi tuyển C 16
Ngôn ngữ Anh Thi tuyển D1 20
Nông học Thi tuyển A B 13 14
Nuôi trồng thủy sản Thi tuyển A B 13 14
Quản lí đất đai Thi tuyển A B 13 14
Quản lí tài nguyên và môi trường Thi tuyển A B 13 14
Quản lý giáo dục Thi tuyển A C D1 13 14 13.5
Quản trị kinh doanh Thi tuyển A A1 D1 15 15 15
Sinh học Thi tuyển B 14
Sư phạm Địa lí Thi tuyển C 15
Sư phạm Hóa học Thi tuyển A 18
Sư phạm Lịch sử Thi tuyển C 15
Sư phạm Ngữ văn Thi tuyển C 17
Sư phạm Sinh học Thi tuyển B 15
Sư phạm Tiếng Anh Thi tuyển D1 21
Sư phạm Tin học Thi tuyển A 15
Sư phạm Toán học Thi tuyển A 20
Sư phạm Vật lý Thi tuyển A 15
Tài chính - Ngân hàng Thi tuyển A A1 D1 15 15 15
Toán học Thi tuyển A 13
Toán ứng dụng Thi tuyển
Văn học Thi tuyển C 14
Vật lý học Thi tuyển A 15
Việt Nam học Thi tuyển C D1 14 13.5

Giới thiệu

Giới thiệu

 

Trường Đại học Vinh (đổi tên từ Đại học Sư phạm Vinh) thành lập ngày 17/7/1959, theo Nghị định 375/NĐ của Chính phủ, là trường đại học sư phạm thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đặt tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh. Lúc này, trường còn là phân hiệu, nhưng đã có con dấu và thẩm quyền cấp bằng đại học sư phạm.

 

Những mốc lịch sử đáng nhớ:

 

- 5 năm đầu ở Vinh (1959 - 1964) là thời kỳ trường chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Lễ khai giảng đầu tiên của trường được tổ chức trọng thể vào ngày 14/10/1959 tại nhà Nguyện, thuộc khu nhà Dòng nam (Ngã tư đường Lê Mao và đường Ngư Hải ngày nay). Khi mới thành lập trường chỉ có 17 giảng viên 158 sinh viên hai ban. Toán -lý, văn - sử. Ngày 28 tháng 8 năm 1962, Bộ trưởng Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ký Quyết định số 673/QĐ đổi tên phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh thành Đại học Sư phạm Vinh.



- Trong những năm 1964 - 1975 đế quốc Mỹ mở rộng âm mưu phá hoại ra miền Bắc, cơ sở đầu tiên của Trường tại thành phố Vinh bị ném bom phá hoại hư hỏng nặng nề trường phải sơ tán đi nhiều địa bàn thuộc 2 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An: Nghi Lộc, Thanh Chương Hà Trung, Thạch Thành, Quỳnh Lưu, Yên Thành,... Nhiều cán bộ sinh viên của nhà trường tinh nguyện lên đường nhập ngũ, hơn 60 cán bộ sinh viên đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong đó tiêu biểu nhất là Liệt sỹ Anh hùng Lê Thị Bạch Cát (cán bộ giảng dạy khoa Thể dục).



- Từ những năm 1973 - 1985, đất nước hoà bình, thống nhất trường trở về địa bàn thành phố Vinh tiếp tục sự nghiệp trồng người. Nhiệm vụ chính trị lúc này của nhà trường là tu sửa và xây dựng lại cơ sở vật chất, hàn gắn các vết thương chiến tranh tiếp tục động viên, cổ vũ đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên thực hiện tốt công tác giảng dạy và học tập.



- Trong những năm thực hiện sự nghiệp đổi mới (1986 - nay), đón trước được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là ở địa phương và khu vực Bắc Trung bộ, trường đã mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo nhằm không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên các cấp có trình độ đại học, đẩy mạnh đào tạo sau đại học, mở các ngành đào tạo ngoài sư phạm mà xã hội và địa phương có nhu cầu.



- Ngày 25 tháng 4 năm 2001. Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 62/2001 ngày 25/4/2001 về việc đổi tên Trường Đại học Sư phạm Vinh thành Đại học Vinh: đào tạo giáo viên có trình độ đại học và từng bước mở thêm các ngành đào tạo khác phù hợp với khả năng của nhà trường và nhu cầu nhân lực của xã hội, nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Việc đổi tên trường là sự kiện chính trị quan trọng không những đối với cán bộ, công chức, sinh viên mà còn của cả xã hội, đánh dấu bước ngoặt phát triển toàn diện vượt bậc của nhà trường trên tất cả các lĩnh vực.



- Hiện tại, Trường Đại học Vinh có 17 khoa đào tạo, 16 đơn vị phòng ban và trung tâm và Khối trung học phổ thông chuyên, có 43 mã ngành đào tạo học với trên 20 nghìn học sinh sinh viên, 21 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ, 9 chuyên ngành đào tạo nghiên cưu sinh. Tổng số cán bộ công chức nhà trường là 722, trong đó có 430 giảng viên, 27 PTS, 4 giảng viên cao cấp,115 giảng viên chính, 86 Tiến sĩ, 197 thạc sỹ.

 


Trường Đại học Vinh đã đầu tư xây dựng hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang được hoàn chỉnh, hiện đại hoá; cơ sở hạ tầng được cải tạo… Ngoài diện tích hiện nay tại khu vực Bến Thuỷ - Trường Thi (14 ha), trường đã được quy hoạch và triển khai xây dựng tại cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tịch 258 ha (cho khoa Nông Lâm Ngư, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và một số đơn vị khác). Ngoài ra, Trường đang xây dựng một số cơ sở phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở một số địa phương khác (Trại thực hành thuỷ sản Hưng Nguyên, Trung tâm thí nghiệm nuôi trồng thuỷ sản Nghi Xuân,…). Nhà trường đã có nhiều giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được nhiều nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực.



Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Trường Đại học Vinh được nâng cao về chất lượng, tăng cường về số lượng, hợp lý về cơ cấu. Hiện tại, có hơn 800 cán bộ - công chức (10/2008). Chức danh, trình độ đào tạo: 3 GS, 4 giảng viên cao cấp, 34 Phó giáo sư, 133 giảng viên chính, 15 chuyên viên chính, 108 Tiến sĩ, 308 Thạc sĩ. Trường Đại học Vinh có hàng trăm nhà khoa học, giảng viên, nhân viên làm việc, giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng, hợp đồng. Số giảng viên là 556 (trong đó có 3 GS, 4 giảng viên cao cấp, 34 PGS, 133 giảng viên chính, 108 TS, 283 ThS). Tỷ lệ số giảng viên có trình độ từ TS, ThS là 72 %, có trình độ TS trở lên là 19,8%, có chức danh GS, PGS, GVC là 31,8%. Có 30 giáo viên và 250 chuyên viên, KTV, cán bộ hành chính, phục vụ (trong đó có 15 chuyên viên chính, 40 ThS). Có 11 sĩ quan quân đội được biệt phái về công tác tại Khoa Giáo dục Quốc phòng.



Nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Vinh được tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý. Nhà trường đã được tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng Nhì (1979), Huân chương Lao Động hạng Nhất (1992), Huân chương Độc Lập hạng Ba (1995), Huân chương Độc Lập hạng Nhì (2001), danh hiệu Anh hùng Lao động (2004), Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ (2007) và nhiều phần thưởng cao quý khác. Trường đã có 20 cán bộ được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, có 9 đơn vị và 17 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng Nhì, hạng Ba.



Mục tiêu mà Đại học Vinh đang hướng tới là xây dựng Đại học Vinh thành trường đại học đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực; một trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu của đất nước, với một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp trong và ngoài nước.

 

www.edunet.com.vn

Nguồn: Trường Đại học Vinh

Maps:


Nguồn: www.truongxua.vnTrường ĐH Vinh


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận