Đại học Văn hóa Hà Nội

Đại học Văn hóa Hà Nội

418 đường La Thành,, Q.Đống Đa, Hà Nội , Quận Đống Đa , Hà Nội

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo

Đại học
Tên ngành Phương thức tuyển sinh Khối thi Điểm chuẩn 2013
Bảo tàng học Thi tuyển C D1 16 15
Khoa học thư viện Thi tuyển C D1 16 15
Kinh doanh xuất bản phẩm Thi tuyển C D1 16 15.5
Quản lí văn hóa Thi tuyển
Sáng tác văn học Thi tuyển D1 16.5
Thông tin học Thi tuyển C D1 16 15
Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam Thi tuyển
Văn hóa học Thi tuyển C D1 17 15.5
Việt Nam học Thi tuyển
Cao đẳng
Tên ngành Phương thức tuyển sinh Khối thi Điểm chuẩn 2013
Khoa học thư viện Xét tuyển
Kinh doanh xuất bản phẩm Xét tuyển
Quản lí văn hoá Xét tuyển
Việt Nam học Xét tuyển

Giới thiệu

Giới thiệu


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập ngày 26/3/1959, theo Quyết định số 134/VH-QĐ của Bộ Văn hoá (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

 

Trong quá trình phát triển của mình, trường đã trải qua những giai đoạn lịch sử như sau:

 


* Giai đoạn 1: Từ 1959 đến 1960

 

Trường mang tên “Trường Cán bộ văn hoá”. Nhiệm vụ của trường khi đó là bồi dưỡng kiến thức, chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ văn hoá.

 

* Giai đoạn 2: Từ tháng 8/1960 đến 1977

 

Trường được đổi tên thành trường “Lý luận nghiệp vụ văn hoá” theo quyết định số 127/VHQĐ của Bộ Văn hoá.

 


* Giai đoạn 3: Từ 5/9/1977 đến 1982

 

Trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hoá theo quyết định số 246/CP của Thủ tướng Chính phủ với chức năng đào tạo cao đẳng các ngành nghiệp vụ văn hoá.

 


* Giai đoạn 4: Từ 4/9/1982 đến nay

 

Trường một lần nữa được nâng cấp thành trường Đại học Văn hoá Hà Nội theo quyết định số 228/TC-QĐ của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng của trường là đào tạo các cán bộ thư viện, cán bộ bảo tồn bảo tàng, phát hành sách, văn hoá du lịch và những người tổ chức hoạt động văn hoá.

 


Chức năng của trường

 

Cũng như các trường đại học khác, Đại học Văn hóa Hà Nội thực hiện hai chức năng chính: Đào tạo và nghiên cứu khoa học.

 


Chức năng Đào tạo

 

Bậc đại học


Bậc sau đại học.


Đào tạo ngắn hạn.

 


Chức năng Nghiên cứu khoa học: Gồm các hướng nghiên cứu

 

- Thư viện học

 

- Chính sách và Quản lý văn hóa

 

- Bảo tồn bảo tàng

 

- Kinh doanh Xuất bản phẩm

 

- Du lịch học

 

- Văn hóa Dân tộc thiểu số

 

- Văn hóa học

 

- Lý luận phê bình văn học

 

- Văn hoá Đương đại

 

- Di sản văn hoá

 

- Xã hội học văn hoá

 

- Văn hóa Thế giới

 


Một số thành tựu của trường

 

* Là trường đại học lớn nhất của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 50 năm qua, trường đã đào tạo được hàng chục nghìn cán bộ văn hoá hiện đang công tác trên khắp mọi miền đất nước. Hầu hết đội ngũ cán bộ văn hoá ở các cơ quan trung ương và địa phương đều đã hoặc đang là sinh viên Đại học Văn hoá Hà Nội. Trong số họ có rất nhiều cán bộ đang làm công tác quản lý và lãnh đạo, giữ vai trò chủ chốt trong các cơ quan của chính phủ và ngành văn hoá- thông tin. Nhiều cán bộ văn hoá của Lào và Căm- Pu- Chia cũng đã được đào tạo tại trường.

 

* Trường có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học lớn và các tổ chức khoa học uy tín của nước ngoài, liên kết triển khai nhiều hoạt động hợp tác khoa học và đào tạo có hiệu quả.

 

* Hệ đào tạo sau đại học được hình thành từ năm 1991 với hai ngành Thông tin thư viện và Văn hoá học, đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ của hàng nghìn cán bộ thư viện và cán bộ văn hoá do nhà trường đào tạo trước đây. Đến nay, hệ sau đại học của trường đã đào tạo được hơn 200 thạc sỹ thuộc hai ngành này.

 

* Trường đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học. Nhiều hội nghị khoa học có quy mô toàn ngành, toàn quốc đã được triển khai ngay cả trong thời kỳ chiến tranh. Các đề tài nghiên cứu của trường đã tiếp cận những vấn đề lý luận cơ bản về văn hoá truyền thống, đồng thời góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu văn hoá hiện đại.

 

* Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng phát triển mạnh mẽ. Năm nào cũng có những công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên được trao giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” của ngành đại học. Hai năm liền trường được Bộ Giáo dục- Đào tạo tặng Bằng khen là đơn vị “đạt thành tích cao trong phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học”.

 

* Vì những thành tích trên, trường Đại học Văn hoá đã đạt được nhiều Bằng khen và ba Huân chương Lao động: Huân chương Lao động hạng BaHuân chương Lao động hạng Hai (1989), Huân chương Lao động hạng Nhất (1994) và Huân chương Độc lập hạng Ba (2004). (1984),

 

Trong những năm tới Trường đại học văn hóa Hà Nội sẽ tiếp tục giữ vững mô hình đào tạo kết hợp nghiên cứu khoa học, từng bước mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học; phấn đấu trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu lớn về văn hoá nói chung, về khoa học quản lý và nghiệp vụ văn hoá nói riêng của cả nước;

 

www.edunet.com.vn

Nguồn: Đại học Văn hoá Hà Nội

Maps:


Nguồn: www.truongxua.vnTrường ĐH Văn Hóa Hà Nội


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận