Văn bản pháp luật: Quyết định 05/2000/QĐ-TTg

Nguyễn Tấn Dũng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 05/2000/QĐ-TTg
Quyết định
20/01/2000
05/01/2000

Tóm tắt nội dung

Về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 95/1998/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý thanh toán nợ giai đoạn II

Phó Thủ tướng
2.000
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNGCHÍNH PHỦ

Về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 95/1998/QĐTTg ngày 18/5/1998

của Thủtướng Chính phủ về xử lý thanh toán nợ giai đoạn II

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 30 tháng 9 năm 1992;

Theo đề nghị của Ban chỉ đạotổng thanh toán nợ Trung ương và Bộ Trưởng Bộ Tài chính,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung quy định của các Điều 5, 7, 20, 25, 30 của Quyếtđịnh số 95/1998/QĐTTg ngày 18 tháng 5 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về xử lýthanh toán nợ giai đoạn II.

1. Điều 5 đoạn mở đầu sửa lạinhư sau:

"Điều 5. Các khoản nợ ngânsách Nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động, cơ quan tài chínhcùng cấp chủ trì xử lý. Trường hợp vượt thẩm quyền thì trình cấp có thẩm quyềnquyết định".

Việc phân loại nợ ngân sách Nhànước để xử lý (các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Điều 5) không thay đổi.

2. Điều 7, đoạn mở đầu được sửađổi và bổ sung như sau:

"Điều 7. Khi các khoản nợNgân hàng đã lên lưới thanh toán, có xác nhận của Ban thanh toán nợ địa phương,các Ngân hàng căn cứ hướng dẫn của Ban chỉ đạo tổng thanh toán nợ Trung ươngxem xét, xử lý nếu là khoản nợ phải thu của Ngân hàng thì các Ngân hàng Thươngmại quyết định xử lý từ nguồn Quỹ dự phòng tài chính của mình, nếu thiếu thìhạch toán vào kết quả kinh doanh và báo cáo Ngân hàng Nhà nước. Những khoản nợchuyển từ vốn vay thành vốn ngân sách cấp, Ngân hàng Thương mại báo cáo Liên BộTài chính và Ngân hàng Nhà nước để xử lý theo quy định.

Định kỳ hàng tháng Ngân hàng Thươngmại báo cáo tiến độ xử lý thanh toán nợ về Ban chỉ đạo tổng thanh toán nợ Trungương, Bộ Tài chính.

3. Điều 20 sửa lại như sau:

"Điều 20. Đối với cáckhoản nợ của Dự trữ Quốc gia, căn cứ vào kết luận xử lý của Ban thanh toán nợđịa phương (được xoá nợ, hoặc giao lại cho địa phương), Cục Dự trữ Quốc giachịu trách nhiệm xử lý và tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo tổng thanh toán nợ Trungương và Bộ Tài chính để quyết định giảm vốn cho Cục Dự trữ Quốc gia, và định kỳhàng tháng báo cáo tình hình thực hiện với 2 cơ quan nêu trên".

4. Điều 25 sửa lại như sau:

"Điều 25. Đối với doanhnghiệp vay vốn nước ngoài có bảo lãnh của các Bộ, ngành, địa phương nhưng khôngtrả được nợ; các Bộ, ngành, địa phương chủ trì đàm phán với chủ nợ nước ngoàiđể giảm số nợ phải trả (nợ gốc và lãi) đến mức thấp nhất để tổ chức bán nợ theoquy định hoặc có kế hoạch bố trí vào ngân sách cùng cấp để có nguồn trả nợ nướcngoài, doanh nghiệp mua lại nợ hoặc được ngân sách trả thay nợ nước ngoài cótrách nhiệm hoàn trả ngân sách. Nếu có khó khăn, các Bộ, ngành, địa phương báocáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định".

5. Điều 30 sửa lại như sau:

"Điều 30. Các bên chủ nợ,con nợ, người bảo lãnh và người kế thừa chịu trách nhiệm xử lý thanh toán nợtheo Quyết định này. Trường hợp con nợ đang chấp hành án phạt tù, chưa thựchiện phần bồi thường về mặt kinh tế theo quyết định của toà án thì các khoản nợnày được giao cho Sở Tài chính địa phương theo dõi để thu dần qua cơ quan thihành án. Cơ quan quyết định, hoặc được uỷ quyền thành lập doanh nghiệp là ngườichịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc xử lý thanh toán nợ.

Các doanh nghiệp Nhà nước đượcxử lý một lần, hoặc nhiều lần các khoản nợ không đòi được vào kết quả sản xuấtkinh doanh hàng năm của doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5 năm. Nếu việc xửlý vào kết quả sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp giảm lãi, hoặc bị lỗ tươngứng với số nợ không đòi được của doanh nghiệp đưa xử lý vào kết quả sản xuấtkinh doanh năm đó thì

Doanh nghiệp vẫn được quan hệvay vốn trong các Ngân hàng Thương mại như trước khi xử lý nợ.

Vẫn được hưởng Quỹ tiền lươngnhư trước khi hạch toán khoản nợ khó đòi vào kết quả sản xuất, kinh doanh.

Vẫn giữa nguyên hạng của doanhnghiệp.

Vẫn được trích các Quỹ khen thưởngvà Quỹ phúc lợi như trước khi xử lý nợ theo quy định của chế độ hiện hành.

Đối với doanh nghiệp nhà nướcđang hoạt động có nợ lẫn nhau nếu không trực tiếp thanh toán được thì cơ quantài chính chủ trì xử lý tăng vốn cho đơn vị mắc nợ và giảm vốn cho doanh nghiệplà chủ nợ.

y bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, Bộ quản lý ngành và Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 là cơ quan chỉđạo, đề xuất biện pháp xử lý, trường hợp vướng mắc, báo cáo Thủ tướng Chính phủquyết định".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Nhữngquy định trước đây trong Quyết định số 95/1998/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ,của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trái với nội dung quyđịnh của Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định này. Các Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcó trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định này./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6404&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận