Văn bản pháp luật: Quyết định 107/QĐ-UBND

Nguyễn Văn Thành
Thành phố Hải Phòng
Quyết định 107/QĐ-UBND
Quyết định
16/01/2008
16/01/2008

Tóm tắt nội dung

Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Hải Phòng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành

Phó chủ tịch
2.008
UBND thành phố Hải Phòng

Toàn văn

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Hải Phòng

đến năm 2020

------------------------------------------------------------

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 74/QĐ-UBND ngày 12/01/2006 của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt đề cương đề án Qui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Hải Phòng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - xã hội thành phố tại Tờ trình số 06/TTr-HĐTĐQH ngày 10 tháng 01 năm 2008 về việc phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Hải Phòng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Hải Phòng đến năm 2020 với nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

1.1. Quan điểm

- Phát triển ngành nghề nông thôn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, các địa phương, các ngành; phự hợp sự phát triển nụng nghiệp, nông thôn Hải Phòng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn.

- Phát triển ngành nghề nông thôn trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của thành phố và từng địa phương, gắn với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp và các vùng nguyên liệu tập trung.

- Phát triển ngành nghề nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và sử dụng lao động tại chỗ, đồng thời xây dựng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề và các trung tâm thương mại ở các vùng nông thôn.

- Phát triển ngành nghề nông thôn gắn với hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống và bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.

1.2. Mục tiêu

a) Chỉ tiêu phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2010:

- Tỷ trọng kinh tế ngành nghề nông thôn đạt 54-55% trong kinh tế nông thôn.

- Tổng giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn đạt 4,8 - 5 nghìn tỷ đồng, trong đó cơ cấu các ngành như sau: công nghiệp xây dựng, thủ công mỹ nghệ chiếm 60%; dịch vụ chiếm 40%. Tốc độ tăng bình quân 15,3%/năm .

- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ngành nghề nông thôn đạt 45 - 50 triệu USD.

- Giải quyết, tạo việc làm cho khoảng trên 100 nghìn lao động nông thôn, gúp phần nõng tỷ lệ sử dụng lao động nụng thụn lờn 85-90%. Thu nhập bình quân cho lao động ngành nghề nông thôn đạt 1,1-1,2 triệu đồng/tháng.

- Tỉ lệ lao động qua đào tạo chiếm ít nhất 40 - 50 %.

- Nâng cấp công nghệ lên 30 - 40% so với hiện nay.

b) Chỉ tiêu phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2020:

- Tỉ lệ giá trị sản xuất chiếm 70 - 75% tổng giá trị sản xuất ở nông thôn.

- Thu hút khoảng 65 - 70% lao động nông thôn vào lĩnh vực ngành nghề nông thôn; thu nhập bình quân lao động đạt 2 - 2,4 triệu đồng/tháng.

- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ngành nghề nông thôn đạt 100 – 150 triệu USD.

- Áp dụng công nghệ tiên tiến, vật liệu mới đối với các ngành nghề chủ lực như: chế biến, kim khí và làng nghề.

- Tỷ lệ lao động ngành nghề nông thôn qua đào tạo 60 – 65%.

- Giải quyết việc làm cho khoảng 330 nghìn lao động nông thôn, gúp phần tăng tỷ lệ sử dụng lao động nụng thụn lờn 90 – 95%.

- Thực hiện xử lý chất thải rắn tập trung đạt 90 – 95%.

2. Nội dung quy hoạch

2.1. Ngành nghề chế biến nông lâm thuỷ sản

- Xay xát gạo:

+ Sản phẩm: Đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng lương thực, thực phẩm cho thành phố và tiêu thụ ngoài địa bàn.

+ Qui hoạch cơ sở chế biến, công nghệ kỹ thuật: Cải tiến công nghệ, thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng gạo. Xây dựng cụm xay xát gạo chất lượng cao để phục vụ thị trường đô thị và xuất khẩu với công suất 5.000–10.000tấn/năm tại Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thuỵ, An Lão, Thuỷ Nguyên, mỗi huyện 1 cơ sở.

- Bảo quản và chế biến rau, quả thực phẩm: Gắn với công nghiệp chế biến với vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến đến năm 2020 có 363 cơ sở, tập trung ở các huyện trọng điểm trồng rau quả thực phẩm (An Dương, An Lão, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo) với tổng diện tích dự kiến 15.000ha, sản lượng qua bảo quản, chế biến khoảng 72.600 tấn, chiếm 15%.

- Chế biến các sản phẩm trồng trọt khác: Gồm các sản phẩm truyền thống như bún, bánh đa, rượu, cốm, đậu phụ, thuốc lào cây công nghiệp... Đến năm 2020 có 780 cơ sở, thu hút 1.170 lao động.

- Chế biến thịt gia súc gia cầm: Đến năm 2010 mỗi thị trấn có 1 đến 2 cơ sở giết mổ tập trung. Đến 2015 hoàn thành việc xây dựng các khu giết mổ tập trung ở các vùng nông thôn với qui mô công suất từ 100 - 200 gia súc và 1000 - 2000 gia cầm/ngày đêm.

- Chế biến thuỷ sản: Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở chế biến thuỷ sản cho phù hợp cả về qui mô, số lượng, công nghệ, lao động, sản phẩm. Đến năm 2020 có 1150 cơ sở chế biến, trong đó có 6 nhà máy chế biến công nghiệp.

- Chế biến thức ăn gia súc: Nâng cấp, đổi mới công nghệ, thiết bị các cơ sở hiện có để nâng cao chất lượng sản phẩm. Giai đoạn 2011 – 2020 xây dựng thêm 3 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Thuỷ Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo với công suất mỗi cơ sở từ 10.000–15.000 tấn/năm.

2.2. Ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, cơ khí nhỏ.

- Sản xuất vật liệu xây dựng :

+ Hình thành các cụm cơ sở ngành nghề tập trung khai thác, chế biến đá, nung vôi ở các xã Lại Xuân, Liên Khê (Thuỷ Nguyên).

+ Sản xuất gạch ngói bằng lò tuy nen ở Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo công suất gạch 40 triệu viên/năm, ngói 3 – 4 triệu viên/năm; khai thác cát ở Tiên Lãng.

- Sản xuất đồ gỗ: Mở rộng qui mô và cải tiến công nghệ các cơ sở sản xuất ở những địa bàn trọng điểm như Phả Lễ, Phục Lễ; phát triển các cơ sở dọc Quốc lộ 10 thuộc địa bàn huyện Thủy Nguyên, xã Đa Phúc (Kiến Thụy), Lê Thiện, Hồng Phong (An Dương), Đoàn Lập, Tiên Thắng, Bắc Hưng, Tiên Cường, Tự Cường (Tiên Lãng). Đến năm 2020 có 1918 cơ sở sản xuất thu hút 5750 lao động.

- Nghề mây tre đan: Phục hồi và phát triển 8 làng nghề đã có và phát triển một số làng nghề mới ở Tam Cường, Tân Liên, Liên Am (Vĩnh Bảo).

- Nghề dệt chiếu cói: Khôi phục làng nghề truyền thống Lật Dương (Tiên Lãng), Hoà Bình (Vĩnh Bảo). Hình thành các cơ sở tập trung để có điều kiện mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, hoàn thiện sản phẩm có sức cạnh tranh. Đến năm 2020 có 7000 hộ tham gia sản xuất với 14000 lao động.

- Nghề kim khí:

+ Hình thành các cụm ngành nghề xa khu dân cư tránh ô nhiễm môi trường.

+ Mở rộng hoạt động làng nghề truyền thống tại thị trấn Núi Đèo, xã Mỹ Đồng, Minh Đức, Lưu Kiếm, Kỳ Sơn, Kiền Bái, Lập Lễ (Thủy Nguyên), xây dựng một số cơ sở sản xuất ở xã Vinh Quang và thị trấn huyện Tiên Lãng. Hình thành những cơ sở sản xuất và sửa chữa cơ khí có quy mô nhỏ và vừa (5 – 10 lao động) ở các thị trấn, thị tứ, .

- Ngành hàng thủ công mỹ nghệ: Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống như: tạc tượng, dệt thảm, thêu ren .... ở Vĩnh Bảo ; nghề gốm, điêu khắc đá mỹ nghệ... ở Thủy Nguyên. Đến năm 2020 có 3000 cơ sở và hộ sản xuất, thu hút 7800 lao động.

2.3. Quy hoạch ngành dịch vụ nông thôn

- Dịch vụ xây dựng: Hình thành những cơ sở xây dựng chuyên nghiệp như công ty tư nhân, HTX xây dựng tại các thị trấn, thị tứ và những đội xây dựng chuyên nghiệp ở những xã thuần nông, phấn đấu đến năm 2020 thu hút 10.000 lao động.

- Dịch vụ vận tải nội bộ xã và liên xã: Phát triển mạng lưới và cơ sở vận tải phục vụ nhu cầu vận tải trong và ngoài địa phương. Đến năm 2020 có 6.800 cơ sở vận tải, thu hút 68.000 lao động.

- Dịch vụ cơ giới hoá nông nghiệp

+ Phấn đấu đến 2010 cơ giới hóa khâu làm đất 90%, năm 2015 là 95%, với số đầu máy tăng từ 2170 máy (năm 2005) lên 3100 máy (năm 2020).

+ Đến năm 2010 đạt 100% sản lượng lúa được tuốt hạt với tổng số máy là 3400 cái.

- Dịch vụ cung ứng giống cây trồng vật nuôi: Mục tiêu đến 2010 cung ứng đủ 100% lượng giống tốt rõ nguồn gốc xuất xứ (giống lúa, giống lợn; giống gia cầm; giống tôm sú, tôm rảo, tôm càng xanh, giống cua, giống cá...).

- Dịch vụ bán lẻ nông thôn:

+ Cải tạo nâng cấp các chợ nông thôn.

+ Xây dựng mới các chợ đầu mối .

- Dịch vụ nước sạch nông thôn: Mục tiêu đến 2010 số hộ được sử dụng nước sạch là 95%; đến 2015 là 97% và 2020 là 99%.

- Dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn: Đến năm 2020 đạt 100% thị tứ có đơn vị làm dịch vụ vệ sinh môi trường, theo mô hình thu gom, xử lý tại chỗ. Xây dựng 8 bãi rác thải rắn cho 8 thị trấn với quy mô 7,5ha/bãi rác.

3. Giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch

3.1. Giải pháp về công tác quy hoạch, kế hoạch.

- Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của ngành nghề nông thôn phù hợp với quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Phát triển ngành nghề phải theo hướng đa dạng hoá nhiều loại hình tổ chức sản xuất vừa theo hướng công nghiệp hoá vừa kế thừa truyền thống để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo cơ chế thông thoáng khuyến khích các cơ sở ngành nghề nông thôn phát triển, chuyển đổi phương thức tổ chức sản xuất phù hợp (về giao đất, cho thuê đất, vay vốn, đăng ký kinh doanh, hỗ trợ tìm kiếm thị trường, đào tạo tay nghề...).

- Riêng về quy hoạch đất đai:

Nhu cầu đất đai cho phát triển ngành nghề nông thôn đến 2020 (ha) 

STT

Mục đích sử dụng đất

2007- 2010

2011-2015

2016- 2020

1

Cụm cơ sở ngành nghề nông thôn

69

60

37

2

Lò mổ tập trung

4,4

4,4

 

3

Trạm cấp nước tập trung

3

3

 

4

Trung tâm thương mại, chợ đầu mối

2

2

 

5

Trường nghề

5

 

 

6

Bãi xử lý chất thải

41

11

11

7

Vùng nguyên liệu nông thuỷ sản

43600

42100

40100

 

- Lúa chất lượng cao

15000

12500

10000

 

- Rau quả

12100

12100

12100

 

- Cây công nghiệp ngắn ngày

3500

4500

5000

 

- Thuỷ sản nuôi trồng

13000

13000

13000

 

Cộng

43.724,4

42.180,4

40.148,0

 

3.2. Giải pháp về vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn Hải Phòng đến 2020 là 1.500,8 tỷ đồng. Trong đó:

- Giai đoạn 2007 - 2010: 673,53 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2011- 2015: 471,6 tỷ đồng

- Giai đoạn 2016 - 2020: 355,67 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn ngân sách chiếm khoảng 30 - 35%; nguồn vốn huy động trong dân là 40%; nguồn vốn vay ưu đãi khoảng 20 - 25%.

3.3. Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm: Tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm ở trong nước và quốc tế. Đăng ký thương hiệu, mẫu mã, bao bì, chất lượng sản phẩm...Thành lập các hội làng nghề, tăng cường quản lý thị trường. Thực hiện chính sách thuế nhập khẩu và các biện pháp chống buôn lậu để bảo hộ các sản phẩm ngành nghề nông thôn. Tạo điều kiện để các cơ sở tăng cường tiếp thị thị trường, nhất là các mặt hàng xuất khẩu.

3.4. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ: Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống như: Lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại ở một số khâu quyết định năng suất , chất lượng sản phẩm, ưu đãi về thuế và tín dụng cho đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị, hỗ trợ thông tin, cải tiến mẫu mã.

3.5. Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường: Phát triển ngành nghề nông thôn phải gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

3.6. Giải pháp hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kĩ thuật sản xuất, chuyển đổi nghề cho phát triển ngành nghề nông thôn. Trong đó đặc biệt quan tâm tới lực lượng lao động nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất.

3.7. Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch: Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, các cơ quan chức năng khẩn trương triển khai tuyên truyền, công bố Quy hoạch để các cơ quan, đơn vị, tổ chức và nhân dân có liên quan nắm được; cụ thể hoá các nội dung của Quy hoạch thành các kế hoạch, chương trình, dự án theo lộ trình 5 năm và hàng năm; Hàng năm thực hiện giám sát, đánh giá việc đầu tư thực hiện quy hoạch. Xây dựng chương trình hành động và các chương trình phát triển ngành từng thời kỳ theo định hướng của quy hoạch. Đồng thời thường xuyên cập nhật, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch, sự phù hợp và không phù hợp với thực tế để kịp thời trình Uỷ ban nhân dân thành phố điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch..

Điều 2. Quy hoạch được phê duyệt là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực, các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố theo quy định.

Điều 3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị thành phố có liên quan xây dựng các kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với quy hoạch từng ngành, từng lĩnh vực liên quan, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch chung về xây dựng trên địa bàn thành phố .

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, quận; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.


Nguồn: vbpl.vn/haiphong/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=31359&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận