Trường Đại học Thăng Long

Trường Đại học Thăng Long

Đường Nghiêm Xuân Yêm, phường Đại Kim, Q.Hoàng Mai, Hà Nội , Quận Hoàng Mai , Hà Nội

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo

Đại học
Tên ngành Phương thức tuyển sinh Khối thi Điểm chuẩn 2013
Công tác xã hội Thi tuyển A A1 C D1 D3 D4 13 13 14 13.5 13.5 13.5
Điều dưỡng Thi tuyển B 14
Hệ thống thông tin Thi tuyển A A1 18 18
Kế toán Thi tuyển A A1 D1 D3 13 13 13.5 13.5
Khoa học máy tính Thi tuyển A A1 18 18
Ngôn ngữ Anh Thi tuyển D1 18.5
Ngôn ngữ Nhật Thi tuyển D1 D6 13.5 18.5
Ngôn ngữ Trung Quốc Thi tuyển D1 D4 13.5 18.5
Quản lý bệnh viện Thi tuyển A A1 B D1 D3 13 13 14 13.5 13.5
Quản trị kinh doanh Thi tuyển A A1 D1 D3 13 13 13.5 13.5
Tài chính - Ngân hàng Thi tuyển A A1 D1 D3 13 13 13.5 13.5
Toán ứng dụng Thi tuyển A A1 18 18
Truyền thông và mạng máy tính Thi tuyển A A1 18 18
Việt Nam học Thi tuyển C D1 D3 D4 14 13.5 13.5 13.5
Y tế công cộng Thi tuyển B 14

Giới thiệu

Giới thiệu

 

18 năm trôi qua kể từ ngày thành lập, những bước tiến của Đại họcThăng Long là nhờ công sức của các thầy, các sinh viên của toàn thể cán bộ công nhân viên, và của các lớp lãnh đạo từng giai đoạn của Trường, tuy có sóng gió và nhiều khó khăn, nhưng đã vượt lên được để giữ vững mục tiêu đề ra từ ngày đầu thành lập, đó là: tất cả để đóng góp tích cực cho nền giáo dục của đất nước, cho sự phồn vinh của dân tộc.

 

Ngày 15/12/ 1988, Trung tâm Đại học Dân lập Thăng Long chính thức được thành lập theo quyết định của Bộ Đại học.

 

Ngày 3/1/89, trường nhận đơn thi tuyển sinh và hai ngày sau đã nhận được hơn 100 đơn xin dự thi. Ngày 22/1/89 đánh dấu kỳ thi tuyển sinh đầu tiên của Thăng Long với 74 sinh viên.

 

Ngày 21/2/1989, trường làm lễ khai giảng tại Văn Miếu. Ngày 24/2/1989, truyền hình Hà nội truyền đi lễ khai giảng Thăng Long; đồng thời báo Nhân dân và nhiều tờ báo khác cũng viết về mô hình mới Thăng Long. Tiếp theo đó, Nhà trường đã phải tiếp và trả lời phỏng vấn của nhiều báo chí và truyền hình nước ngoài trong nhiều năm, vì mô hình Thăng Long được nước ngoài coi như một bằng chứng của đường lối chính trị “mở cửa” của Việt nam.

 

Ngày 11/8/1994, Trung tâm đại học dân lập Thăng Long đổi tên thành trường Đại học dân lập Thăng Long theo quy định của Nhà nước. Ngày 15/12/1994, trường Đại học dân lập Thăng Long làm lễ phát bằng cho sinh viên các khoá 1,2 và 3, cả ba khoá này đều là Toán-Tin vì Quản lý mới thành lập năm 1992. Năm học 1995-1996, trường có thêm 2 khoa mới: Ngoại ngữ và Luật, khoa Luật chỉ tuyển sinh có một lần, vì ngay năm sau Bộ không cho phép các trường đại học dân lập đào tạo ngành luật. Như vậy sau 15 năm hoạt động, trường có 3 khoa với nhiều chuyên ngành cho mỗi khoa.

 

Trung thành với Hiến chương của trường là “Tất cả cho một nền học vấn hội nhập với quốc tế, làm nảy nở tài năng của mỗi con người và phục vụ thị trường lao động”; các cựu sinh viên có mặt hôm nay tại hội trường này, có thể bằng công việc đang làm hiện nay của mình trong xã hội, chứng minh là đã được trang bị khi ra trường những kiến thức phù hợp với việc làm. Hiện giờ, Thăng Long cũng có một số sinh viên đang theo học ở nước ngoài. Họ công nhận khi còn ở Trường, việc theo dõi và quản lý học tập của Thăng Long đã giúp họ, trong khi học tập ở nước ngoài, chịu được kỷ luật nghiêm khắc, học tập căng thẳng với số giờ lên lớp là 45 giờ / tuần, và nhất là phải học tập chuyên cần để không bị đuổi học sau mỗi học kỳ, con số bị đuổi là 30% học kỳ 1 và 10% học kỳ 2 ở năm thứ nhất..

 

 

www.eduet.com.vn

Nguồn: Trường Đại học Thăng Long

Maps:


Nguồn: www.truongxua.vnTrường ĐH Thăng Long


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận