Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)

Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)

Số 20, đường Lương Ngọc Quyến, TP.Thái Nguyên, Thái Nguyên , TP.Thái Nguyên , Thái Nguyên
  • Website: http:// www.dhsptn.edu.vn -  (0280) 3 851013 - E-mail: dhsupham.edu@hn.vnn.vn

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo

Đại học
Tên ngành Phương thức tuyển sinh Khối thi Điểm chuẩn 2013
Giáo dục Chính trị Thi tuyển C D1 16 16
Giáo dục học Thi tuyển C D1 16 16
Giáo dục Mầm non Thi tuyển M 17.5
Giáo dục Thể chất Thi tuyển T 18.5
Giáo dục Tiểu học Thi tuyển D1 17
Sư phạm Địa lý Thi tuyển C 17
Sư phạm Hóa học Thi tuyển A 17.5
Sư phạm Lịch sử Thi tuyển C 17
Sư phạm Ngữ văn Thi tuyển C D1 17.5 -
Sư phạm Sinh học Thi tuyển B 16
Sư phạm Tiếng Anh Thi tuyển D1 -
Sư phạm Tin học Thi tuyển A A1 16 16
Sư phạm Toán học Thi tuyển A A1 17.5 17.5
Sư phạm Vật lý Thi tuyển A A1 16 16

Giới thiệu

Giới thiệu


Lịch sử hình thành và phát triển:

 


- Ngày và năm thành lập Trường: Ngày 18/7/1966 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban hành Quyết định số 127/CP thành lập Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc. Ngày 04/4/1994 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 31/CP thành lập Đại học Thái Nguyên. Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc trở thành Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên


- Sứ mạng của Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên là cơ sở giáo dục đại học có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có trình độ Cao đẳng, Đại học, Sau đại học có chất lượng cao; triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực: Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội - Nhân văn, Khoa học Giáo dục; phục vụ đắc lực sự nghiệp giáo dục của cả nước, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.


- Mục tiêu phát triển Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên Xây dựng Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên trở thành Trường đại học trọng điểm của khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam - một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín, ngang tầm với các trường đại học lớn trong nước, từng bước tiếp cận, hoà nhập với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Năm 2006, Trường Ðại học Sư phạm Việt Bắc nay là trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên vừa tròn 40 năm xây dựng và phát triển.


Trong 40 năm, Nhà trường đã vượt qua bao khó khăn, thử thách, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Ðảng và Nhà nước giao phó. Nhà trường đã đào tạo cho các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và Tây Nguyên hơn 30.000 giáo viên Trung học phổ thông, hơn 20.000 giáo viên Trung học cơ sở, 1.350 thạc sĩ; cung cấp cho các địa phương nhiều cán bộ quản lí, cán bộ lãnh đạo có đủ đức, tài, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Nhà trường không ngừng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng.


Những bước trưởng thành của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên không tách khỏi sự quan tâm chăm sóc của Đảng, Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Bộ Đại học. Trong 10 khoá Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc đã vinh dự có 2 đại biểu được tham dự: Đại hội IV(1976): Tiến sĩ Nguyễn Văn Đồng - Phó Hiệu trưởng, Đại hội VIII(1996): Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Duy Lương - Hiệu trưởng Nhà trường.


Các thế hệ cán bộ và sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên mãi mãi ghi nhớ công ơn của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc các xã Vinh Quang (nay là xã Phú Lạc), Ðức Lương, Phúc Lương (huyện Ðại Từ), Phấn Mễ, Ðộng Ðạt, Phủ Lí (huyện Phú Lương), Trung Hội (huyện Ðịnh Hoá) đã hết lòng cưu mang, đùm bọc đối với Nhà trường ngay từ những ngày đầu mới thành lập và trong suốt những năm tháng chiến tranh đầy khó khăn, gian khổ. Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ðại học Thái Nguyên cùng với sự hợp tác giúp đỡ của các trường bạn trong và ngoài Ðại học Thái Nguyên cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp Trường Ðại học sư phạm nhanh chóng phát triển đi lên. Ðặc biệt, những thành tích đạt được gắn liền với những bước trưởng thành trong 40 năm xây dựng là kết quả phấn đấu liên tục của các thế hệ cán bộ, công chức và sinh viên Nhà trường.


Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, những truyền thống tốt đẹp của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên từng bước được các thế hệ cán bộ và sinh viên xây đắp, bồi bổ và không ngừng phát huy. Ðó chính là nguồn sức mạnh to lớn giúp Trường Ðại học sư phạm Việt Bắc tồn tại và phát triển trong những năm, tháng khó khăn gian khổ nhất. Ðó cũng là cơ sở để Trường Ðại học Sư phạm - Ðại học Thái Nguyên tiếp tục vững bước trên chặng đường mới đầy triển vọng. Với bề dầy kinh nghiệm trong 40 năm, trên chặng đường đi tới, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên có đầy đủ điều kiện trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển giáo dục, đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 


Chiến lược phát triển đào tạo:


Mục tiêu phát triển:


- Tăng dần quy mô đào tạo hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo viên và cán bộ khoa học cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là cung cấp nhân lực cho các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn phát triển hiện nay.


- Chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo được đổi mới toàn diện, căn bản, tiếp cận với trình độ các trường đại học uy tín trong nước và khu vực, đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ khoá tuyển sinh năm 2008 trở đi.


- Chất lượng đào tạo được nâng cao, đảm bảo các cán bộ được đào tạo có kiến thức khoa học cập nhật, vững vàng, có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo và trình độ tư duy sáng tạo, được các cơ sở tiếp nhận đánh giá tốt. Để đánh giá đúng thực trạng chất lượng đào tạo, hàng năm Trường tiếp tục phấn đấu để đạt mức cao về kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Quy mô phát triển:


- Phấn đấu đến năm 2015: có 15.000 sinh viên quy đổi.


- Tuyển mới hàng năm: 2500 sinh viên hệ chính quy, 2500 sinh viên hệ không chính quy, 300 học viên cao học, 40 nghiên cứu sinh.


- Phát triển các loại hình đào tạo: liên kết, văn bằng 2, đào tạo liên thông.


- Cấp đào tạo: phát triển quy mô đào tạo trình độ cao đẳng, đại học theo nhu cầu xã hội, tăng nhanh số lượng đào tạo cao học, từng bước mở thêm các ngành đào tạo nghiên cứu sinh.


- Cơ cấu ngành nghề: Duy trì và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với các ngành và chuyên ngành đã có, mở các chuyên ngành đào tạo mới theo nhu cầu phát triển của xã hội; đầu tư phát triển đào tạo Nghiên cứu sinh ở một số chuyên ngành có tiềm lực về đội ngũ và cơ sở vật chất.


www.edunet.com.vn
Nguồn: Trường Đại học Sư phạm, ĐH Thái Nguyên

Maps:


Nguồn: edunet.com.vn/truong-dai-hoc-su-pham-dai-hoc-thai-nguyen-221-304


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận