QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Về việc ban hành Quy định tạm thời về việc kiểm trachất lượng bêtông
các công trình thuỷ lợi bằng phương pháp không phá hoại
sử dụng máy đo siêu âm và súng bật nẩy
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73-CP ngày 1/11/1995 của Chính phủ quy định vềchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/ND-CP của Chính phủ ban hành Quy chếquản lý đầu tư và xây dựng;
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ KHCN-CLSP và Vụ trưởng Vụ Đầu tưXây dựng cơ bản;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.-Nay ban hành "Quy định tạm thời về việc kiểm tra chất lượng bêtông cáccông trình thuỷ lợi bằng phương pháp không phá hoại sử dụng máy đo siêu âm vàsúng bật nẩy".
Điều 2.-Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.-Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ KHCN-CLSP, Vụ Đầu tư XDCB, Chánh Thanhtra Bộ và lãnh đạo các cơ quan đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệmthi hành quyết định này./.
Quy định tạm thời về việc kiểm tra
chất lượng bêtông các công trình thuỷ lợi bằng
phương pháp không phá hoại sử dụng máy đo siêu âm vàsúng bật nẩy
(Ban hành theo Quyết định số: 104/2000/QĐ/BNN-KHCN ngày13 tháng 10 năm 2000)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.-Quy định này áp dụng cho việc kiểm tra chất lượng bêtông của các công trìnhthuỷ lợi bằng phương pháp không phá hoại bằng cách sử dụng máy đo siêu âm vàsúng bật nẩy.
Điều 2.-Việc kiểm tra chất lượng bêtông của các công trình thuỷ lợi đã được quy địnhtrong quy phạm thi công và nghiệm thu các kết cấu bêtông và bêtông cốt thépthuỷ lợi, trong đó việc đúc mẫu bêtông để xác định các chỉ tiêu về cường độ nénvà thấm là bắt buộc.
Khôngđược dùng phương pháp đo siêu âm và súng bật nẩy để kiểm tra chất lượng bêtôngmới xây dựng thay thế phương pháp ép mẫu bêtông.
Điều3. Việc sử dụng máy đo siêu âm vàsúng bật nẩy để kiểm tra chất lượng bêtông chỉ được thực hiện ở những trườnghợp sau đây :
Nhữngnơi có sự nghi ngờ về chất lượng như cường độ, sự đồng nhất của bêtông do có sựcố kỹ thuật trong thi công như bị gián đoạn do mưa, do không đầm được đến nơivì cốt thép quá dày, do xi măng không đảm bảo mà không kiểm tra được chất lượngtrước khi đổ bêtông ...
Nhữngnơi xuất hiện vết nứt cần phải xác định chiều sâu và độ rộng.
Khôngsử dụng phương pháp này đối với kết cấu bêtông có chiều dày<30cm
Chương II
TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC TIẾN HÀNH KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG BÊTÔNG
Điều4.- Ngay sau khi phát hiện nhữngchỗ có nghi ngờ về chất lượng hoặc vết nứt của bêtông nêu ở Điều 3, Ban quản lýdự án cùng tư vấn giám sát chất lượng thi công xem xét, kiểm tra thực tế để xácđịnh.
Diệntích bề mặt những nơi có nghi ngờ về chất lượng cần phải kiểm tra.
Xácđịnh các yếu tố cần kiểm tra như cường độ bêtông, độ đồng đều của bêtông, kíchthước các lỗ rỗng, chiều sâu và chiều rộng vết nứt.
Sơbộ xác định các nguyên nhân.
Lậpbiên bản kiểm tra có kèm theo sơ đồ vị trí những nơi có nghi ngờ về chất lượngvà vết nứt.
Điều 5.-Ban Quản lý dự án lập hồ sơ kiểm tra chất lượng bêtông trình Bộ, bao gồm :
Tờtrình xin được kiểm tra chất lượng bêtông, trong đó cần báo cáo lý do và tìnhtrạng của các kết cấu bêtông cần phải kiểm tra.
Biênbản kiểm tra hiện trường kèm theo sơ đồ vị trí những nơi có nghi ngờ về chất lượngvà vết nứt.
Điều 6.-Sau khi Bộ duyệt nội dung kiểm tra, Ban quản lý dự án lập dự toán công tác kiểmtra trình Bộ phê duyệt và ký kết hợp đồng với đơn vị có tư cách pháp nhan đểtiến hành kiểm tra.
Dựtoán lập theo văn bản: Giá thí nghiệm vật liệu và kết cấu xây dựng số444/BXD-VKT ngày 1/8/1996 của Bộ Xây dựng.
Điều 7.-Sau khi hoàn thành công tác kiểm tra phải báo cáo về Bộ để xử lý.
Chương III
ĐIỀUKIỆN VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT
VỀCÔNG TÁC KIỂM TRA
Điều 8.-Đơn vị làm công tác kiểm tra chất lượng bêtông bằng siêu âm phải có một trongnhững tiêu chuẩn sau đây:
1)Là phòng thử nghiệm được công nhận theo tiêu chuẩn ngành nông nghiệp 10 TCN382-1999 và được cấp dấu phòng thử nghiệm nông nghiệp.
2)Là phòng thử nghiệm được công nhận của Bộ Xây dựng và được cấp dấu phòng thửnghiệm xây dựng.
3)Là phòng thử nghiệm được công nhận của Bộ KHCN-MT (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lườngchất lượng) và được cấp dấu phòng thử nghiệm VILAS.
Điều 9.-Khi kiểm tra chất lượng bêtông bằng siêu âm và súng bật nẩy phải tuấn theo cáctiêu chuẩn sau đây :
TCXD171-1989: Xác định cường độ nén của bêtông bằng phương pháp không phá hoại sửdụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy.
TCXD225-1997: Kiểm tra độ đồng nhất của bêtông bằng máy đo siêu âm.
TCXD.84: 14: Nguyên tắc sử dụng, bảo dưỡng, kiểm tra và hiệu chỉnh máy đo siêu âm.
TCXD.03:85: Nguyên tắc sử dụng, bảo dưỡng, kiểm tra và hiệu chính súng thử bêtông loạibật nẩy.
Chương IV
KINH PHÍ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BÊTÔNG BẰNG SIÊU ÂM
Điều 10.-Việc đảm bảo chất lượng bêtông trong thi công là trách nhiệm của nhà thầu, khithấy cần thiết nhà thầu tự tổ chức kiểm tra chất lượng bêtông bằng siêu âm,kinh phí kiểm tra do nhà thầu chi trả.
Điều 11.-Trong trường hợp thấy có nghi ngờ về chất lượng, Ban quản lý dự án có thể tổchức kiểm tra như chỉ dẫn ở chương II của Quy định này.
+Nếu kết quả kiểm tra bêtông không đạt yêu cầu chất lượng thì nhà thầu phải chitrả kinh phí kiểm tra và tuỳ theo mức độ vi phạm về chất lượng sẽ bị phạt vềkinh tế và khả năng tham dự đấu thầu.
+Nếu bêtông đạt chất lượng thì chủ đầu tư chi trả kinh phí kiểm tra. Kinh phínày lấy vào mục kiểm tra chất lượng của tổng dự toán công trình và không vượtquá 30% chi phí kiểm tra chất lượng của hạng mục công trình đó.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12.-Vụ Đầu tư XDCB có trách nhiệm hướng dẫn các Ban quản lý dự án thuỷ lợi của Bộvà các tỉnh thực hiện Quy định này.
Điều 13.-Vụ KHCN - CLSP hướng dẫn cho các cơ quan đơn vị có đủ tư cách kiểm tra chất lượnglàm các thủ tục cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra theo đúng các quy địnhcủa Nhà nước và của Bộ.
Điều 14.-Các cơ quan đơn vị có liên quan thuộc Bộ theo chức năng được giao chỉ đạo theodõi việc thực hiện Quy định này.
Điều 15.-Trong quá trình thực hiện, nếu có điều gì vướng mắc, phản ánh về Vụ KHCN &CLSP. Chỉ có Bộ trưởng mới có quyền thay đổi các điều trong quy định này./.