Văn bản pháp luật: Nghị quyết 26/2006/NQ-HĐND

Sùng Chúng
Tỉnh Lào Cai
Nghị quyết 26/2006/NQ-HĐND
Nghị quyết
26/12/2006
16/12/2006

Tóm tắt nội dung

Phê chuẩn kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2006; phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển năm 2007

Chủ tịch
2.006
Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai

Toàn văn

NGHỊ QUYẾT

Phê chuẩn kết quả thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội năm 2006; phương hướng phát triển
kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển năm 2007

_________________________
 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
KHOÁ XIII - KỲ HỌP THỨ 8

 

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách;

Căn cứ Quyết định số 1506/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về giao Dự toán Ngân sách nhà nước năm 2007;

Sau khi xem xét Báo cáo số 207/BC-UBND ngày 11/12/2006 của UBND tỉnh về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2006 và phương hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2007; Báo cáo số 208/BC-UBND ngày 11/12/2006 của UBND tỉnh về kết quả đầu tư phát triển năm 2006 và kế hoạch đầu tư phát triển năm 2007; Báo cáo số 206/BC-UBND ngày 10/12/2006 của UBND tỉnh về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2006 và dự toán ngân sách địa phương, phân bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2007; Báo cáo thẩm tra số 38/BC-BKT&NS ngày 11/12/2006 của Ban Kinh tế và ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh dự kỳ họp,

 

QUYẾT NGHỊ:

 

Điều 1. Phê chuẩn kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2006, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư phát triển năm 2007.

I- KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2006

Năm 2006, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh, năm đầu thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhiều yếu tố không thuận lợi, song các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tăng cường đoàn kết, phát huy tốt hơn các yếu tố tiềm năng, lợi thế, tích cực đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành, khắc phục nhiều khó khăn, nhờ đó tình hình kinh tế xã hội tiếp tục được ổn định và phát triển khá toàn diện: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 13,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực (tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp chiếm 33,6%, công nghiệp xây dựng 27,7%, dịch vụ 38,7%); tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 745 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm trước. Hầu hết các ngành, lĩnh vực tăng trưởng khá và hoàn thành kế hoạch; khống chế được dịch lở mồm long móng trên gia súc; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tiếp tục được tăng cường đầu tư; cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng lên; công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, dân số, gia đình và trẻ em được quan tâm chỉ đạo thực hiện; đảm bảo hoàn thành kế hoạch về tạo việc làm, giảm số hộ nghèo, đào tạo nghề dài hạn, nước sạch vệ sinh môi trường; phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư tiếp tục được đẩy mạnh, công tác vận động cải tạo các hủ tục, tập tục lạc hậu được quan tâm, đã xuất hiện nhiều mô hình thực hiện có hiệu quả; quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng, quốc phòng được giữ vững, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được duy trì; công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm. Đạt được kết quả trên là do sự cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh.

HĐND tỉnh thống nhất phê chuẩn kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 với những chỉ tiêu cơ bản theo báo cáo của UBND tỉnh đã trình tại kỳ họp.

II - NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2007

1. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2007:

Nhất trí với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và giải pháp đã nêu trong các báo cáo của UBND tỉnh trình kỳ họp; tập trung vào một số chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

1. Tốc độ tăng trưởng GDP: 13 - 13,5%.

2. GDP bình quân đầu người: 6,5 triệu đồng

3. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP:

  - Nông - lâm nghiệp:            31,4%

  - Công nghiệp - Xây dựng:  29,5%

  - Dịch vụ:                             39,1%

4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn:

- Tổng sản lượng lương thực có hạt: 189 nghìn tấn.

- Giá trị sản xuất/ha canh tác: 17,2 triệu đồng.

- Trồng mới 3.370 ha rừng, gồm: 320 ha rừng biên giới, 2.720 ha rừng sản xuất và 330 ha rừng phòng hộ. Tỷ lệ che phủ của rừng: 46,7%

- Sắp xếp dân cư cho 1.046 hộ dân, trong đó sắp xếp ra biên giới 61 hộ

- Số hộ được dùng nước sạch, hợp vệ sinh: tăng thêm 4.600 hộ; nâng cấp 40 km đường đến trung tâm xã, nâng cấp 30 tuyến với 80 km đường giao thông liên thôn, tăng thêm 24 xã được sử dụng điện lưới, nâng cấp 48 công trình thủy lợi, kiên cố thêm 515 phòng học, xây mới thêm 16 trạm y tế, nâng cấp thêm 11 trụ sở xã, hỗ trợ xây dựng 100 nhà văn hóa thôn, bản. 

5. Giá trị sản xuất công nghiệp 1.050 tỷ đồng

6. Thương mại - Du lịch:

- Tổng mức bán lẻ xã hội 1.990 tỷ đồng

- Tổng kim ngạch XNK trên địa bàn: 550 triệu USD.

- Giá trị kim ngạch XNK của tỉnh: 33 triệu USD.

- Tổng lượng khách du lịch: 620 nghìn lượt người

- Tổng doanh thu du lịch: 350 tỷ đồng

7. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 790 tỷ đồng trong đó thu từ hoạt động XNK: 340 tỷ đồng, thu nội địa: 395 tỷ đồng, quản lý qua ngân sách: 55 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách địa phương: 2.028 tỷ đồng. Tổng chi Ngân sách địa phương: 2.028 tỷ đồng.

8. Giáo dục, y tế, văn hóa xã hội

- Duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Hoàn thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Tỷ lệ huy động trẻ em 6 - 14 tuổi đến trường: 98,8%

- Tỷ lệ giảm sinh 0,7%o, quy mô dân số 589,3 nghìn người

- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ: 96,7%

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi: 30,5%

- Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố được công nhận đạt danh hiệu văn hoá: 32,11%. Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá: 68%.

- Tỷ lệ số hộ được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam 93%.

- Tỷ lệ số hộ được xem Đài Truyền hình Việt Nam trên 70%.

- Tạo việc làm, giải quyết việc làm mới cho 9.580 lao động.

 - Tỷ lệ hộ đói nghèo theo chuẩn mới còn 34%, giảm 5% so năm 2006

 2. Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2007:

Nhất trí quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc và cơ cấu kế hoạch bố trí nguồn vốn đầu tư năm 2007 do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh khoá XIII - Kỳ họp thứ 8.

2.1. Tổng nguồn vốn đầu tư qua ngân sách địa phương năm 2007: 896.406 triệu đồng

a/ Nguồn cân đối ngân sách địa phương:

- Vốn ngân sách tập trung:  134.171 triệu đồng

- Vốn thu tiền sử dụng đất: 135.000 triệu đồng

b/ Vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu:

- Chương trình mục tiêu quốc gia: 75.166 triệu đồng

+ Chương trình giảm nghèo: 1.280 triệu đồng

+ Chương trình việc làm: 60 triệu đồng 

+ Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường: 6.500 triệu đồng

+ Chương trình mục tiêu dân số và KHHGĐ: 6.656 triệu đồng

+ Chương trình phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm HIV/AIDS: 3.608 triệu đồng

+ Chương trình mục tiêu Văn hoá: 6.769 triệu đồng

+ Chương trình mục tiêu giáo dục và đào tạo: 47.200 triệu đồng

+ Chương trình phòng chống ma túy: 2.000 triệu đồng

+ Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm: 593 triệu đồng

+ Chương trình mục tiêu phòng chống tội phạm: 500 triệu đồng

- Chương trình 135: 70.008 triệu đồng

- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng:  14.800 triệu đồng

- Bổ sung theo mục tiêu khác: 437.181 triệu đồng

+ Vốn theo Nghị quyết 37: 41.100 triệu đồng

+ Vốn theo Quyết định 120:  39.000 triệu đồng

+ Chương trình biển đông, hải đảo, quản lý biên giới: 8.000 triệu đồng

+ Vốn theo Quyết định 134: 34.000 triệu đồng

+ Vốn hỗ trợ có mục tiêu kinh tế cửa khẩu: 100.000 triệu đồng

+ Vốn hỗ trợ tỉnh huyện mới chia tách: 10.000 triệu đồng

+ Vốn cơ sở hạ tầng du lịch: 17.000 triệu đồng

+ Vốn đầu tư nuôi trồng thuỷ sản: 3.000 triệu đồng

+ Chương trình bố trí lại dân cư nơi cần thiết: 5.000 triệu đồng

+ Vốn hỗ trợ truyền hình địa phương: 2.000 triệu đồng

+ Đề án tin học hóa các cơ quan Đảng: 1.355 triệu đồng

+ Vốn hỗ trợ hạ tầng chợ: 2.000 triệu đồng 

+ Vốn hỗ trợ làng nghề: 2.000 triệu đồng

+ Vốn hỗ trợ xây dựng trụ sở xã: 2.000 triệu đồng

+ Vốn hỗ trợ đối ứng các dự án nước ngoài: 17.000 triệu đồng

+ Vốn hỗ trợ trung tâm y tế tỉnh, huyện: 18.000 triệu đồng

+ Đầu tư cầu Kim Thành: 48.000 triệu đồng

+ Hỗ trợ đầu tư Vườn quốc gia Hoàng Liên: 5.000 triệu đồng

+ Vốn nước ngoài (WB + Bệnh viện đa khoa tỉnh): 82.726 triệu đồng

c/ Vốn khác: 30.000 triệu đồng

2.2. Cơ cấu vốn bố trí cho các danh mục công trình:

- Các công trình quyết toán: 4.966 triệu đồng cho 11 danh mục công trình

- Các công trình hoàn thành chờ quyết toán: 117.234 triệu đồng cho 269 danh mục công trình

- Các công trình chuyển tiếp:  316.910 triệu đồng cho 209 danh mục công trình

- Công trình khởi công mới: 95.460 triệu đồng cho 142 danh mục công trình

- Các công trình đầu tư từ nguồn vốn để lại từ nguồn thu tiền sử dụng đất của các huyện, thành phố: 45.000 triệu đồng

- Đối ứng cho các dự án có vốn nước ngoài: 37.000 triệu đồng

- Chuẩn bị đầu tư + thiết kế quy hoạch: 12.000 triệu đồng

- Đền bù GPMB: 15.000 triệu đồng

- Trả nợ vốn vay: 70.000 triệu đồng

- Dự kiến khởi công mới + bố trí cho các công trình QT: 54.003 triệu đồng.

- Nguồn vốn sự nghiệp, vốn hỗ trợ mục tiêu, vốn khác: 128.833 triệu đồng   

( Chi tiết nêu tại phụ biểu số 01, 02 đính kèm)

      Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho:

- UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

- Thường trực HĐND, các ban HĐND và Đại biểu HĐND tỉnh chịu trách nhiệm giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh Lào Cai khoá XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 16/12/2006.

 

 

 

CHỦ TỊCH

 

 (Đã ký)

 

Sùng Chúng


Nguồn: vbpl.vn/laocai/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=28946&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận