Văn bản pháp luật: Quyết định 112/2001/QĐ-TTg

Phan Văn Khải
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 112/2001/QĐ-TTg
Quyết định
25/07/2001
25/07/2001

Tóm tắt nội dung

Phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005

Thủ tướng
2.001
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

Chiến lược Ci cách hành chính nhà nước

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nướcgiai đoạn 2001 - 2005

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trongsự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa giai đoạn 2001 - 2005;

Căn cứ Nghị quyếtphiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2001 số 06/2001/NQ-CP ngày 06 tháng 6năm 2001;

Xét đề nghị của Bộtrưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tin học hóaquản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 để làm căn cứ cho các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai Đề án Tin học hoá quản lý hànhchính nhà nước thuộc phạm vi chức năng và thẩm quyền của mình (Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Văn phòng Chính phủ chủtrì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộChính phủ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương triển khai thực hiện Đề án này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kểtừ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

  

ĐỀ ÁN TIN HỌC HÓA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAIĐOẠN 2001 - 2005

(Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày25 tháng 7 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ

 

Văn phòng Chính phủ đãđược Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng giao nhiệm vụ nghiên cứu và thực hiện Đề ántin học hóa quản lý hành chính nhà nước từ năm 1990.

Thực hiện nhiệm vụ đó,trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1997, Văn phòng Chính phủ đã triển khai 4Đề án, trong đó có 2 Đề án do Chính phủ Pháp tài trợ (giai đoạn 1991 - 1993 vàgiai đoạn 1994 - 1996); một Đề án do ngân sách nhà nước đầu tư theo chươngtrình quốc gia về công nghệ thông tin (giai đoạn 1996 - 1998); một Đề án mạngtin học diện rộng của Chính phủ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số280/TTg ngày 29 tháng 4 năm 1997.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuậtdo 4 Đề án nói trên tạo lập được trong thời gian qua đã đặt nền móng cho côngtác tin học hóa quản lý và điều hành trong các cơ quan hành chính nhà nước trênphạm vi cả nước; thúc đẩy việc hình thành các hệ thống thông tin, các kho dữliệu điện tử, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủvà chính quyền các cấp.

Theo Quy chế làmviệc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 11/CP ngày 24 tháng 01 năm1998 của Chính phủ, từ năm 1998, Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ thốngnhất quản lý mạng tin học diện rộng của Chính phủ; nói cách khác là thống nhấtchỉ đạo công tác tin học hóa quản lý hành chính nhà nước trong phạm vi Chínhphủ, các Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.

Để đồng bộ với Chươngtrình Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, Thủ tướng Chính phủquyết định Đề án tổng thể tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn2001 - 2005 với những nội dung chủ yếu sau đây và giao Văn phòng Chính phủ chủtrì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy bannhân dân các cấp triển khai thực hiện:

I. Cơ sở của Đề ántin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 

Đề án tin học hóa quảnlý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 dựa trên các cơ sở sau đây:

1. Nghị quyết củaChính phủ số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 về phát triển công nghệ thông tin ởnước ta trong những năm 90 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 211/TTgngày 07 tháng 4 năm 1995 đã xác định quản lý nhà nước là lĩnh vực ưu tiên hàngđầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, theo đó, chương trình tin học hóaquản lý nhà nước đã được Chính phủ quyết định đầu tư bước đầu trong khuôn khổchương trình quốc gia về công nghệ thông tin giai đoạn 1996 - 1998, trong đó cócả dự án đầu tư mạng tin học diện rộng của Chính phủ (kết quả đầu tư sẽ thểhiện ở phần sau).

2. Chỉ thị số 58/CT-TWngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa 8 đãnêu nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin đối với các cơ quan Đảng và Nhà nướctrong giai đoạn 2001 - 2005 như sau : ''các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chứcchính trị - xã hội đi đầu trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tintrong mọi hoạt động theo phương châm bảo đảm tiết kiệm, thiết thực và hiệu quảlâu dài. Tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước là bộ phận hữucơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyêncủa các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng,hiệu quả. Các cấp ủy, tổ chức Đảng chỉ đạo khẩn trương xây dựng các hệ thốngthông tin cần thiết phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân, phục vụ sự lãnh đạocủa Đảng, quản lý của nhà nước. Sớm hoàn thiện, thường xuyên nâng cấp và sửdụng có hiệu quả mạng thông tin diện rộng của Đảng và Chính phủ. Bảo đảm đến năm2005, về cơ bản xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thông tin điện tử củaĐảng và Chính phủ''.

3. Quyết định củaChính phủ về việc ký kết Hiệp định khung E-ASEAN (ASEAN điện tử) tại Hội nghịcấp cao không chính thức lần thứ 4 tại Singapore ngày 24 tháng 4 năm 2000,trong đó, theo Điều 3 và Điều 9, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu xây dựngChính phủ điện tử.

4. Chương trình Cảicách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 đã đề ra mục tiêu hiện đại hoánền hành chính nhà nước, theo đó, đến năm 2010, xây dựng và đưa vào vận hànhmạng điện tử - tin học thống nhất của Chính phủ với hai giai đoạn 2001 - 2005;2006 - 2010.

II. Một số đánh giátổng quát tình hình tin học hóa quản lý hành chính nhà nước trong thời gian qua

1. Năm 1990, Thường vụHội đồng Bộ trưởng đã phê duyệt dự án ứng dụng tin học và kỹ thuật thông tintại Văn phòng Chính phủ (công văn số 1265/TH ngày 24 tháng 4 năm 1990 của Vănphòng Chính phủ thông báo Quyết định của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng).

Nhiệm vụ của dự án làtin học hoá hệ thống thông tin quản lý tại Văn phòng Chính phủ, đồng thời hỗtrợ một phần thiết bị, công nghệ, đào tạo cán bộ cho 10 Bộ, 10 tỉnh trọng điểm,chuẩn bị điều kiện để xây dựng mạng tin học cục bộ ở các Bộ, địa phương, tiếntới hình thành mạng thông tin diện rộng kết nối đến tất cả các Bộ, ngành và địaphương.

Đến cuối năm 1993, Vănphòng Chính phủ đã xây dựng được mạng tin học cục bộ (LAN) và bước đầu ứng dụngcông nghệ thông tin hiện đại vào công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ tướngChính phủ, nối kết thông tin với một số Bộ và ủy ban nhân dân các tỉnh trọngđiểm.

Mặc dù việc ứng dụngtin học tại Văn phòng Chính phủ giai đoạn đầu còn sơ khai, công nghệ ứng dụngmới, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, công tác tin họchoá quản lý hành chính nhà nước tại Văn phòng Chính phủ đã đặt nền móng chocông tác tin học hoá quản lý và điều hành trong các cơ quan hành chính nhà nướctrên phạm vi toàn quốc.

2. Sau khi ban hànhNghị quyết số 49/CP về phát triển công nghệ thông tin (8/1993), Thủ tướng Chínhphủ đã phê duyệt kế hoạch 5 năm (1995 - 2000) triển khai Chương trình Quốc giavề Công nghệ thông tin. Trong giai đoạn 1996 - 1998, Chương trình đã tập trungkhoảng 50% kinh phí (160 tỷ đồng) cho mục tiêu tin học hoá hệ thống thông tinquản lý nhà nước. Bước đầu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho việc tin học hoáquản lý nhà nước và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lýchuyên ngành.

Trên cơ sở hạ tầng kỹthuật này, các cơ quan hành chính nhà nước đã từng bước triển khai các hệ thốngthông tin, các kho dữ liệu điện tử phục vụ cho công tác quản lý, điều hành củaThủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ quan chính quyền các cấp.

Đến nay, hệ thống mạngtin học cục bộ tại 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở hầu hết cácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã được thiết lập. Hệ thống nàybao gồm cả các hệ thông tin tác nghiệp, quản lý hồ sơ công việc và các kho dữliệu phục vụ nghiên cứu, trợ giúp quá trình ra quyết định điều hành.

Mạng tin học diện rộngcủa Chính phủ được thiết lập để liên kết mạng tin học trung tâm của 61 tỉnh,thành phố và gần 40 cơ quan chủ chốt của Chính phủ với quy mô 2.500 máy trạm,180 máy chủ trên phạm vi toàn quốc và 50 chương trình ứng dụng khác nhau. Vớimạng tin học diện rộng của Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước đã thựchiện việc truyền, nhận thông tin đa chiều, bao gồm hệ thống văn bản quy phạmpháp luật, hệ thống báo cáo định kỳ, đột xuất và thư tín điện tử..., bảo đảmnhanh chóng, an toàn, phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của cáccơ quan hành chính nhà nước.

Cùng với việc xây dựngMạng tin học diện rộng của Chính phủ, 6 cơ sở Dữ liệu quốc gia đã được triểnkhai, bao gồm: Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, thống kê kinh tế - xã hội,pháp luật, tài nguyên đất và dân cư. Đến cuối năm 1999, các Đề án Cơ sở dữ liệuquốc gia này đã hoàn thành luận chứng khả thi. Trong đó, hai Cơ sở dữ liệu quốcgia về tài chính, thống kê đã có số liệu phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điềuhành của Chính phủ.

Công tác đào tạo tinhọc đã được tiến hành đồng bộ với việc xây dựng hệ thống tin học trong các cơquan hành chính nhà nước. Hàng vạn lượt chuyên viên, cán bộ đã được đào tạo quacác lớp tin học cơ bản và trên thực tế đã sử dụng được máy tính ở các mức độkhác nhau vào công việc chuyên môn của mình; đặc biệt trong số đó, một tỷ lệ tươngđối lớn đã sử dụng có hiệu quả công cụ tin học để truy nhập, trao đổi thông tintrên mạng, phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao.

Cuối năm 1997, ViệtNam đã tham gia mạng INTERNET. Nhiều thông tin khai thác được trên mạngINTERNET đã góp phần đáng kể về thông tin, tư liệu, giúp cho công tác chỉ đạođiều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác trongviệc hoạch định chính sách.

3. Tuy nhiên, so vớimục tiêu tin học hoá hệ thống thông tin điều hành đã đề ra trong Nghị quyết số49/CP ngày 05 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ, kết quả đạt được trên thực tế cònrất khiêm tốn.

Nguyên nhân chủ yếucủa tình hình này là các cấp, các ngành, địa phương chưa nhận rõ vai trò củacông nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành; chưa kết hợp ứng dụngcông nghệ thông tin với quá trình cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnhđạo, chỉ đạo, quản lý; biểu hiện cụ thể như sau:

Về điều hành vĩmô: Chươngtrình quốc gia về công nghệ thông tin được đầu tư từ năm 1996 và kết thúc vàođầu năm 1998 với kinh phí 280 tỷ đồng; trong đó có nhiệm vụ tin học hóa tại cáccơ quan hành chính nhà nước với kinh phí khoảng 160 tỷ đồng. Trong bối cảnh đó,nhiều hạng mục lớn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong kế hoạch tổngthể chưa triển khai thực hiện được.

Các dự án tin học hóaquản lý hành chính nhà nước của các Bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng mới chỉthực hiện được một phần. Vốn đầu tư cho tin học hóa 160 tỷ đồng trong 3 năm1996 - 1998 mới chỉ đáp ứng 20 - 25% nhu cầu kinh phí của các Đề án đã đượcduyệt của 100 cơ quan hành chính cấp Bộ, cấp tỉnh.

Theo điều tra của Vănphòng Chính phủ, đa số các Đề án tin học hoá bị ngừng lại; một số cơ quan cókhả năng tiếp tục đầu tư cho các mục tiêu tin học hoá quản lý nhà nước, nhưngphát triển theo hướng công nghệ riêng; một số cơ quan khác thì chờ chủ trươngphát triển thống nhất chung của Chính phủ. Các cơ sở dữ liệu quốc gia mới chỉ đượcđáp ứng khoảng 10% nhu cầu vốn đầu tư (30 tỷ đồng). Do vậy các cơ sở dữ liệuquốc gia chỉ dừng lại ở giai đoạn hoàn thành luận chứng khả thi và triển khaithử nghiệm, đang chờ vốn để tiếp tục triển khai Đề án.

Cát cứ thông tinxuất hiện:Nhiều Bộ, ngành coi thông tin quản lý của mình là thông tin riêng của ngành,không coi đó là tài sản quốc gia hoặc cung cấp dữ liệu tổng hợp không đầy đủ đểcác cơ quan khác có đủ thông tin phục vụ cho việc hoạch định chính sách và raquyết định. Nhiều cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước ở cấp Trung ương vàđịa phương có thói quen tích lũy thông tin riêng, nên khi có thông tin thuộcphạm vi mình phụ trách đã không cập nhật vào mạng tin học để sử dụng chung.

Dữ liệu trênmạng tin học:Hệ thống kỹ thuật hạ tầng công nghệ thông tin đã được xây dựng ở một trình độnhất định, cho phép thực hiện việc truyền, nhận thông tin đa chiều. Thông tinphát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính có nhiều, nhưng việctích luỹ thông tin dưới dạng điện tử chỉ mới dừng ở mức thấp; đến nay mới tíchluỹ trên mạng ở một số loại thông tin cơ bản. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là cáccấp, các ngành chưa kiên quyết gắn việc ứng dụng công nghệ tin học với xử lýcông việc hàng ngày, chưa thực hiện tốt kỷ cương hành chính trong việc cập nhậtthông tin điện tử, chưa cải cách hành chính đủ mạnh để đưa hệ thống ứng dụngtin học vào guồng máy hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Về tổ chức bộmáy: chođến nay vẫn chưa có quy định chung về vị trí, chức năng, nhiệm vụ đối với cácđơn vị chủ trì các Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước trong hệ thốngcác cơ quan hành chính nhà nước; thậm chí không có ngạch công chức, không cóchức danh cho cán bộ làm công tác tin học. Vì lý do này, các cơ quan hành chínhnhà nước đã không thu hút được chuyên gia kỹ thuật giỏi, do đó, việc tiếp thuchuyển giao công nghệ, chỉ đạo triển khai các dự án ứng dụng rất bị hạn chế;các nguyên tắc của hệ thống mở, các chuẩn chung về công nghệ và thông tin khôngđược giám sát chặt chẽ.

Về cơ chế tàichính: từnăm 1998, kinh phí cho tin học hoá quản lý hành chính nhà nước chuyển sangnguồn ngân sách chi thường xuyên, do vậy các Bộ, ngành, địa phương không đủkinh phí đầu tư để hoàn thành các Đề án tin học hoá, không thể tiếp tục triểnkhai các ứng dụng cơ bản trong quản lý, điều hành. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tinhọc của nhiều cơ quan hành chính nhà nước, về cơ bản, đến nay vẫn như tìnhtrạng của năm 1998.

Do cước phí truyền tinquá cao, những Bộ, ngành truy cập nhiều trên mạng tin học diện rộng của Chínhphủ đã phải chi đến hàng chục triệu đồng/tháng cho đường trục truyền thông Bắc- Nam. Văn phòng ủy ban nhân dân các địa phương cũng phải chi phí hàng triệuđồng/tháng cho việc vận hành mạng diện rộng. Trong khi đó, nguồn ngân sách chithường xuyên của các cơ quan hành chính còn hạn hẹp, dẫn đến việc nhiều Bộ,ngành, ủy ban nhân dân địa phương phải hạn chế sử dụng mạng vì chi phí cao củađường truyền. Điều này đã hạn chế hiệu quả sử dụng mạng tin học và hạn chế hiệuquả quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.

Về kỹ năng sửdụng mạng tin họctrong công việc thường xuyên của đội ngũ công chức : mặc dù đã được đào tạo,song cán bộ, công chức chưa thực sự quen với cách làm việc trên mạng máy tính(cập nhật, phối hợp xử lý...), mà chủ yếu là xử lý văn bản và khai thác số liệucó sẵn trên mạng.

Từ thực tiễn triểnkhai Chương trình Quốc gia về Công nghệ thông tin trong các năm 1996 - 1998,trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, yếu kém, có thể rút ramột số bài học sau đây:

Một là: tin học hoá quản lý hànhchính nhà nước là công việc phức tạp vì dựa trên cơ sở công nghệ cao và liênquan đến chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan hànhchính nhà nước, đến quá trình cải cách hành chính, đòi hỏi tính thống nhất caotrong toàn hệ thống hành chính nhà nước. Do đó, phải có bộ phận tin học chuyêntrách chịu trách nhiệm điều phối thống nhất công việc tin học hoá.

Hai là: không thể coi tin học hoá hệthống thông tin quản lý nhà nước là công việc dịch vụ đơn thuần, mà đó chính làquá trình tạo dữ liệu thông tin điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả củacông tác điều hành, là chìa khoá để cải cách hành chính. Quá trình tin học hoáđến nay mới chỉ bắt đầu và còn kéo dài trong nhiều năm, vì vậy, không thể xếpnó vào loại hình công việc sự vụ thường xuyên và theo đó, áp dụng quy chế bảođảm kinh phí như đối với loại công việc sự vụ thường xuyên.

Ba là: đầu tư cho công tác tin họchoá quản lý nhà nước còn quá ít so với đầu tư cho các hệ thống tin học hoánghiệp vụ của các ngành ngân hàng, tài chính, hàng không... Vì vậy phải đầu tưở mức độ đủ để bảo đảm cho hệ thống hoạt động đồng bộ.

Bốn là: coi trọng công tác đào tạotin học cho đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước. Hệthống dù có xây dựng tốt đến đâu về công nghệ vẫn không thể vận hành tốt nếuchính cán bộ, công chức, người làm việc trong hệ thống hành chính chưa biết vậnhành máy tính và chưa có kỷ luật vận hành máy tính.

Năm là: coi trọng việc xây dựng khodữ liệu, đặc biệt là các kho dữ liệu quốc gia và các kho dữ liệu chuyên ngành,lãnh thổ; có cơ chế quản lý tin học hoá để tăng cường giám sát, kiểm tra việcthực hiện kế hoạch tin học hoá với tư cách là một bộ phận của kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội.

Sáu là: phải có biện pháp về tổ chức,về cán bộ đối với các đơn vị làm công tác tin học trong các cơ quan hành chínhtheo một quy chế thống nhất, vì không có tổ chức thống nhất thì không thể xâydựng được hệ thống thống nhất.

III. Nội dung tin họchoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 

1. Mục tiêu chung.

Đề án được xây dựngtheo mục tiêu chung đã được nêu trong Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm2000 của Bộ Chính trị là: "đến năm 2005, về cơ bản phải xây dựng và đưavào hoạt động hệ thống thông tin điện tử của Đảng và Chính phủ..." nhằmnâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnhđạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phươngcác cấp.

Trong khuôn khổ của Đềán này, mục tiêu chung đó được thể hiện trên các mặt:

Xây dựng hệ thốngthông tin phục vụ quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước; đến cuối năm2005, đưa hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ vào hoạt động.

Bám sát các mục tiêucủa Chương trình Cải cách hành chính Nhà nước, thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện đạihoá công nghệ hành chính, thực hiện tin học hoá các quy trình phục vụ nhân dântrong các lĩnh vực dịch vụ công, nâng cao năng lực của các cơ quan hành chínhnhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân và doanh nghiệp đượcthuận tiện, nhanh gọn và chất lượng cao.

Đào tạo tin học chocán bộ, công chức nhà nước, tạo khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ mới trongcông việc thường xuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu cao về hiệu quả và chất lượng côngviệc.

2. Mục tiêu cụ thể.

2.1. Xây dựng các hệthống tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, phục vụ trực tiếp công tác chỉđạo điều hành trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Hoàn thiện vàthống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành (thưtín điện tử, gửi nhận văn bản điện tử, quản lý hồ sơ công việc, quản lý cán bộ,...).

2.2. Tổ chức xây dựngvà tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia, trước hết là ở những Bộ, ngành trọngđiểm (kể cả 6 cơ sở dữ liệu quốc gia đã có Đề án): Kế hoạch và Đầu tư, Ngânhàng, Thương mại, Hải quan, Lao động, Tư pháp, Giáo dục, Y tế... để sử dụngchung.

2.3. Tin học hoá cácdịch vụ công nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước trongviệc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp thuận tiện, nhanh gọn và bảo đảm chất lượng.

2.4. Đào tạo tin học :phổ cập công nghệ thông tin cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ nghiệpvụ của các cơ quan hành chính cấp huyện trở lên để có đủ khả năng sử dụng máytính và mạng máy tính trong xử lý công việc thường xuyên phù hợp với chức năng,nhiệm vụ được giao.

2.5. Thúc đẩy cải cáchthủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, cải cách bộ máy tổ chứcvà lề lối làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi thẩmquyền của Chính phủ trên cơ sở gắn mục tiêu tin học hoá quản lý hành chính nhànước với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ.

3. Phạm vi, đối tượngtin học hóa của Đề án bao gồm:

3.1. Hệ thống thông tin phục vụ quảnlý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cáctỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.

3.2. Công tác chỉ đạo, điều hành củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo các cấp ở Trung ương và địa phương.

3.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ côngcủa các cơ quan hành chính nhà nước đối với nhân dân và doanh nghiệp.

4. Các nhóm Đề ánmục tiêu.

Nhóm Đề án 1. Tinhọc hóa quản lý hành chính nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ:

Mỗi Bộ, ngành cần xâydựng hệ thống thông tin tin học hoá thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩmquyền của mỗi cơ quan để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ tướngChính phủ, của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ.

Trong năm 2001, tiếptục phát triển kết quả tin học hoá trong giai đoạn 1996 - 2000, hoàn thiện cơsở hạ tầng kỹ thuật mạng, đưa chương trình quản lý hồ sơ công việc, thư tínđiện tử vào hoạt động, bảo đảm mọi cán bộ, chuyên viên có thể trao đổi thôngtin trên mạng và truy nhập vào trang thông tin điện tử của Chính phủ.

Thực hiện chuẩn hoáthông tin thuộc lĩnh vực mình quản lý, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tổngcục Thống kê và Bộ Khoa học, công nghệ và Môi trường ban hành các chuẩn thôngtin và công nghệ trong tin học hoá quản lý hành chính nhà nước.

Năm 2002 - 2003, xâydựng trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ; trên cơ sở mạng diện rộng của Chínhphủ, mở rộng mạng tin học của Bộ đến ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhằm phục vụ sựchỉ đạo nghiệp vụ của Bộ đối với các Sở, Ban, ngành; xây dựng trang thông tinđiện tử của Bộ phục vụ quá trình ra quyết định; đồng thời chia sẻ thông tinchung với các cơ quan hành chính nhà nước khác.

Năm 2004 - 2005, tiếptục mở rộng và nâng cao chất lượng các kho thông tin dữ liệu chuyên ngành, đưacác công cụ hỗ trợ ra quyết định vào các kho dữ liệu điện tử.

Đối với Bộ, ngành đượcgiao nhiệm vụ thực hiện các loại dịch vụ công như : đăng ký, quản lý, cấp giấyphép .... cần lập các đề án riêng để tin học hoá dịch vụ công nhằm nâng caochất lượng phục vụ nhân dân và doanh nghiệp.

Nhóm Đề án 2: Tin học hóa quản lý hànhchính nhà nước của ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Mỗi tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương cần xây dựng hệ thống thông tin tin học hoá phục vụ sựchỉ đạo điều hành của Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương.

Trong năm 2001, tiếptục phát triển kết quả tin học hoá trong giai đoạn 1996 - 2000, hoàn thiện cơsở hạ tầng kỹ thuật mạng, đưa chương trình quản lý hồ sơ công việc, thư tínđiện tử vào hoạt động, bảo đảm mọi cán bộ, chuyên viên có thể trao đổi thôngtin trên mạng tin học của tỉnh và truy nhập vào trang thông tin điện tử củaChính phủ;

Năm 2002 - 2003, xâydựng trung tâm tích hợp dữ liệu của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, kết nối các đơnvị cấp Sở, quận, huyện với trung tâm mạng tin học quản lý hành chính của tỉnh;tuỳ theo khả năng và điều kiện, có thể mở rộng dần đến các đơn vị chính quyềncấp cơ sở. Cuối năm 2003, phải hình thành trung tâm dữ liệu kinh tế - xã hộicủa tỉnh, thành phố.

Năm 2004 - 2005, tiếptục hoàn thiện, mở rộng hạ tầng thông tin và công nghệ của giai đoạn trước,từng bước thực hiện tin học hoá các quy trình phục vụ nhân dân trong các lĩnhvực quản lý nhà, đất, xây dựng, đăng ký kinh doanh.... tạo cho người dân thamgia trao đổi thông tin, nhận thông tin trực tiếp hơn với hệ thống các cơ quanhành chính nhà nước.

Đến cuối năm 2004,phải tin học hoá được một số dịch vụ công : cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, sở hữu nhà ở, giấy phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, quản lý dân cư, giaodịch bảo đảm ...

Nhóm Đề án 3: Xây dựng hệ thống các cơsở dữ liệu quốc gia và các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ tin họchóa quản lý, điều hành.

Cơ sở dữ liệu quốc gialà các kho thông tin phục vụ quản lý, điều hành của Chính phủ, bảo đảm cung cấpnhanh chóng, kịp thời các thông tin cần thiết về kinh tế, văn hóa, xã hội, hỗtrợ các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các quyết định quản lý, điều hành.Giai đoạn 1996 - 1998, Nhà nước đã đầu tư cho 6 cơ sở dữ liệu quốc gia và giaocho 6 cơ quan chủ trì. Giai đoạn 2001 - 2005, cần tiếp tục thực hiện dự án khảthi của các cơ sở dữ liệu quốc gia đã được phê duyệt và một số cơ sở dữ liệuquốc gia mới, bao gồm:

Cơ sở dữ liệu quốc giavề kinh tế - xã hội,

Cơ sở dữ liệu quốc giavề hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,

Cơ sở dữ liệu quốc giavề cán bộ, công chức,

Cơ sở dữ liệu quốc giavề dân cư,

Cơ sở dữ liệu quốc giavề tài nguyên đất,

Cơ sở dữ liệu quốc giavề tài chính,

Cơ sở dữ liệu về thôngtin xuất nhập khẩu,

Cơ sở dữ liệu về giaodịch bảo đảm.

Các cơ sở dữ liệu quốcgia nêu trên, ngoài chức năng phục vụ các hoạt động quản lý, điều hành của nhànước, cần được tận dụng khai thác (theo các quy định cần thiết và giao thứcthuận tiện) cho các đối tượng doanh nghiệp và nhân dân, nhằm phục vụ hoạt độngsản xuất, nghiên cứu, phát triển văn hóa, xã hội.

Các Bộ, ngành khác căncứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vàtích hợp trên mạng diện rộng của Chính phủ, tạo thành nguồn tài nguyên thôngtin quốc gia.

Trong năm 2001, nhữngBộ, ngành chủ trì các Dự án xây dựng Cơ sở Dữ liệu Quốc gia đã triển khai trướcđây cần hoàn thiện hạ tầng cơ sở kỹ thuật, tập trung xây dựng thông tin dữliệu, nhằm phục vụ nhu cầu khai thác thông tin của các cơ quan trong hệ thốnghành chính nhà nước.

Năm 2002 - 2005, tậptrung vào nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu và tích hợp cơ sở dữ liệu trên mạngtin học diện rộng của Chính phủ.

Nhóm Đề án 4: Đàotạo cán bộ, công chức hành chính nhà nước.

Từ 2001 đến 2005, cácBộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương phải bảo đảm đại bộ phận cán bộ, côngchức được đào tạo về tin học, nắm được kỹ năng làm việc trên mạng máy tính; ưutiên cho các cán bộ, chuyên viên làm việc trực tiếp tạo nguồn thông tin dữ liệutrên mạng máy tính.

Văn phòng Chính phủxây dựng chương trình đào tạo cán bộ công chức làm việc trong môi trường tinhọc hoá; đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ sư tin học trong cơ quan hành chính nhà nước,bảo đảm trình độ cập nhật kịp với tốc độ phát triển công nghệ cao, có khả năngphân tích hệ thống, quản lý triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý.

Nhóm Đề án 5: Nâng cấp Mạng tin học diệnrộng của Chính phủ (CPNET), bảo đảm cho mạng này đóng vai trò chủ đạo trong hệthống tin học của các cơ quan hành chính nhà nước.

Mạng tin học diện rộngcủa Chính phủ đóng vai trò như là trục truyền thông của các cơ quan hành chínhnhà nước, kết nối mạng tin học của các Bộ, ngành, địa phương, phục vụ công tácchỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Chủ tịch ủy ban nhândân cấp tỉnh.

Năm 2001 - 2002, tiếnhành mở rộng mạng tin học diện rộng của Chính phủ, nâng cấp các đường truyền sốliệu kết nối với các Bộ, ngành, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thiếtlập hệ thống thư tín điện tử phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và nhu cầutrao đổi thông tin cho cơ quan hành chính các cấp tham gia mạng tin học diệnrộng của Chính phủ.

Năm 2002 - 2003, xâydựng trung tâm tích hợp Cơ sở dữ liệu của Chính phủ; bảo đảm cho trung tâm nàycó khả năng tích hợp được các trung tâm tích hợp dữ liệu của các Bộ và ủy bannhân dân cấp tỉnh; thử nghiệm mô hình hoạt động giao ban, hội họp có hình quamạng (Video Conference).

Năm 2004 - 2005, hoànthiện mạng tin học diện rộng của Chính phủ, tích hợp với mạng tin học diện rộngcủa Đảng; bảo đảm khả năng phục vụ truyền thông của các cơ quan hành chính nhànước, cơ quan Đảng truy nhập mạng với số lượng lớn.

Văn phòng Chính phủchủ trì xây dựng và phát triển mạng diện rộng của Chính phủ.

Nhóm Đề án 6: Xâydựng hệ thống bảo đảm an toàn, bảo mật cho mạng tin học quản lý nhà nước trong cáccơ quan hành chính nhà nước.

Năm 2001 - 2002, xâydựng đề án bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cho mạng tin học của các cơ quanhành chính nhà nước, bảo đảm tính xác thực trong việc trao đổi văn bản điện tử,chữ ký điện tử.

Năm 2003 - 2005, triểnkhai hệ thống bảo mật thông tin, chuẩn bị đủ điều kiện để đưa hệ thống thôngtin điện tử của Đảng và Chính phủ vào hoạt động với độ tin cậy cao.

Ban Cơ yếu Chính phủphối hợp với Văn phòng Chính phủ xây dựng và thực hiện Đề án bảo đảm an toàn,bảo mật cho hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ.

IV. đầu tư (Giai đoạn2001 - 2005)

1. Yêu cầu kiếntrúc hệ thống tin học hóa quản lý hành chính nhà nước:Hệ thống gồm các thành phần làcác hệ dữ liệu thông tin tương đối độc lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ) và ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh). Các thành phần của hệthống có quan hệ ngang và quan hệ dọc.

Quan hệ ngang là quanhệ trao đổi, chia sẻ thông tin có tính chất chuyên môn của mỗi ngành.

Quan hệ dọc là quan hệchủ yếu dựa theo cấu trúc phân cấp thẩm quyền, chức năng quản lý nhà nước tronghệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Theo yêu cầu thông tinđể thực hiện nhiệm vụ quản lý trong mỗi hệ thống tổ chức, việc tin học hoá phảiđược thực hiện ngay từ ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tạicấp trên cùng của từng hệ thống (Bộ, tỉnh) sẽ hình thành một trung tâm tích hợpcơ sở dữ liệu thuộc phạm vi mình phụ trách. Trung tâm này không phải là nơi cậpnhật, lưu trữ các dữ liệu điều hành, mà là nơi liên kết các cơ sở dữ liệu tácnghiệp của các đơn vị trong từng hệ thống. Trung tâm có chức năng cung cấp,chia sẻ thông tin chung, truyền các mệnh lệnh quản lý thông qua các văn bản quyphạm pháp luật, công văn hành chính của các cấp hành chính có thẩm quyền.

Trung tâm tích hợp cơsở dữ liệu của mỗi hệ thống quan hệ với trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu của hệthống khác theo kiểu quan hệ ngang thông qua trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệucủa Chính phủ.

Như vậy, Trung tâmtích hợp cơ sở dữ liệu sẽ hình thành tại các cấp sau:

a) Cấp Chính phủ:Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu đặt tại trung tâm mạng tin học diện rộng củaChính phủ (Văn phòng Chính phủ);

b) Cấp Bộ: Trung tâmtích hợp cơ sở dữ liệu đặt tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

c) Cấp tỉnh: Trung tâmtích hợp cơ sở dữ liệu đặt tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dântỉnh.

Trung tâm tích hợp dữliệu của Chính phủ có chức năng, nhiệm vụ liên kết cơ sở dữ liệu của các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân cấp tỉnh, chia sẻ thông tin chung giữa các đơn vịnày, nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ và các cơquan hành chính nhà nước cấp Bộ, tỉnh. Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu cấpChính phủ cũng cung cấp hạ tầng truyền thông chung giữa các Bộ, ngành, ủy bannhân dân cấp tỉnh thông qua mạng tin học diện rộng của Chính phủ.

Trung tâm tích hợp cơsở dữ liệu cấp Bộ liên kết các cơ sở dữ liệu điều hành của Bộ, kể cả các đơn vịchịu sự chỉ đạo nghiệp vụ theo ngành dọc thuộc ủy ban nhân dân các địa phương;cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị trong Bộ và cung cấp, chia sẻ thôngtin với các Bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh qua trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệucấp Chính phủ.

Trung tâm tích hợp cơsở dữ liệu cấp tỉnh có chức năng liên kết cơ sở dữ liệu tác nghiệp của các Sở,Ban, ngành, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường trong tỉnh,chia sẻ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch ủy ban nhândân cấp tỉnh và các đơn vị trong tỉnh. Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu củatỉnh cũng cung cấp hạ tầng truyền thông chung giữa các Sở, Ban, ngành, quận,huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường thông qua mạng tin học diệnrộng của tỉnh.

Trên cơ sở phân tíchhệ thống tin học hoá quản lý hành chính nhà nước trên đây sẽ ưu tiên đầu tư vàocác Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu, trục truyền thông hỗ trợ liên kết nganggiữa các Bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Mạng tin họcdiện rộng của Chính phủ.

Mạng tin học diện rộngcủa Chính phủ được xây dựng theo Quyết định số 280/TTg ngày 29 tháng 4 năm 1997của Thủ tướng Chính phủ, được thiết kế và xây dựng theo kiến trúc phân cấp củacác cơ quan hành chính nhà nước và được chia theo các mức:

Mức A: Cấp Chính phủ,

Mức B: Cấp Bộ, tỉnh,

Mức C: Cấp Sở, Ban,ngành, huyện, thị hoặc Cục, đơn vị trực thuộc Bộ,

Mức D: Cấp xã, phường.

PA (Chính Phủ)

 
Tại mứcA và mức B sẽ hình thành các trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu.

 

PB (UBND cấp tỉnh)

 
 

 


 

PC (huyện, quận...)

 

PC (Cục, Vụ, đơn vị tương đương)

 

PC (Sở)

 
 

 

 

 

PD (> xã, phường)

 
 

 


Sơ đồ kiến trúc các mức của mạng tin học diện rộng củaChính phủ

 

Các đơn vị hành chínhcấp Bộ, cấp tỉnh sẽ liên kết với nhau qua mạng tin học diện rộng của Chính phủthông qua trung tâm mạng đặt tại Văn phòng Chính phủ.

Các đơn vị hành chínhcấp tỉnh sẽ liên hệ với nhau qua trung tâm mạng tin học diện rộng của tỉnh đặttại Văn phòng Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh.

Các đơn vị trực thuộcBộ; Sở, Ban, ngành trực thuộc tỉnh liên hệ với Bộ thông qua mạng diện rộng củatỉnh và của Chính phủ (minh họa bằng sơ đồ dưới đây).

 

CPNET

Trung tâm tích hợp mạng của tỉnh

 

Trung tâm tích hợp mạng của Bộ

 
 

 

 

Sở, Ban, Nhàng

 
 

 

 

Sơ đồ liên kết các Sở, Ban, ngành với các Bộ, ngành quaCPNET.

Mạng tin học diện rộngcủa Chính phủ (gọi là mạng CPNET) đã được thiết kế theo kiến trúc chung của hệthống tin học hoá quản lý nhà nước, bao gồm:

Một trục truyền thôngBắc - Nam tốc độ 64 KB kiểu X25,

35 đường ISDN nối 35cơ quan Bộ với Văn phòng Chính phủ,

Kết nối 61 Văn phòngHội đồng nhân dân, y ban nhân dân cấp tỉnh vớimạng CPNET; nhiều y ban nhân dân tỉnh đã mở rộngmạng của Chính phủ xuống đến các cơ quan cấp Sở, Ban, huyện, thị, xã, phường.

Như vậy, mạng CPNET đãlà cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống tin học hoá quản lý nhà nước trong giaiđoạn đầu tư mới.

3. Dự toán đầu tư.

3.1. Yêu cầu đầu tư:

Việc đầu tư xây dựnghệ thống tin học hoá quản lý hành chính nhà nước phải tuân thủ nguyên tắc lấymục tiêu xây dựng thông tin dữ liệu là chính; công cụ tin học là phương tiệnquan trọng để thực hiện mục tiêu. Trước khi quyết định đầu tư, cần xác định rõ:dữ liệu thông tin là gì, khối lượng thông tin sẽ phải quản lý là bao nhiêu, aiquản lý và quản lý như thế nào, mục đích phục vụ và mức độ sẵn sàng của các cơquan hành chính tham gia hệ thống; mức độ gắn kết của hệ thông tin được tin họchoá với tiến trình cải cách hành chính của đơn vị; chỉ mua sắm hệ thống thiếtbị đồng bộ sau khi đã xác định rõ mục tiêu công việc, khối lượng thông tin cầnxây dựng.

Triển khai việc tinhọc hóa tại các cơ quan hành chính nhà nước phải tuân thủ nguyên tắc thống nhấtvề công nghệ mạng (theo các chuẩn của mạng diện rộng của Chính phủ) và củanhững ứng dụng dùng chung trong các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng dẫnchuyên môn của Văn phòng Chính phủ. Cần thực hiện thí điểm triển khai trước tạimột số Bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh để cung cấp giải pháp công nghệ và chươngtrình dùng chung cho toàn hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Việc xây dựng hệ thốngthông tin phải bảo đảm tính chia sẻ và tích hợp thống nhất của nguồn tài nguyênthông tin trên mạng của Bộ, tỉnh và mạng tin học diện rộng của Chính phủ, tránhcát cứ thông tin cục bộ.

Việc đầu tư mở rộngmạng đến đâu phải tuỳ thuộc vào điều kiện nơi đó có cán bộ vận hành máy tính,có nhu cầu khai thác và tạo nguồn thông tin phục vụ quản lý, điều hành.

Việc đầu tư phải thựchiện trên tinh thần tiết kiệm, sử dụng tối đa các thiết bị, kỹ thuật, tàinguyên thông tin đã được đầu tư xây dựng trong giai đoạn trước.

3.2. Phân cấp đầu tư.

Cấp Chính phủ :

Chính phủ đầu tư ở cáchạng mục chính như:

Trung tâm tích hợp dữliệu của Chính phủ, các cơ sở dữ liệu Quốc gia, trục truyền thông, các đườngtruyền số liệu từ trung tâm tích hợp dữ liệu của Chính phủ đến Trung tâm tíchhợp dữ liệu của Bộ và tỉnh.

Đầu tư một số hạng mụccơ bản thuộc Đề án Tin học hóa của các Bộ và y ban nhân dân cấp tỉnh để thống nhất công nghệ và cácchương trình ứng dụng.

Cấp Bộ, tỉnh:

Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân địa phương đầu tưmở rộng Trung tâm mạng và các cơ sở dữ liệu khác tuỳ theo khả năng kinh phí,cán bộ và độ lớn của hệ thông tin của mỗi cơ quan.

Đầu tư mở rộng tin họchóa các dịch vụ hành chính công trên cơ sở đầu tư ban đầu của Chính phủ.

3.3. Kinh phí.

Tổng kinh phí của Đềán sẽ được tổng hợp từ kinh phí của các đề án tin học hóa quản lý hành chínhnhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương.

Riêng phần kinh phí từngân sách Trung ương đầu tư cho các hạng mục chính của hệ thống, gồm các trungtâm tích hợp dữ liệu ở cấp Chính phủ, cấp Bộ, cấp tỉnh; các cơ sở dữ liệu quốcgia; trục truyền thông chính mạng tin học diện rộng của Chính phủ và một sốthành phần cơ bản khác được dự tính không dưới 1.000 tỷ đồng cho cả giai đoạn2001 - 2005.

V. Tổ chức thựchiện

1. Tin học hoá quản lýhành chính nhà nước phải được tổ chức đồng bộ trong các cơ quan hành chính nhànước; dựa vào bộ máy hành chính hiện có của Bộ, tỉnh để tổ chức thực hiện đềán. Việc tổ chức được phân ra các cấp như sau:

a) Chỉ đạo chung:

Văn phòng Chính phủchủ trì, phối hợp với một số cơ quan liên quan:

Tổ chức việc điềuphối, hướng dẫn xây dựng và triển khai các Đề án tin học hoá quản lý hành chínhnhà nước tại các Bộ, ngành và yban nhân dân cấp tỉnh.

Điều phối các dự ántin học hóa quản lý hành chính nhà nước có tính liên Bộ và liên tỉnh.

Xác định chuẩn thôngtin hành chính cấp quốc gia.

Xây dựng hệ thống bảovệ an toàn cho mạng tin học thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

Tích hợp các cơ sở dữliệu quốc gia, kể cả các cơ sở dữ liệu thuộc các Chương trình mục tiêu quốc giatrên mạng tin học diện rộng của Chính phủ để cung cấp thông tin cho các cơ quanhành chính nhà nước, các đối tượng nghiên cứu khác.

Chủ trì soạn thảo,trình, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm căn cứ pháp lý choviệc trao đổi, khai thác thông tin điện tử trên mạng tin học diện rộng củaChính phủ.

b) Cấp Bộ:

Phân tích nhu cầu tinhọc hóa của Bộ, xây dựng Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước của Bộ.

Đôn đốc, kiểm tra việctriển khai các Đề án tin học hóa trong phạm vi của Bộ.

Xây dựng và lưu trữthông tin điện tử thuộc phạm vi thẩm quyền.

Áp dụng chuẩn thông tin và bảovệ thông tin.

c) Cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơquan chủ quản đầu tư; Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủđầu tư, chịu trách nhiệm:

Phân tích nhu cầu tinhọc hóa của tỉnh, xây dựng Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước củatỉnh;

Đôn đốc, kiểm tra việctriển khai các Đề án tin học hóa trên địa bàn tỉnh;

Xây dựng và lưu trữthông tin điện tử thuộc phạm vi thẩm quyền;

Áp dụng chuẩn thông tin và bảovệ thông tin;

Chủ động phối hợp vớicác chương trình mục tiêu quốc gia trên cùng địa bàn nhằm thực hiện Đề án tinhọc hóa quản lý hành chính nhà nước của tỉnh tiết kiệm và có hiệu quả.

2. Về tổ chức bộmáy.

2.1. Kiện toàn tổ chứccác đơn vị tin học trong các cơ quan hành chính nhà nước:

Các Bộ, ngành phảithành lập trung tâm tin học trực thuộc Bộ để chủ trì xây dựng và triển khai Đềán tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, phục vụ quản lý, điều hành của Bộtrưởng.

y ban nhân dân các tỉnh vàthành phố trực thuộc Trung ương thành lập trung tâm tin học trực thuộc Vănphòng Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân cấp tỉnh để chủtrì xây dựng và thực hiện Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, phụcvụ quản lý và điều hành của Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh.

2.2. Thành lập Banđiều hành Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005do Văn phòng Chính phủ chủ trì với sự tham gia của đại diện các cơ quan:

Ban Tổ chức - Cán bộChính phủ,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

Bộ Tài chính,

Bộ Khoa học, Công nghệvà Môi trường,

Ban Điều hành chịutrách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Đề án tin họchóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 được Thủ tướng Chính phủphê duyệt.

3. Các chính sáchvà biện pháp thực hiện:

a) Tạo nguồn thông tinvà chuẩn hóa thông tin.

Văn phòng Chính phủchủ trì, cùng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệvà Môi trường ban hành các quy định về chuẩn thông tin cho các hoạt động điềuhành. Các Bộ, ngành công bố các chuẩn thông tin chuyên ngành;

Có chính sách khuyếnkhích tạo nguồn thông tin, xây dựng các kho cơ sở dữ liệu điện tử.

b) Trao đổi thông tinvà bảo mật.

Văn phòng Chính phủchủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trình, ban hành các văn bản pháp quy cho việckhai thác, trao đổi thông tin điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước,giữa nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân, với quốc tế; đồng thời bảo đảm đượcquyền sở hữu và bí mật thông tin của nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội vàcủa cá nhân.

c) Chính sách hỗ trợvà huy động nguồn vốn cho phát triển mở rộng hệ thống thông tin quản lý.

Nhà nước khuyến khíchmọi thành phần kinh tế đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng và mởrộng hệ thống tin học hóa của nhà nước. Thực hiện thu phí đối với các dịch vụhành chính công để đầu tư lại cho hệ thống. Khuyến khích việc đầu tư tin họchóa để cung cấp, phổ biến thông tin luật pháp, kinh tế, xã hội và thông tin vềhoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cho công chúng.

d) Chính sách về sửdụng mạng viễn thông truyền dữ liệu.

Nhà nước có chính sáchcước phí viễn thông ưu đãi cho các hoạt động quản lý và điều hành trong các cơquan hành chính nhà nước và các hoạt động phổ biến thông tin pháp luật đến côngchúng và doanh nghiệp.

e) Chính sách mua sắmsản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin.

Tất cả các kế hoạchmua sắm cho tin học hóa quản lý hành chính nhà nước phải thông qua đấu thầu vàhợp đồng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ. Việc tổ chứcđấu thầu mua sắm có thể tổ chức thực hiện tập trung nhằm giảm bớt chi phí vàgiá mua sắm sản phẩm, dịch vụ; đồng thời bảo đảm lựa chọn đúng công nghệ vàchất lượng.

4. Tiến độ thựchiện:

4.1. Giai đoạnchuẩn bị (năm 2001):

Từ tháng 8 năm 2001đến tháng 12 năm 2001, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Đề án tin học hoáquản lý hành chính nhà nước của đơn vị mình theo hướng dẫn của Văn phòng Chínhphủ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Đề án trước tháng 12 năm2001.

Văn phòng Chính phủ,Bộ Tài chính cần hướng dẫn cụ thể về công nghệ, tài chính để các Bộ, ngành, địaphương xây dựng đề án có tính khả thi cao.

4.2. Giai đoạntriển khai thực hiện:

Từ tháng 01 năm 2002,bắt đầu triển khai Đề án tin học hoá quản lý nhà nước. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứđề án được phê duyệt triển khai công việc tin học hoá của mình.

5. Trách nhiệm củacác Bộ, ngành:

Việc triển khai Đề án,theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra triển khai các Đề án được phân công nhưsau :

5.1. Văn phòngChính phủ:

Quản lý thống nhấtlĩnh vực tin học hoá quản lý hành chính nhà nước trong phạm vi toàn quốc; tổchức hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, y ban nhân dân các địa phương thực hiện đề án tin học hoá;

Phối hợp với Tổng cụcThống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Thủtướng Chính phủ ban hành quy định chuẩn hoá các loại thông tin cho các họatđộng quản lý điều hành quan trọng nhất của nhà nước;

Tổng hợp tình hìnhthực hiện Đề án tin học hóa của các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện báo cáođịnh kỳ hàng quý lên Thủ tướng Chính phủ;

Phối hợp với Văn phòngTrung ương Đảng tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả mạng tin học diện rộngcủa Đảng, Chính phủ.

5.2. Bộ Kế hoạch vàĐầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Vănphòng Chính phủ, Bộ Tài chính đưa Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nướcgiai đoạn 2001 - 2005 vào kế hoạch nhà nước hàng năm để bảo đảm cơ sở thực hiệnĐề án.

5.3. Bộ Tài chính:

Chủ trì, phối hợp vớiBộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ cân đối mức ngân sách nhà nước dànhcho Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước trong tổng dự toán ngân sáchnhà nước để trình Chính phủ xem xét, quyết định;

Cấp phát kinh phí hàngnăm cho từng Đề án đã được xét duyệt; hướng dẫn, kiểm tra tài chính trong việcthực hiện Đề án; tổng hợp tình hình cấp phát kinh phí hàng năm cho từng Đề ánvà duyệt quyết toán kinh phí các Đề án đã kết thúc, báo cáo Thủ tướng Chínhphủ.

5.4. Ban Tổ chức -Cán bộ Chính phủ:

Ban hành Quy chế về tổchức các đơn vị tin học chuyên trách phục vụ công tác tin học hoá quản lý hànhchính nhà nước; quy định tiêu chuẩn, chức danh cán bộ tin học làm việc trongcác cơ quan hành chính nhà nước.

Phối hợp chung để gắnviệc triển khai thực hiện Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước với chươngtrình cải cách hành chính của Chính phủ giai đoạn 2001 - 2010./.

   

Phụ lục

Dự toán kinh phí cho đề án tin học hoá quản lý hànhchính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005.

 

A. Hệ thống thôngtin của các Bộ, ngành.

Yêu cầu : Hoàn thiện mạng LAN của Bộ,bảo đảm kết nối tất cả các máy tính của Bộ trong một mạng thống nhất, chia sẻ đượccác thông tin chung, hệ thống thư điện tử hoạt động trong mạng LAN và gửi nhậnvăn bản điện tử của các Bộ, ngành, địa phương khác qua mạng tin học diện rộngcủa Chính phủ. Chú trọng xây dựng CSDL phục vụ quản lý điều hành của Bộ, tinhọc hoá các dịch vụ hành chính công như cấp đăng ký, quản lý để phục vụ các đốitượng là doanh nghiệp và nhân dân.

Nội dung:

1. Hoàn thiện mạng LANcủa Bộ

1 máy chủ mạnh PIII800/512 RAM/18 GB HDD/RAID

Bổ sung và nâng cấpmáy trạm, nối tất cả các máy tính trạm của các Vụ, Cục trong Bộ vào trong mộtmạng LAN thống nhất. Phấn đấu năm 2002 mỗi chuyên viên của Bộ đều có một máytrạm nối mạng để làm việc.

Hoàn thiện và mở rộnghệ thống thư điện tử và các chương trình ứng dụng mọi chuyên viên đều tra cứu đượctrang tin điện tử của Bộ, của Chính phủ và của các Bộ, ngành, địa phương khác.

Đối với các Bộ đã cơbản hoàn thành hạ tầng cơ sở kỹ thuật mạng và chương trình ứng dụng thì tậptrung đầu tư xây dựng dữ liệu phục vụ quản lý điều hành.

2. Phát triển mạngthông tin nội bộ: xây dựng và cài đặt chương trình: quản lý văn bản, quản lý hồsơ công việc, thu thập xử lý thông tin báo cáo nhanh.

3. Xây dựng CSDLchuyên ngành.

Căn cứ vào chức năngnhiệm vụ của Bộ lựa chọn các CSDL phục vụ quản lý, của Bộ và phục vụ nhu cầunghiên cứu khai thác rộng rãi của các đối tượng khác,

Các CSDL chuyên ngànhtrong tâm là: quản lý nhân hộ khẩu (Bộ Công an và Ủy ban nhân dân địa phương),quản lý đăng lý phương tiện giao thông (Bộ Công an và Bộ Giao thông Vận tải),quản lý công chứng, giao dịch bảo đảm (Bộ tư pháp)...

B. Hệ thống thôngtin của y ban nhân dân các địa phương.

1. Hoàn thiện mạng LANcủa Văn phòng y ban nhân dân tỉnh và mạng củacác Sở, Ban, ngành (đối với các Sở , Ban đã có mạng LAN), bảo đảm kết nối tấtcả các máy tính của Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, Ban, ngành trongmột mạng thống nhất, có thể chia sẻ được dữ liệu chung giữa các đơn vị trongtỉnh. Máy chủ đặt tại Trung tâm tin học hành chính của tỉnh phải có công suấtđủ mạnh. (PIII 800/512 MB RAM/18 GB HDD...) để đủ sức cung cấp năng lựctính toán cho các máy trạm loại cũ 486/ 586

Phấn đấu đến năm 2002,mỗi chuyên viên của Văn phòng yban nhân dân tỉnh có một máy tính nối mạng để làm việc.

Trung tâm tin học hànhchính (thuộc Văn phòng y ban nhân dân tỉnh quản lý) làđơn vị quản lý hạ tầng mạng chung của tỉnh. Trung tâm này là nút tích hợp cácmạng tin học của các Sở, Ban, ngành của tỉnh, mọi liên lạc truyền số liệu trongtỉnh và liên lạc ngoài tỉnh đều qua Trung tâm này. Trung tâm sẽ chịu mọi chiphí truyền số liệu của tỉnh. Tại đây, sẽ trang bị các ROUTER, ACCESS SERVER,FIREWALL...

2. Đối với các Sở, Banchưa có mạng, nếu có đủ điều kiện quản lý mạng thì xây dựng mạng cỡ trung bình(1 máy chủ PIII 800/256 MB RAM, 18 GB HDD và 5 - 10 máy trạm) kết nốivới mạng của Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, nếu chưa đủ điều kiện thì chọn phươngán một máy trạm nối với Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh qua điện thoại

Đối với các quận, huyệncó đủ điều kiện quản lý được mạng thì xây dựng mạng LAN với quy mô trung bìnhbao gồm một máy chủ mạng cỡ trung bình (1 máy chủ P III 800/128 MB RAM/9 GBHDD, 5 - 10 máy trạm) nối mạng với Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh. Đối vớicác quận, huyện chưa có đủ điều kiện quản lý mạng được thì chọn phương án mộtmáy trạm nối với Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh qua điện thoại.

4. Đối với các xã, phường: tùy theo điều kiện có kinh phí và có cán bộ kỹ thuật chọn phương án mộtmáy trạm nối với Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh qua điện thoại.

Các máy nối mạng phảicài đặt hệ thống thư điện tử và gửi nhận văn bản điện tử thống nhất và các chươngtrình ứng dụng thống nhất để trao đổi, chia sẻ thông tin điện tử giữa các đơnvị hành chính trong tỉnh và trong toàn quốc.

5. Xây dựng hệ thốngthông tin phục vụ quản lý điều hành của Chủ tịch tỉnh:

Hệ quản lý hồ sơ côngviệc,

Hệ thông tin báo cáo,

Trang thông tin điệntử của tỉnh,

Hệ thông tin kinh tế-xã hội của tỉnh.

Hệ quản lý nội bộ.

6. Tin học hoá các dịchvụ hành chính công:

Cấp phép kinh doanh.

Cấp đất, quyền sử dụngđất.

Cấp phép xây dựng, xửphạt trong xây dựng, hợp thức hoá nhà đất.

Quản lý nhân khẩu hộkhẩu (phối hợp với Bộ Công an và Bộ tư pháp).

Quản lý giao dịch bảođảm, công chứng (phối hợp với Bộ Tư pháp).

Quản lý xử phạt hànhchính (cấp xã, huyện).

Quản lý việc giảiquyết đơn, thư khiếu nại tố cáo.

Phấn đấu đến năm 2005,các dịch vụ hành chính công nêu trên được đưa vào hoạt động trên mạng diện rộngcủa tỉnh.

7. Đối với công tác đàotạo tin học: cần xây dựng một phòng đào tạo tin học tiêu chuẩn (có mạng 20 máytính, đèn chiếu, thiết bị multimedia...) dặt tại Văn Phòng ủy ban nhân dântỉnh, tại đó có đủ các ứng dụng sẽ cài đặt hoạt động trên mạng của tỉnh.

Phấn đấu đến 2005, hầuhết cán bộ hành chính trong tỉnh được đào tạo sử dụng những chương trình ứngdụng tại máy tính đặt tại bàn làm việc của mình.

C. Xây dựng Cơ sởdữ liệu quốc gia.

Yêu cầu: đối với các CSDL quốc gia đãđược đầu tư thì 70% kinh phí dùng vào việc xây dựng dữ liệu. Các CSDL Quốc giasẽ không xây dựng các mạng tin học diện rộng riêng mà phải dựa vào mạng tin họcdiện rộng của Chính phủ. Đối với các Cơ sở dữ liệu mới thì dựa vào hạ tầngtruyền thông của mạng CPNET vào năng lực tính toán của Trung tâm tích hợp Cơ sởdữ liệu của Chính phủ.

Phối hợp giữa các CSDLquốc gia để sử dụng chung các phần mềm tính toán hoặc hệ quản trị CSDL phải muasắm đắt tiền như ORACLE, SQL server...

Nội dung:

1. Hoàn thiện cơ sở hạtầng kỹ thuật: (mạng LAN, máy chủ, hệ quản trị CSDL).

2. Thiết kế hệ thốngcập nhật số liệu, quản lý lưu trữ và phân tích CSDL; phối hợp với các đơn vị cởsở (tại các Bộ và các tỉnh) cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ cho các CSDLquốc gia. Bảo đảm các CSDL quốc gia có đủ giá trị cập nhật phục vụ hỗ trợ ra quyếtđịnh trong quản lý điều hành của bộ máy hành chính nhà nước.

Các cơ sở dữ liệu quốcgia chủ yếu được lựa chọn là:

Cơ sở dữ liệu quốc giavề kinh tế - xã hội (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì).

Cơ sở dữ liệu quốc giavề hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, (do Bộ Tư pháp chủ trì).

Cơ sở dữ liệu quốc giavề cán bộ, công chức (do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ chủ trì).

Cơ sở dữ liệu quốc giavề dân cư,(*) (do Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hoá Gia đình chủ trì).

Cơ sở dữ liệu quốc giavề tài nguyên đất (do Tổng cục Địa chính chủ trì).

Cơ sở dữ liệu quốc giavề tài chính (do Bộ Tài chính chủ trì).

Cơ sở dữ liệu về thôngtin xuất nhập khẩu (do Tổng cục Hải quan chủ trì).

Cơ sở dữ liệu về giaodịch bảo đảm (do Bộ Tư pháp chủ trì).

D. Xây dựng trục BachBonetruyền thông của mạng tin học diện rộng của Chính phủ.

Yêu cầu: Xây dựng trục truyền thôngtốc độ cao đủ phục vụ nhu cầu truyền thông giữa các Bộ, ngành và ủy ban nhândân các địa phương; cho phép thực hiện các dịch vụ công nghệ mới như hội thảo trênmạng tin học diện rộng của Chính phủ để hiện đại hoá công tác chỉ đạo điềuhành.

Nội dung:

1. Trục truyền thôngATM tốc độ 34 MB.

Thiết bị: ROUTER CISCO 7500, ATM E3port

2. Các đường truyền số liệunhánh ATM tốc độ E1 đến 9 tỉnh.

Thiết bị: ROUTER CISCO 7200, ATM E1port

3. Các đường truyền số liệunhánh X25 tốc độ 64 đến 23 tỉnh.

Thiết bị: ROUTER 2600, X25 port.

4. Các đường truyền số liệu kiệnđiện thoại, giao thức PPP đến 30 tỉnh.

Thiết bị: ROUTER 2600, 16 Syn/ASynport. MODEM

E. Trung tâm tínhtoán và tích hợp thông tin dữ liệu của Chính phủ.

Yêu cầu: trang bị các máy chủ mạnh,các thiết bị an toàn bảo vệ dữ liệu, các CSDL dữ liệu lớn nhằm phục vụ các nhucầu tính toán lưu trữ số liệu chung cho các ứng dụng của các bộ ngành, các CSDLQuốc gia...

Nội dung:

Một số máy chủ mạnh:4-6 CPU, 36-64 GB, 1 MB RAM

Các phần mềm hệ thống:WIN NT, UNIX, phần mềm quản trị CSDL mạnh.

Thiết bị an toàn mạng,bảo mật số liệu (BACKUP,UPS FIREWALL)

Trung tâm này có thểchưa được xây dựng đồng bộ ngay từ đầu mà được thiết kế và xây dựng theo nguyêntắc hệ thống mở, sẽ nâng cấp dần phù hợp với tiến độ xây dựng dữ liệu của cácbộ ngành, tỉnh.

F. Dự toán giá cácthiết bị và dịch vụ tin học.

1. Máy chủ trang bịcho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.

(HP, IBM) P III800/512 MBG RAM/36 GB HDD/RAID)    10.000USD

2. Máy chủ trang bịcho mạng LAN cấp sở ban.

(HP, IBM) P III800/256 MBG RAM/18 GB HDD/RAID)    7.000USD

3. Máy chủ trang bịcho mạng LAN của cấp quận huyện

(HP,IBM) P III 800/128MB RAM/18 GB HDD/RAID)        4.000 USD

4. Máy trạm

(IBM, HP, DELL) PIII800/64 MB RAM/10 GB HDD          900 USD

5. Máy chủ cho trungtâm tích hợp CSDL cấp Chính phủ

(HP,IBM) PIII 900/1 GBRAM/64 GB HDD/RAID

6. Máy trạm mạng (Thin- client)                                             300USD

7. Máy lưu điện UPS3KVA( USA)                                          1500USD

8. Máy in LASER HP1100                                                    380USD

HP LASER HP 4050                                                              1200USD

9. MODEM

MODEM DIALUP 56KB                                           80USD

MODEM xDSL                                                           700USD

MODEM V35                                                 500USD

10. Thiết bị truyềndẫn

ROUTER CISCO 2600                                                           3500 USD

ACCESS SERVER 16 asyncPORT                                      2000 USD

11. Tủ mạng (40 BTU)                                                            800USD

12. Cáp mạng UTP                                                                  60USD/cuộn

13. Cáp quang                                                                         3USD/mét

14. Thiết lập đườngtruyền:

Đường X25                                                                               1000USD

Thiết lập đường ISDN                                                    200 USD

Thiết lập đường điệnthoại                                             120 USD

15. Bảo trì bảo hànhhệ thống                         10% giátrị hệ thống.

16. Chi phí truyền sốliệu:

Đường x25                                                                    5triệu đồng/tháng.

Đường điện thoại, ISDN–                      như giá điện thoại nội hạt.

17. Chi phí xây dựngCơ sở dữ liệu.

Bao gồm chi phí:

Xây dựng chương trình(khảo sát, thiết kế, lập trình).

Triển khai cài đặt chươngtrình.

Cập nhật số liệu,

Đào tạo và bảo hành,

Chi phí cập nhật sốliệu phải đủ để xây dựng được CSDL, thông thường phải chiếm 30% chi phí xâydựng chương trình.

Tổng phí chi xây dựngcơ sở dữ liệu phải lớn hơn hoặc ngang bằng chi phí phần cứng của hệ thống.

18. Chi phí đào tạotin học:

Đào tạo cán bộ sử dung                                               5,000,000đồng/người.

Đào tạo nâng cao                                                        10,000,000đồng/người.

Đào tạo kỹ sư quản trịhệ thống                                    15,000,000đồng/nguời.

Dự toán giá trênđây chỉ là số định lượng ban đầu để xây dựng số kinh phí đầu tư. Khi thực hiệnsẽ được thẩm định tại thời điểm triển khai và đấu thầu theo qui định của nhà nước.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=23278&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận