Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Trâu Qùy,, H.Gia Lâm, Hà Nội , Huyện Gia Lâm , Hà Nội

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo

Đại học
Tên ngành Phương thức tuyển sinh Khối thi Điểm chuẩn 2013
Bảo vệ thực vật Thi tuyển A B 15.5 16.5
Chăn nuôi Thi tuyển A B 15.5 16.5
Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan Thi tuyển A B 15.5 16.5
Công nghệ sau thu hoạch Thi tuyển A B 15.5 16.5
Công nghệ sinh học Thi tuyển A B 15.5 16.5
Công nghệ thông tin Thi tuyển A 15.5
Công nghệ thực phẩm Thi tuyển A B 15.5 16.5
Công thôn Thi tuyển A 15.5
Kế toán Thi tuyển A D1 15.5 16
Khoa học cây trồng Thi tuyển A B 15.5 16.5
Khoa học đất Thi tuyển A B 15.5 16.5
Khoa học Môi trường Thi tuyển A B 15.5 16.5
Kĩ thuật cơ khí Thi tuyển A 15.5
Kĩ thuật điện, điện tử Thi tuyển A 15.5
Kinh doanh nông nghiệp Thi tuyển A D1 15.5 16
Kinh tế Thi tuyển A D1 15.5 16
Kinh tế nông nghiệp Thi tuyển A D1 15.5 16
Nông nghiệp Thi tuyển A B 15.5 16.5
Nuôi trồng thủy sản Thi tuyển A B 15.5 16.5
Phát triển nông thôn Thi tuyển A B 15.5 16.5
Quản lí đất đai Thi tuyển A B 15.5 16.5
Quản trị kinh doanh Thi tuyển A D1 15.5 16
Sư phạm kĩ thuật nông nghiệp Thi tuyển A B 15.5 16.5
Thú y Thi tuyển A B 15.5 16.5
Xã hội học Thi tuyển
Cao đẳng
Tên ngành Phương thức tuyển sinh Khối thi Điểm chuẩn 2013
Công nghệ kĩ thuật cơ khí Xét tuyển A 10
Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử Xét tuyển A 10
Công nghệ kĩ thuật môi trường Xét tuyển A B 10 11
Dịch vụ thú y Xét tuyển A B 10 11
Khoa học cây trồng Xét tuyển A B 10 11
Quản lí đất đai Xét tuyển A B 10 11

Giới thiệu

Giới thiệu


Trường Ðại học Nông nghiệp Hà Nội đã trải qua 52 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ thày và trò luôn luôn thi đua, phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ khi Người về thăm trường: "Ðoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng, để tiến bộ mãi"phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.


Trong suốt 52 năm qua, Nhà trường đã có nhiều công lao trong các lĩnh vực đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý có trình độ cao, nghiên cứu và chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

 


Những giai đoạn phát trển của nhà trường:


*/ Giai đoạn 1956 – 1966:


Tiền thân là Trường Đại học Nông Lâm, được thành lập theo nghị định số 53/NĐ-NL ngày 12/10/1956 của Bộ Nông Lâm, gồm 03 khoa: Nông học, Chăn nuôi -Thú y, Lâm học; có 5 ngành học, gồm: trồng trọt, cơ khí nông nghiệp, chăn nuôi, thú y và lâm nghiệp.


Năm 1958, sáp nhập thêm Viện khảo cứu trồng trọt, Viện khảo cứu chăn nuôi, phòng nghiên cứu gỗ và lâm sinh để trở thành Học viện Nông Lâm. Năm 1961, mở thêm ngành nuôi trồng và đánh bắt chế biến thuỷ sản; thành lập thêm khoa kinh tế nông nghiệp. Năm 1963, Học viện chuyển một phần cán bộ và cơ sở vật chất kỹ thuật để thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp. Lúc này Trường có tên là Đại học Nông nghiệp.


Qua 10 năm đầu xây dựng, Trường đã đào tạo cho đất nước 2230 cán bộ, hầu hết đã trở thành cán bộ đầu đàn, chủ chốt của các Trường, Viện, Bộ ngành và các địa phương trong cả nước, góp phần tích cực thực hiện đường lối xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp của Đảng và Nhà nước.

 


*/ Giai đoạn 1967 – 1975:


Thực hiện Quyết định số 124/CP ngày14/8/1967 của Thủ trướng Chính phủ, Trường đã chuyển một phần cán bộ và trang bị kỹ thuật để thành lập Trường Đại học Nông nghiệp II. Lúc này trường chính thức có tên là Trường Đại học Nông nghiệp I.


Năm 1968, Trường tách khoa Thuỷ sản ra để thành lập trường Đại học Thuỷ sản.


Trường đã đào tạo được 8.711 cán bộ. đồng thời đã tiến hành nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất rất hiệu quả, điển hình là chuyển đổi cơ cấu mùa vụ: chuyển vụ lúa chiêm sang sản xuất vụ lúa xuân; Đẩy mạnh chỉ đạo các địa phương thực hiện phong trào sản xuất “ 5 tấn thóc, 2 con lợn/1 lao động/1 ha giao trồng”, phong trào “ Điện khí hoá, thuỷ lợi hoá và hoá học hoá”. Kết quả nghiên cứu sử dụng bèo hoa dâu làm thâm canh và thức ăn gia súc; xây dựng bờ vùng bờ thửa; giao vãi lúa đã được áp dụng trên khắp miền Bắc. Đây là bước tiến rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Trường đã tạo ra 6 giống lúa cấp quốc gia: ĐX2. ĐX3,ĐX4,ĐX5, VN10, VN20 có khả năng thâm canh và cho năng suất cao, được giao trồng phổ biến trên miền Bắc; Tạo ra 3 mẫu máy nông nghiệp: máy đạp lúa, máy cày xá nhỏ, máy cắt cói.

 


*/ Giai đoạn 1975 – 1990:


Ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà trường đã chia xẻ đội ngũ cán bộ cốt cán, có trình độ vào tiếp quản và xây dựng Trường Đại học Nông nghiệp IV (nay là Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh); đồng thời cử hàng trăm cán bộ có kinh nghiêm, kỹ sư mới tốt nghiệp bổ sung đội ngũ cán bộ cho các ban ngành của các tỉnh phía Nam.


Năm 1977, Trường thành lập thêm Khoa Quản lý ruộng đất, là khoa đầu tiên đào tạo cán bộ địa chính cho cả nước.


Nhà trường đã đào tạo được 9854 kỹ sư, tạo ra 04 giống lúa cho năng suất cao (T125, A3, A4,A5), chế tạo được 11 mẫu máy nông nghiệp (máy nghiền trục đứng, máy trộn thức ăn gia súc, máy thái củ, máy đào sắn, khoai tây, máy băm vùi thân lá dứa sau thu hoạch, máy rũ đay ngâm,…) được áp dụng rộng rãi trong sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.


*/ Giai đoạn từ 1991 – 2000:


Khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, Nhà trường đứng trước vận hội mới, đồng thời cũng có nhiều thách thức mới, Nhà trường đã kiên quyết thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để đáp ứng các nhu cầu phát triển của các thành phần kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng như chiến lược đổi mới nền giáo dục đại học nước nhà.


Trường đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đào tạo đủ các bậc đại học, sau đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Quy mô đào tạo không ngừng tăng, chất lượng đựoc nâng cao, nhiều ngành nghề đào tạo mới được mở; công tác khoa học công nghệ đạt nhiều thành tựu mới. Trường đã đào tạo được 8862 kỹ sư, chọn tạo được 21 giống cây trồng mới, lai tạo 01 giống lợn (giống Đại Bạch x Móng Cái đã được trao giải thưởng Hồ Chí Minh) và chế tạo được 11 mẫu máy nông nghiệp đóng góp tích cực cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nhà trường đã phát huy được vị thế trường đầu ngành trong khối các trường đại học Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

 


*/ Giai đoạn từ 2001 – 2008:


Trường có 13 Khoa, 9 Phòng ban, 13 Viện và Trung tâm, với 941CBCNV, trong đó có 520 cán bộ giảng dạy (61Giáo sư, Phó Giáo sư, 326 Tiến sỹ, thạc sỹ). Trường có 29 chương trình đào tạo đại học, 24 chương trình đào tạo sau đại học.


Về đào tạo: Mục tiêu đào tạo phải đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cao cho các thành phần kinh tế: Kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, liên doanh nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài, các hợp tác xã và kinh tế trang trại,…


Quy mô đào tạo tăng mạnh cả bậc đại học và bậc sau đại học: xuất phát từ năng lực của Trường và nhu cầu lao động có trình độ cao của ngành nông nghiệp. Quy mô đào tạo bậc đại học của Trường liên tục tăng, từ 12.300 sinh viên năm 2001 tăng lên 17.600 năm 2005 (tăng 43%). Bậc sau đại học tăng mạnh, từ 469 học viên năm 2001 lên 857 học viên năm 2005 (tăng 82%). Đối tượng đào tạo sau đại học chủ yếu là cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của các Trường, Viện nghiên cứu nông lâm nghiệp.


Về khoa học công nghệ: Trong 5 năm (2001 – 2005), Trường đã thực hiện nghiên cứu 39 đề tài, chương trình cấp nhà nước; 191 đề tài, chương trình cấp bộ; 115 chương trình cấp tỉnh và 411 đề tài cấp Trường; 30 tiến bộ khoa học kỹ thuật được công nhận và áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Nhà trường đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh năm 2001, Danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới năm 2005.

 

www.edunet.com.vn
Nguồn: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Maps:


Nguồn: www.truongxua.vnTrường ĐH Nông nghiệp Hà Nội


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận