Văn bản pháp luật: Quyết định 104/2003/QĐ-BCN

Bùi Xuân Khu
Toàn quốc
Công báo số 91/2003;
Quyết định 104/2003/QĐ-BCN
Quyết định
25/07/2003
25/06/2003

Tóm tắt nội dung

Về việc phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty Nhựa Rạng Đông.

Thứ trưởng
2.003
Bộ Công nghiệp

Toàn văn

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Về việc phê duyệt Điều lệ

Tổ chức và hoạt động của Công ty Nhựa Rạng Đông.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức Bộ máy Bộ Công nghiệp;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;

Căn cứ Nghị đinh số 50/CP ngày 28 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về thành lập tổ chức lại giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước và Nghị định số 38/CP ngày 28 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 50/CP;

Xét đề nghị của Tổng giám đốc Công ty Nhựa Rạng Đông tại Tờ trình số 163/TTr- VP ngày 12 tháng 3 năm 2003;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty Nhựa Rạng Đông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ và Tổng giám đốc Công ty Nhựa Rạng Đông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

ĐIỀU LỆ

Tổ chức và hoạt động của Công ty Nhựa Rạng Đông

(được phê duyệt kèm theo Quyết định số 104/2003/QĐ-BCN ngày 25/6/2003

của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Công ty Nhựa Rạng Đông (sau đây gọi tắt là Công ty) được thành lập theo Quyết định số 452/CNn-TCLĐ ngày 07 tháng 5 năm 1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp) là Doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Công nghiệp, do Nhà nước thành lập, đầu tư, quản lý với tư cách chủ sở hữu.

Công ty có nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nhựa theo quy hoạch, kế hoạch của Bộ Công nghiệp Và nhu cầu của thị trường: đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu, thiết bị phụ tùng, sản phẩm nhựa và các hàng hóa khác do Công ty sản xuất; liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến; đào tạo, bồi dưỡng cán Bộ quản lý, công nhân kỹ thuật; kinh doanh các ngành nghề khác quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do Bộ Công nghiệp giao.

Điều 2. Công ty có:

1. Tên giao dịch quốc tế là: RANG DONG - PLASTIC COMPANY, viết tắt là: UFIPLASTIC;

2. Trụ sở chính đặt tại: 190 Lạc Long Quân phường 3, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh;

3. Công ty có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn Bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn do Công ty quản lý, có con dấu riêng để giao dịch, có tài sản riêng và các quỹ tập trung được mở tài khoản (nội, ngoại tệ) tại ngân hàng theo quy định của pháp luật; Công ty có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Bộ Công nghiệp theo Điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính của Công ty.

Điều 3. Công ty chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Công nghiệp và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương với tư cách là các cơ quan quản lý nhà nước; đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Luật Doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.

Điều 4. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công ty hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổ chức Công đoàn và các tổ chức Chính trị - xã hội khác trong Công ty hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.

Chương II

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY

Mục I. QUYỀN CỦA CÔNG TY

Điều 5. Công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh được Nhà nước giao.

2. Công ty có quyền huy động vốn, đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn với các thành phần, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để thành lập các công ty theo quy định của pháp luật.

3. Công ty có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty, trừ những tài sản là toàn Bộ dây chuyền công nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật chưa khấu hao hết giá trị thì phải được Bộ Công nghiệp cho phép, trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; đối với đất đai, tài nguyên thuộc quyền quản lý và sử dụng của Công ty thì thực hiện theo pháp luật hiện hành.

4. Công ty có quyền thanh lý hoặc nhượng bán tài sản là dây chuyền công nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật đã khấu hao hết giá trị.

Điều 6. Công ty có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh như sau:

1. Tổ chức Bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ được Nhà nước và Bộ Công nghiệp giao.

2. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị.

3. Đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty ở trong nước và ngoài nước theo quy định của Chính phủ và phân cấp của Bộ Công nghiệp.

4. Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả nàng của công ty và nhu cầu của thị trường; kinh doanh bổ sung những ngành nghề khác được Bộ Công nghiệp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Tự lựa chọn thị trường; được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.

6. Tự quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước hoặc Bộ Công nghiệp định giá.

7. Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần theo quy định của Nhà nước và Bộ Công nghiệp.

8. Xây dựng và áp dụng các định mức vật tư, lao động, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Nhà nước và quy định của Bộ Công nghiệp;

9. Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định khác của pháp luật; được quyền quyết định mức lương; thưởng cho người lao động trên cơ sở các đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm hoặc cho phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Công ty được Bộ Công nghiệp phê duyệt.

10. Được mời và tiếp đối tác kinh doanh nước ngoài của Công ty tại Việt Nam; cử người của Công ty ra nước ngoài công tác, học tập, tham quan khảo sát theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Công ty có quyền quản lý tài chính như sau:

1. Được sử dụng vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu trong kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả.

2. Tự huy động vốn để hoạt động kinh doanh, nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu, được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty tại các Ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật và của Bộ Công nghiệp.

3. Được sử dụng Quỹ khấu hao cơ bản của doanh nghiệp; mức và tỷ lệ trích Quỹ khấu hao cơ bản, chế độ sử dụng và quản lý Quỹ khấu hao cơ bản do Chính phủ quy định.

4. Sau khi đã làm đủ nghĩa vụ với nhà nước, lập Quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác theo quy định, Công ty được chia phần lợi nhuận còn lại cho người lao động theo cống hiến của mỗi người vào kết quả sản xuất kinh doanh trong năm. Chi tiết chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế theo quy định của Chính phủ.

5. Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, hoạt động công ích hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước không đủ bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ này của Công ty:

6. Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của Nhà nước.

7. Các quyền khác theo phân cấp của Bộ Công nghiệp.

Điều 8. Công ty có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.

Mục II.

NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY

Điều 9. Công ty có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác; nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác được Nhà nước giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ do Nhà nước và Bộ Công nghiệp giao.

Điều 10. Công ty có nghĩa vụ quản lý hoạt động kinh doanh như sau:

1. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Bộ Công nghiệp về kết quả hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Công ty thực hiện.

2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, hàng năm phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ được Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường trình Bộ Công nghiệp phê duyệt.

3. Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý; sử dụng thu nhập từ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp.

4. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý Công ty.

5. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.

6. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của Bộ Công nghiệp; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo.

7. Chịu sự kiểm tra của Bộ Công nghiệp; tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 11.

1. Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định; chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của các hoạt động tài chính của Công ty.

2. Công ty có nghĩa vụ công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của Công ty theo quy định của Chính phủ.

3. Công ty thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY

Điều 12. Tổ chức Bộ máy quản lý Công ty gồm có Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và Bộ máy giúp việc:

1. Tổng giám đốc Công ty do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Tổng giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty, Tổng giám đốc Công ty có quyền điều hành cao nhất trong Công ty và phải có tiêu chuẩn và điều kiện như quy định tại Điều 32 của Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995.

2. Phó Tổng giám đốc Công ty giúp Tổng giám đốc Công ty điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.

3. Kế toán trưởng Công ty giúp Tổng giám đốc Công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của Công ty và có các quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

4. Văn phòng và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ cồ chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty trong quản lý, điều hành công việc gồm:

Văn phòng Công ty;

Phòng Tài chính kế toán;

Phòng Kinh doanh;

Phòng Đầu tư;

Phòng Kỹ thuật cơ điện;

Phòng Kỹ thuật công nghệ.

Điều 13. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc Công ty.

1. Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước và Bộ Công nghiệp giao để quản lý, sử dụng theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ được Nhà nước giao và có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.

2. Xây dựng dự án đầu tư phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Công ty, phương án đầu tư, liên doanh, đề án tổ chức quản lý Công ty trình Bộ Công nghiệp phê duyệt.

3. Tổ chức Bộ máy quản lý, điều hành các hoạt động của Công ty Và Các đơn vị thành viên.

4. Xây dựng và ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ, đơn giá tiền lương phù hợp với quy định của Nhà nước.

5. Ban hành quy chế, quy định về tiền lương, tiền thưởng, lao động, kỷ luật phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước để áp dụng trong Công ty.

6. Quyết định giá mua, giá bản sản phẩm và dịch vụ phù hợp với quy định của Nhà nước và Bộ Công nghiệp trên nguyên tắc bảo toàn vốn và kinh doanh có hiệu quả.

7. Trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Công ty.

8. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật các chức danh phụ trách' các đơn vị (phòng, ban, trung tâm, chi nhánh, cửa hàng và các đơn vị trực thuộc) trong Công ty và các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

9. Báo cáo Bộ Công nghiệp, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

10. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Công nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Công ty theo quy định của pháp luật.

11. Các quyền khác theo phân cấp, ủy quyền của Bộ Công nghiệp.

Điều 14. Tổng giám đốc Tổng công ty chỉ được thành lập hoặc giữ các chức danh quản lý điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi được Công ty, Bộ Công nghiệp giới thiệu ứng cử vào các chức danh quản lý hoặc cử làm đại diện pháp lý của Công ty đối với phần vốn góp vào các doanh nghiệp đó; không được có các quan hệ hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài do vợ hoặc chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột giữ chức danh quản lý, điều hành.

Vợ hoặc chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột của Tổng giám đốc Công ty không được giữ chức vụ kế toán trưởng, thủ quỹ tại Tổng công ty và tại các đơn vị thành viên.

Chương IV

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY

Điều 15. Tùy thuộc nhu cầu mở rộng thị trường và phát triển sản xuất, Công ty được quyền tổ chức các đơn vị trực thuộc hoặc đặt chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước.

1. Đơn vị trực thuộc công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán báo sổ theo quy định của Công ty.

2. Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc do Tổng giám đốc Công ty ban hành phù hợp với Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty. Đơn vị thành viên có trách nhiệm quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản và các nguồn lực khác do Công ty giao; tuân thủ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị mình và các quy định của pháp luật.

(Danh sách các đơn vị trực thuộc tại Phụ lục kèm theo Điều lệ này).

Chương V

QUẢN LÝ PHẦN VỐN CỦA CÔNG TY Ở

CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC VÀ CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH

Mục I.

QUẢN LÝ PHÂN VỐN CỦA CÔNG TY Ở CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC

Điều 16. Tổng giám đốc Công ty được nhận vốn của Nhà nước hoặc chuyển một phần vốn đã được giao để góp vào các doanh nghiệp khác có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Xây dựng phương án góp vốn trình Bộ Công nghiệp phê duyệt.

2. Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người đại diện quản lý phần vốn góp của Công ty ở doanh nghiệp khác.

3. Giám sát, kiểm tra việc sử dụng phần vốn góp của Công ty, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn góp của Công ty; thu lợi nhuận từ phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp khác.

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện quản lý phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp khác:

1. Tham gia vào Bộ máy quản lý, điều hành ở doanh nghiệp có vốn góp của Công ty theo Điều lệ doanh nghiệp đó.

2. Theo dõi và giám sát tình hình hoạt động ở doanh nghiệp có vốn góp của Công ty.

3. Thực hiện chế độ báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty về phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp đó.

Mục II.

QUẢN LÝ PHẦN VỐN CỦA CÔNG TY Ở CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH

Điều 18. Các doanh nghiệp liên doanh mà Công ty tham gia được thành lập, quản lý và điều hành theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, các luật khác có liên quan và theo Điều lệ Công ty liên doanh.

Công ty thực hiện mọi quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với các liên doanh này theo quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký kết.

Chương VI

TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY

Điều 17. Đại hội công nhân viên chức là hình thức trực tiếp để người lao động trong Công ty tham gia quản lý Công ty. Đại hội công nhân viên chức thực hiện các quyền sau đây:

1. Tham gia thảo luận, xây dựng hoặc bổ sung sứa đổi thỏa ước lao động tập thể để người đại diện tập thể lao động thương lượng và ký kết với Tổng giám đốc Công ty.

2. Thảo luận và thông qua quy chế sử dụng các quỹ có liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động trong Công ty.

3. Thảo luận và góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện. điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo lại người lao động của Công ty.

4. Các quyền lợi khác theo quy định của Luật Công đoàn.

Điều 18. Đại hội công nhân viên chức của Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Công đoàn và theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Công đoàn Công nghiệp Việt Nam:

Chương VII

TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

Điều 19. Công ty thực hiện chế độ hạch toán độc lập tự chủ tài chính trong kinh doanh phù hợp với Luật Doanh nghiệp nhà nước, các quy định khác của pháp luật và Điều lệ của Công ty.

Điều 20.

1. Vốn điều lệ của Công ty gồm có:

a) Vốn được Nhà nước giao tại thời điểm thành lập Công ty.

b) Vốn Nhà nước đầu tư bổ sung cho Công ty.

c) Phần lợi nhuận sau thuế được trích bổ sung theo quy định hiện hành.

d) Các nguồn vốn khác (nếu có).

2. Khi cồ sự tăng giảm vốn điều lệ, Công ty phải điều chỉnh kịp thời trong Bảng cân đối tài sản và công bố vốn điều lệ của Công ty đã được điều chỉnh.

Điều 21.

1 Công ty được thành lập và sử dụng các quỹ để đảm bảo cho sự phát triển của Công ty đạt hiệu quả cao.

2. Các quỹ của Công ty được thành lập do Tổng giám đốc quyết định, bao gồm:

a) Quỹ đầu tư phát triển được lập từ nguồn vốn khấu hao cơ bản và trích từ lợi nhuận của Công ty theo quy định của Bộ Tài chính, lợi tức thu được từ phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp khác, các liên doanh nước ngoài và các nguồn khác.

Vốn khấu hao cơ bản và lợi tức tái đầu tư của các đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty đều tập trung tại Công ty để đầu tư theo kế hoạch hàng năm.

b) Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ khen thưởng Quỹ phúc lợi được trích lập theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Mức trích lập, trích nộp cụ thể và việc sử dụng các quỹ này theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 22. Tự chủ về tài Chính của Công ty:

1 Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu, chi, có trách nhiệm bảo toàn phát triển nguồn vốn kinh doanh của Công ty kể cả phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác và các liên doanh nước ngoài.

2. Công ty thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính trong toàn Công ty. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện theo phân cấp và đảm bảo nợ luôn tắc quản lý thống nhất tập trung trong toàn Công ty.

3. Trách nhiệm vật chất của Công ty trong các môi quan hệ kinh doanh và trong quan hệ dân sự được giới hạn ở mức vốn điều lệ Công ty tại thời điểm công bố gần nhất.

Chương VIII

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY

VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ C VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 23. Công ty chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Công nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước theo lĩnh vực thuộc chức năng đã được pháp luật quy định như sau:

1. Chấp hành pháp luật, thực hiện các quy định của Chính phủ và Bộ Công nghiệp có liên quan đến Công ty.

2. Thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển Công ty trong tổng thể quy hoạch, chiến lược phát triển ngành; thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Bộ Công nghiệp và Nhà nước.

3. Chấp hành các chế độ tài chính, tín dụng, thuế, thu lợi nhuận; các chế độ về kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật về kế toán - thống kê.

4. Tuân thủ các quy định của Nhà nước và Bộ Công nghiệp về công tác tổ chức và cán Bộ gồm: thành lập, tách, nhập, tổ chức lại, giải thể; phê chuẩn và sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Công ty.

5. Thực hiện các quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

6. Thực hiện các quy định về quan hệ đối ngoại và xuất, nhập khẩu

7. Bảo đảm thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động trong Công ty theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Đối với Chính quyền địa phương, Công ty chịu sự quản lý nhà nước và chấp hành các quy định hành chính, các nghĩa vụ đối với Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp với tư cách là các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ theo quy định của pháp luật.

Chương IX

TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHẢ SẢN CÔNG TY

Điều 25. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp xem xét và quyết định việc tổ chức lại, tách, nhập, giải thể Công ty.

Điều 26. Nếu Công ty mất khả năng thanh toán nợ đến hạn mà sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết vẫn không khắc phục được thì xử lý theo quy định tại Luật phá sản doanh nghiệp.

Chương X

ĐIỀU KHOÁN THI HÀNH

Điều 27. Điều lệ này gồm 10 chương 28 điều, được áp dụng cho Công ty Nhựa Rạng Đông. Tất cả các cá nhân và các đơn vị trực thuộc Công ty Nhựa Rạng Đông chịu trách nhiệm thi hành Điều lệ này.

Điều 28. Trường hợp cần bổ sung, sửa đổi Điều lệ, Tổng giám đốc Công ty trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt./.

 

Phụ lục

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ TRỰC

THUỘC CÔNG TY TẠI THỜI ĐIỂM PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ

(kèm theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty Nhựa Rạng Đông).

1. Nhà máy Nhựa 1:

Trụ sở: số 190 Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh;

2. Nhà máy Nhựa 6:

Trụ sở: số 190 Lạc Long Quân, phường 8, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh;

3. Nhà máy Nhựa Nha Trang:

Trụ sở: khu Đồng Đế, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang;

4. Nhà máy Nhựa Hóc Môn:

Trụ sở: số 60/2 Quang Trung, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh;

5. Nhà máy cơ khí động lực:

Trụ sở: số 190 Lạc Long Quân, phường 3, quận 11 , thành phố Hồ Chí Minh;

6. Trung tâm Nghiên cứu chất dẻo:

Trụ sở: số 190 Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh;

7. Cửa hàng Giới thiệu và Tiêu thụ sản phẩm:

Trụ sở: số 159 Lạc Long Quân, phường 1, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh;

8. Cửa hàng Kinh doanh nguyên vật liệu:

Trụ sở: số 1425 đường 3/2, phường 16, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh;

9. Chi nhánh Công ty tại Hà Nội:

Trụ sở: số 57 Vũ Trọng Phụng, phường Thanh Xuân, quận Đống Đa, Hà Nội;

10. Chi nhánh Công ty tại Nghệ An:

Trụ sở: số 9 Phan Bội Châu, phường Lê Lợi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21504&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận