Văn bản pháp luật: Quyết định 102/TCHQ-CGQ

 
Công báo số 2/1986;
Quyết định 102/TCHQ-CGQ
Quyết định
01/02/1986
24/01/1986

Tóm tắt nội dung

Về danh mục và tiêu chuẩn hành lý xuất khẩu của công dân Việt Nam được phép xuất cảnh (kèm theo Danh mục và tiêu chuẩn hành lý được phép xuất khẩu)

 
1.986
 

Toàn văn

QUYếT địNH

QUYẾT ĐỊNH

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 102/TCHQ-CGQ NGÀY 24-1-1986

VỀ DANH MỤC VÀ TIÊU CHUẨN HÀNH LÝ XUẤT KHẨU

CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐƯỢC PHÉP XUẤT CẢNH

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;

Căn cứ Nghị định số 139-HĐBT ngày 20-10-1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Tổng cục Hải quan;

Căn cứ Điều lệ Hải quan do Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 3-CP ngày 27-2-1960;

Căn cứ Chỉ thị số 202-HĐBT ngày 10-7-1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chấn chỉnh công tác kiểm tra, kiểm soát của Hải quan tại sân bay, hải cảng, các cửa khẩu khác;

Căn cứ Điều lệ quản lý ngoại hối do Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 102-CP ngày 6-7-1963;

Căn cứ Thông tư số 17-LB ngày 19-12-1959 của liên Bộ Ngoại thương - Tài chính về thể lệ xuất nhập khẩu hành lý của hành khách xuất nhập cảnh;

Xét đề nghị của các đồng chí Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Giám quản Tổng cục Hải quan.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này danh mục và tiêu chuẩn hành lý xuất khẩu đối với:

- Công dân Việt Nam được cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

- Công dân Việt Nam được phép đi du lịch, chữa bệnh, điều dưỡng, nghỉ mát và thăm hỏi người thân cư trú ở nước ngoài.

Điều 2. Hành lý là đồ dùng cá nhân của người xuất cảnh không phân biệt cũ hay mới, dù mang theo người (xách tay và ký gửi cùng chuyến) hay gửi trước, gửi sau, đều giới hạn trong phạm vi để sử dụng cho bản thân; và không thuộc các loại hàng hoá Nhà nước cấm xuất (quy định trong danh mục kèm theo Thông tư số 9-TTLB/TC/NgT ngày 25-3-1983 của liên Bộ Tài chính - Ngoại thương).

Hành lý khác hàng hoá, nên phải theo nguyên tắc là các đối tượng nói ở điều 1 khi nhập cảnh phải mang về đúng và đủ những hành lý đã kê khai lúc xuất cảnh, (trừ những thực phẩm và vật phẩm không thuộc quy định Nhà nước quản lý mà đã tiêu hao trong khi đi đường và trong thời gian lưu trú ở nước ngoài).

Điều 3. Hành lý xuất khẩu phải khai báo và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan cửa khẩu.

Hành lý xuất khẩu vượt quá tiêu chuẩn hoặc vượt quá định lượng quy định trong danh mục kèm theo quyết định này, thì phải để lại không được mang đi.

Điều 4. Quyết định này không áp dụng đối với hành lý xuất khẩu của:

- Cán bộ, công nhân, lái xe và thuỷ thủ Việt Nam làm việc trên các phương tiện vận tải thường xuyên qua biên giới đường bộ, đường sông Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia.

- Sĩ quan, thuỷ thủ Việt Nam làm việc trên các tầu biển Việt Nam đi các tuyến hàng hải quốc tế.

- Lái máy bay, nhân viên Việt Nam làm việc trên các máy bay Việt Nam hoạt động trên các đường bay quốc tế.

- Người xuất cảnh là người Việt Nam định cư ở các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa về thăm gia đình.

- Người xuất cảnh là người nước ngoài cư trú, công tác, du lịch tham quan ở Việt Nam.

Điều 5. Mọi vật phẩm ngoài danh mục hoặc ngoài tiêu chuẩn hành lý nói ở quyết định này đều là hàng hoá và được giải quyết theo quy chế đối với hàng hoá xuất khẩu.

Điều 6. Các hành vi trái với quyết định này như xuất khẩu hành lý trái phép; giấu giếm hành lý xuất khẩu; hành lý không khai báo với Hải quan cửa khẩu; xuất hàng cấm... đều coi như buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý hành chính (theo Thông tư số 1090-TCHQ/TH ngày 19-10-1985 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Nghị định số 46-HĐBT ngày 10-5-1983 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc xử lý bằng biện pháp hành chính các vi phạm nhỏ về buôn lậu, hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới), hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 2 năm 1986.

Những quy định trước đây về tiêu chuẩn hành lý xuất khẩu trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 8. Các đồng chí Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Giám quản Tổng cục Hải quan và Giám đốc Hải quan các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC VÀ TIÊU CHUẨN HÀNH LÝ ĐƯỢC PHÉP XUẤT KHẨU

(Ban hành kèm theo quyết định số 102-TCHQ/CGQ ngày 24-1-1986

của Tổng cục Hải quan)

Số

TT

Danh mục các vật dụng

được coi là hành lý

Tiêu chuẩn và định lượng hành lý của một người

được mang theo khu xuất cảnh

 

mang theo khi xuất cảnh

Đi công tác, học tập, lao động

Đi tham quan

  

Dài hạn (từ 1 năm

trở lên)

Ngắn hạn

(dưới một năm)

du lịch, điều

dưỡng nghỉ mát

 

I. Đồ dùng cá nhân

   

1

Các loại quần áo đã dùng (kể cả áo ấm, áo len)

Không hạn chế số lượng

Không hạn chế số lượng

Không hạn chế số lượng

2

Các loại quần áo chưa dùng

   
 

- áo len (nếu chưa có ở điểm 1)

3 cái

2 cái

1 cái

 

- Quần áo may bằng vải bò đúng với kích thước cho người có hành lý

2 bộ

1 bộ

1 bộ

 

- Quần áo lót

6 bộ

4 bộ

2 bộ

3

- Mũ các loại

2 cái

2 cái

2 cái

4

- Găng tay

2 đôi

2 đôi

2 đôi

5

- Tất chân các loại

5 đôi

3 đôi

2 đôi

6

- Khăn quàng mùa rét

2 cái

2 cái

2 cái

7

- Khăn tắm và khăn mặt

4 cái

4 cái

2 cái

8

- Khăn mùi xoa

12 chiếc

12 chiếc

6 chiếc

9

- Dép

2 đôi

2 đôi

1 đôi

10

- Giầy

3 đôi

3 đôi

1 đôi

11

- Guốc

3 đôi

2 đôi

1 đôi

12

- Kính đeo mắt

1 kính râm 1 kính cận 1 kính viễn

1 kính râm 1 kính cận 1 kính viễn

1 kính râm 1 kính cận 1 kính viễn

13

- Bút máy

2 cái

2 cái

2 cái

14

- Đồng hồ đeo tay hoặc đồng hồ bỏ túi

1 cái

1 cái

1 cái

15

- Đồng hồ để bàn

1 cái

1 cái

1 cái

16

- Máy ảnh

1 cái

1 cái

1 cái

17

- Các loại đồ dùng như: bát đĩa, muôi, thìa để ăn uống làm bằng sứ, sắt,nhôm ấm chén làm bằng thuỷ tinh đũa ăn cơm làm bằng sừng và ngà voi

1 bộ ấm chén, 3đôi đũa, các thứ khác không quá 6 cái

1 bộ ấm chén,3 đôi đũa, các thức khác không quá 6 cái

1 bộ ấm chén, các thứ khác không quá 6 cái

18

Các loại xà phòng

2 kg

2 kg

1 kg

19

Màn

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

20

Chăn

2 chiếc

2 chiếc

1 chiếc

 

II. Tư trang bằng vàng, bạc, đá quý

   
  

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

III. Thuốc chữa bệnh

   

1

Thuốc chữa bệnh thông thường

200 gam

200 gam

200 gam

2

Dầu xoa bóp

2 lọ (dưới 10 ml/1lọ) và 5 hộp dầu cao

2 lọ (dưới 10 ml/1lọ) và 5 hộp dầu cao

2 lọ (dưới 10 ml/1lọ) và 5 hộp dầu cao

3

Các thứ khác

Phải có giấy của bác sĩ 10 ngày trước ngày xuất cảnh và đúng theo định lượng do bác sĩ quy định

 

IV. Các loại thực phẩm

   

1

Thuốc lá

20 bao (mỗi bao 20 điếu) hoặc 500 gam thuốc lá rời kèm theo một số giấy để cuộn

20 bao (mỗi bao 20 điếu) hoặc 500 gam thuốc lá rời kèm theo một số giấy để cuộn

20 bao (mỗi bao 20 điếu) hoặc 500 gam thuốc lá rời kèm theo một số giấy để cuộn

2

Cà phê

Không quá 500 gam

Không quá 500 gam

Không quá 500 gam

3

Chè khô

Không quá 1kilôgam

Không quá 1kilôgam

Không quá 1kilôgam

4

Nấm hương, mộc nhĩ

Không quá 500 gam (với điều kiện nước sở tại cho nhập)

Không quá 500 gam (với điều kiện nước sở tại cho nhập)

Không quá 500 gam (với điều kiện nước sở tại cho nhập)

5

Các loại lương thực, thực phẩm như đường kính, gạo, miến sợi, bánh đa, đỗ, tôm cá đã sấy khô, bánh kẹo...

Số lượng đủ dùng trong thời gian đi đường (với điều kiện nước sở tại

Số lượng đủ dùng trong thời gian đi đường (với điều kiện nước sở tại

Số lượng đủ dùng trong thời gian đi đường (với điều kiện nước sở tại

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=3026&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận