Đại học | |||
Tên ngành | Phương thức tuyển sinh | Khối thi | Điểm chuẩn 2013 |
---|---|---|---|
Công nghệ sinh học | Thi tuyển | A A1 B D1 | 18.5 18.5 18.5 19.5 |
Công nghệ thông tin | Thi tuyển | A A1 | 17 17 |
Công nghệ thực phẩm | Thi tuyển | A A1 B | 18.5 18.5 18.5 |
Kĩ thuật điện tử, truyền thông | Thi tuyển | A A1 | 16.5 16.5 |
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp | Thi tuyển | A A1 D1 | 18.5 18.5 18.5 |
Kỹ thuật xây dựng | Thi tuyển | A A1 | 17 17 |
Kỹ thuật Y Sinh | Thi tuyển | A A1 B | 20 20 20 |
Quản lí nguồn lợi thủy sản | Thi tuyển | A A1 B D | 16 16 16 16 |
Quản trị Kinh doanh | Thi tuyển | A A1 D1 | 20.5 20.5 21 |
Tài chính - Ngân hàng | Thi tuyển | A A1 D1 | 18 18 18.5 |
Toán ứng dụng | Thi tuyển | A A1 | 16.5 16.5 |
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Giáo dục Việt Nam đặc biệt là giáo dục đại học cần phải đi trước một bước trong quá trình đổi mới và hòa nhập quốc tế. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phải đáp ứng nhu cầu thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Hà Nội có vị trí đặc biệt trong quá trình này.
Chính vì vậy, trong quy hoạch mạng lưới đại học, cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu: “Các trường đại học và cao đẵng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cần phải đi đầu trong quá trình hội nhập với nền giáo dục đại học, cao đẳng của các nước trong khu vực và quốc tế, đa dạng hóa các hình thức đầu tư trong và ngoài nước, liên kết với các trường đại học, cao đẳng có uy tín trên thế giới để nâng cao chất lượng đào tạo”.
Đối với người học cả nước nói chung và đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, nhu cầu học tập với chất lượng quốc tế để đạt được bằng cấp trình độ quốc tế, bằng tiếng Anh và ngoại ngữ mạnh khác đang tăng nhanh chóng. Lượng người đi du học tăng mạnh, các chương trình đào tạo quốc tế hoặc bán du học phát triển, một số đại học nước ngoài đã hoặc chuẩn bị lập cơ sở đào tạo tại Việt Nam. Nắm bắt tình hình đó, trong Chiến lược trung hạn xây dựng và phát triển giai đoạn 2001 - 2005 của mình, ĐHQG TP.HCM đã vạch rõ: “Thành lập Trường Đại học Quốc tế trên cơ sở liên kết với các trường nước ngoài có uy tín, tạo điều kiện cho cán bộ, sinh viên du học tại chỗ và qua đó, ĐHQG TP.HCM có thể học tập, đối chiếu kinh nghiệm và chất lượng, đào tạo của mình”.
Được thành lập từ tháng 12 năm 2003, trường Đại học Quốc Tế (ĐHQT) thuộc ĐHQG TP.HCM là đại học đa ngành, đa lĩnh vực, là trường đại học công lập đầu tiên sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập. Hiện nay, trường đang đào tạo 11 ngành bậc đại học: Quản trị Kinh doanh, Tài chính Ngân hàng, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Quản lý Nguồn lợi Thủy sản, Công nghệ Thông tin, Khoa học Máy tính, Điện tử - Viễn thông, Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, Kỹ thuật Y sinh, Kỹ thuật Xây dựng và 04 ngành đào tạo bậc cao học: Quản trị Kinh doanh, Công nghệ Sinh học, Kỹ thuật Điện tử và Quản lý Công nghệ Thông tin.
Chương trình đào tạo của trường ĐHQT được thiết kế định hướng theo chương trình các trường đại học đối tác danh tiếng ở Mỹ và các nước nói tiếng Anh. Nhà trường quản lý và vận hành chương trình theo học chế tín chỉ nhằm tạo sự linh hoạt cho sinh viên trong quá trình học tập và tạo sự liên thông với các trường đại học đối tác nước ngoài. Đến nay, trường ĐHQT có quan hệ hợp tác đào tạo với 22 trường đại học danh tiếng tại Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, Thái Lan...
www.edunet.com.vn
Nguồn: Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG TPHCM