1. Để xin giấy phép xuất bản bản tin, cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam dân chủ cộng hoà gửi công hàm tới Vụ thông tin báo chí Bộ Ngoại giao nói rõ: tên bản tin, tôn chi, mục đích, khuôn khổ, trụ sở chính thức, nhà in, số lượng và kỳ hạn phát hành của bản tin.
2. Trong thời hạn hai tháng kể từ này nhận được giấy phép, nếu bản tin không xuất bản thì giấy phép coi như không có giá trị nữa.
Nếu tự ý đình bản một thời gian quá ba tháng mà sau muốn tục bản thì phải xin phép lại.
3. Sau khi được phép xuất bản, bản tin nào thay đổi một trong những điều dưới đây đều phải làm lại thủ tục:
- Thay đổi tên bản tin;
- Thay đổi nội dung, thể tài căn bản khác với tôn chỉ, mục đích đã ghi trong giấy phép cho xuất bản.
- Thay đổi kỳ hạn phát hành.
4. Bài và ảnh sẽ đăng trên bản in phải gửi trước đến Vụ thông tin báo chí Bộ Ngoại giao. Sau ba ngày, nếu Vụ thông tin báo chí không có ý kiến gì thì có thể đưa in.
5. Nếu cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam dân chủ cộng hoà muốn in và phát phụ trương kèm theo bản tin chính, thì một tuần trước ngày phát hành phải gửi công hàm xin phép Vụ thông tin báo chí Bộ Ngoại giao, kèm theo bài và ảnh của phụ trương.
6. Nội dung bản tin phải theo đúng kỷ luật tuyên truyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tóm tắt là:
a. Không tuyên truyền chống pháp luật và đướng lối chính sách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
b. Không tuyên truyền phá hoại sự nghiệp củng cố hoà bình, hoàn thành độc lập và dân chủ, thực hiện thống nhất của nước Việt Nam, làm giảm sút tinh thần đoàn kết, ý chí phấn đấu của nhân dân Việt Nam.
c. Không tuyên truyền chia rẽ dân tộc, gây thù hằn giữa nhân dân các nước, làm tổn hại tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước bạn; không tuyên truyền cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; không tuyên truyền cho chủ nghĩa đế quốc; không tuyên truyền cho chiến tran xâm lược.
d. Không tiết lộ những điều thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
e. Không tuyên truyền dâm ô, truỵ lạc, đồi bại.
7. Tất cả các bản tin phải nộp lưu chiều trước khi phát hành 12 tiếng đồng hồ.
Nơi nộp lưu chiểu:
a. Phòng lưu chiểu văn hoá phẩm Thư viện quốc gia: 8 bản;
b. Vụ thông tin báo chí Bộ Ngoại giao: 2 bản;
c. Sở báo chí Trung ương: 2 bản.
Các bản nộp lưu chiểu đều ghi "Bản lưu chiểu" đồng thời ghi rõ số lượng phát hành, ngày giờ nộp lưu chiểu, có đóng dấu của cơ quan ra bản tin.
8. Cơ quan đại diện nước ngoài đặt ở Việt Nam dân chỉ cộng hoà có thể đưa trực tiếp bản tin của mình cho các cơ quan chính quyền, tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng có địa chỉ chính thức. Khi gửi cho công dân Việt Nam thì gửi qua bưu điện.
Cơ quan đại diện nước ngoài phát hành bản tin cần thông báo cho Vụ thông tin báo chí Bộ Ngoại giao danh sách và địa chỉ những cơ quan và công dân Việt Nam được nhận bản tin.
1. Những tài liệu, văn kiện chính thức, sách báo, văn hoá phẩm (phim, đĩa hát v.v...) bằng tiếng Việt Nam in ở nước ngoài muốn được phân phát tại Việt Nam dân chỉ cộng hoà, phải được sự đồng ý trước của Vụ thông tin báo chí Bộ Ngoại giao.
2. Những tài liệu, văn kiện chính thức, sách, báo, văn hoá phẩm (phim, đĩa hát v.v...) không phải bằng tiếng Việt Nam in ở nước ngoài muốn được phân phát ở Việt Nam dân chủ cộng hoà phải gửi trước đến Vụ thông tin báo chí Bộ Ngoại giao mỗi thứ hai bản kèm theo bản kê các địa chỉ. Sau ba ngày, nếu Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao không có ý kiến gì thì có thể gửi cho các địa chỉ đã thông báo.