Nữ thần APHRODITE (Thần thoại La Mã gọi là Venus) là Thần Tình Yêu, Sắc Đẹp và sự sinh nở. Nàng cũng là thần hộ mệnh của thủy thủ.
Sử thi cho rằng Aphrodite được sinh ra từ bọt biển Còn theo Homer nàng là con gái của thần Zeus và Dione. (Cũng có dị bản nàng sinh ra là do máu của Ouranps bị Cronus chém rơi xuống biển.)
Khi được hỏi trong ba vị nữ thần Olympia ai là người xinh đẹp nhất thì Paris,hoàng tử thành Troy, đã chọn Aphrodite chứ không phải là Hera hay Athena dù hai vị nữ thần này đã hứa ban cho chàng quyền lực và chiến thắng. Điều này cũng dễ hiểu vì nữ thần Aphrodite đã hứa ban tặng cho chàng tình yêu của người phụ nữ đẹp nhất trần gian.
Sau này khi Paris cưới Helen xứ Sparta thì tên tuổi nàng đã gắn liền với địa danh thành Troy như một sự ô nhục. Trong cuộc chiến thành Troy diễn ra sau đó, Hera và Athena là hai kẻ thù không đội trời chung của thành Troy trong khi Aphrodite lại trung thành với Paris và dân thành Troy.
Sử thi Homer về cuộc chiến thành Troy kể rằng Aphrodite đã can thiệp vào trận chiến để cứu con trai mình là Aeneas, đồng minh của thành Troy. Người anh hùng Hy Lạp Diomedes lúc đó sắp giết được Aeneas đã chuyển sang tấn công nữ thần, phóng lao vào cổ tay nàng làm chảy ichor ( ichor là máu của các vị thần).
Aphrodite vội thả Aeneas ra, Aeneas may sao đã được Apollo, vị thần đứng về phe thành Troy, cứu sống. Trong cơn đau đớn nàng đã cầu cứu anh trai mình là thần Chiến tranh Ares lúc bấy giờ đang đứng gần đấy theo dõi cuộc chiến, Aphrodite mượn cỗ xe ngựa của Ares để bay lên đỉnh Olympus. Tại đây nàng khẩn cầu mẹ là Dione chữa lành vết thương cho mình. Thần Zeus yêu cầu con gái đừng tham chiến nữa vì chiến tranh là công việc của Ares và Athena, còn nhiệm vụ của nàng là chăm lo chuyện hôn nhân của thế gian thì hơn.
Ngoài ra trong sử thi Iliad có nói Aphrodite cứu Paris khi chàng sắp chết trong khi giao chiến với Menelaus. Nữ thần đã dùng sương mù phủ lấy chàng và đem chàng đi đặt vào giường ngủ của chàng trong thành Troy. Sau đó nàng biến thành một người đầy tớ già đến báo với Helen rằng Paris đang đợi nàng.
Helen nhận ra vị thần trong lốt giả dạng và hỏi liệu nàng có đang bị dẫn dụ cho việc gây ra một cuộc chiến nữa không. Vì Aphrodite đã phù phép khiến nàng phải bỏ chồng là Menelaus để theo Paris. Nàng nói Aphrodite có muốn đến gặp Paris thì cứ mà đi một mình.
Aphrodite nổi trận lôi đình, cảnh báo rằng Helen không được láo xược, nếu không nàng sẽ bị cả người Hy Lạp lẫn dân thành Troy căm ghét. Vị nữ thần tính khí thất thường này nói: “Hiện ta yêu thương ngươi bao nhiêu thì ta cũng sẽ ghét giận ngươi bấy nhiêu.”
Dù nữ thần Hera vợ Zeus và Aphrodite không cùng chiến tuyến trong cuộc chiến thành Troy nhưng Aphrodite vẫn cho Hera mượn chiếc thắt lưng của mình để làm xao nhãng cơn giận của Zeus. Ai đeo chiếc thắt lưng này sẽ khiến cho đàn ông (cả các vị thần) chết mê chết mệt.
Homer gọi Aphrodite là “người Cyprus” và nhiều biểu tượng của nàng có lẽ đến từ Châu Á qua Cyprus (và Cythea) trong thời kỳ Mycenaean… Điều này hẳn là do nhầm lẫn với những nữ thần đã xuất hiện từ trước đó như thần Hellenic hoặc thần Aegean. Người Hy Lạp cổ đại cho rằng Aphrodite có nguồn gốc vừa Hy Lạp vừa ngoại quốc.
Aphrodite và Jason Aphrodite còn có liên quan đến chuyện tình cảm của những người anh hùng. Khi Jason thỉnh cầu vua Colchis cho đem con cừu vàng bị treo trong rừng đi, vị vua này đã do dự không muốn đáp ứng. Vì vậy nữ thần Hera, người đứng về phía Jason, đã lên tiếng nhờ Aphrodite can thiệp một phen. Vị nữ thần tình yêu đã khiến cho con gái nhà vua là Medea đem lòng yêu Jason, và Medea đã trở thành công cụ đắc lực đem lại thành công cho Jason.
Aphrodite và Aeneas Có lần thần Zeus trừng phạt Aphrodite vì đã quyến rũ các vị thần vào những cuộc tình duyên trái khoáy. Thần Zeus đã khiến nàng si mê Anchiese là con người trần gian. Đó là lý do vì sao nàng trở thành mẹ của Aeneas. Nàng đã bảo vệ người anh hùng này trong suốt cuộc chiến thành Troy cũng như sau đó khi Aeneas tìm ra nước Ý và trở thành người sáng lập một phần của đế chế La Mã.
Một nữ thần Ý tên là Venus có dung mạo rất giống với Aphrodite, vì thế Aphrodite có tên gọi La Mã là Venus. Nàng đã xuất hiện dưới cái tên Venus trong Aeneiad, bộ sử thi kể về công cuộc sáng lập thành Rome.
Aphrodite và Hephaestus Vị nữ thần tình yêu đã kết hôn với Thần thợ rèn Hephaestus. Nhưng nàng lại không chung thủy với chồng mà lại đi mây mưa với Ares. Trong Odyssey, Homer có đề cập đến chuyện Hephaestus đã trả thù như thế nào.
Ảnh hưởng của Aphrodite trong nghệ thuật Trong nghệ thuật cổ điển Aphrodite không có biểu tượng nào đáng kể ngoại trừ sắc đẹp của nàng. Hoa và các họa tiết cây cỏ cho thấy mối liên hệ giữa nàng với sự sinh sôi tươi tốt.
Aphrodite có liên hệ với chim bồ câu. Một loài chim thiêng liêng khác tượng trưng cho nàng là thiên nga, người ta thấy nàng cưỡi thiên nga trong bức tranh vẽ trên chiếc bình hoa cổ .
Họa sỹ thời kỳ phục hưng Botticelli đã tìm cảm hứng từ ý tưởng sử thi cho rằng Aphrodite sinh ra từ biển trong bức danh họa vẽ vị nữ thần nằm trong một chiếc vỏ sò khổng lồ. Tương tự là Venus de Milo, bức tượng nữ thần không tay nổi tiếng.
Aphrodite là Nữ thần Chiến tranh? Nhà văn Pausanias đã miêu tả rằng có rất nhiều tượng nữ thần Aphrodite trong trang phục ra trận, nhiều nhất là ở Sparta. Lấy ví dụ như cách mà binh lính Sparta nuôi con gái, không có gì ngạc nhiên khi họ quan niệm ăn mặc theo kiểu quân đội giống vị nữ thần. Aphrodite cũng có thể đã phục trang như vậy để bảo vệ các thành phố, như Corinth, thành phố đã nhận nàng làm nữ anh hùng. Điều này không có nghĩa là nàng là thần chiến tranh, dù có người thấy nàng trong vị trí đó hoặc thấy có những dấu hiệu đó trong chuyện nàng xe duyên với thần chiến tranh Ares trong thần thoại.
Hai ấn bản gần đây nhất của “Từ điển cổ điển Oxford” lại có sự khác biệt về vấn đề này của vị nữ thần. Ấn bản năm 1970 cho rằng nàng là nữ thần chiến tranh và lấy căn nguyên từ gốc gác phương Đông của nàng. Thật sự nàng giống với Astarte, là một vị thần chiến tranh đồng thời cũng là thần của sự sinh nở.
Ấn bản 1996 thì lại đưa ra nhiều luận điểm đối lập. Ví dụ như ấn bản này cho rằng nàng kết duyên với Ares không phải vì họ cùng thích chiến tranh như nhau mà nguyên nhân sâu xa là vì tình yêu và chiến tranh là hai phạm trù đối nghịch.
Dù sao đi nữa, chức năng cơ bản của nữ thần Aphrodite là chăm lo cho sự sinh nở, vì đây là điều vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại của con người.
Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!