Văn bản pháp luật: Quyết định 1222/1998/QĐ-UB

Hồ Xuân Hùng
Nghệ An
STP tỉnh Nghệ An;
Quyết định 1222/1998/QĐ-UB
Quyết định
20/08/1998
20/08/1998

Tóm tắt nội dung

về việc ban hành quy định quản lý Nhà nước về công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch
1.998
UBND tỉnh Nghệ An

Toàn văn

quyết định của UBND tỉnh Nghệ An

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

Số 1222/1998/QĐ-UB ngày 20/8/1998 về việc ban hành

quy định quản lý Nhà nước về công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;

Căn cứ Pháp lệnh thanh tra ban hành ngày 01/4/1990 của Pháp lệnh KNTC của công dân ban hành ngày 7/5/1991;

Xét đề nghị của Chánh thanh tra tỉnh Nghệ An;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này quy định quản lý Nhà nước về công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ký ban hành.

Điều 3: Ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức thanh tra Nhà nước trong tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

(Ban hành kèm theo QĐ số 1222/1998/QĐUB ngày 20/8/1998 của UBND tỉnh Nghệ An)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1:

1. Bản quy định này cụ thể hóa nội dung quản lý Nhà nước về công tác thanh tra trên cơ sở Pháp lệnh thanh tra (1990) của Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân (1991), phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành và đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh.

2. Mọi hoạt động quản lý Nhà nước về thanh tra trên địa bàn tỉnh đều phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh thanh tra, Pháp lệnh khiếu nại - tố cáo của công dân, các văn bản pháp luật có liên quan và nội dung Bản quy định này.

Điều 2: Thanh tra là một loại chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức hữu quan và cá nhân có trách nhiệm nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức và công dân.

Điều 3: Hệ thống tổ chức thanh tra Nhà nước trên địa bàn tỉnh bao gồm:

1. Thanh tra tỉnh.

2. Thanh tra Sở, ngành thuộc tỉnh (Dưới đây gọi tắt là Thanh tra Sở).

3. Thanh tra huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (Dưới đây gọi tắt là Thanh tra huyện).

- Chức năng thanh tra Nhà nước ở xã, phường, thị trấn do UBND cùng cấp đảm nhiệm.

Các tổ chức thanh tra Nhà nước trong tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cùng cấp và sự chỉ đạo của thanh tra Nhà nước cấp trên.

Điều 4: Nội dung quản lý Nhà nước về công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh bao gồm:

1. Quản lý Nhà nước về công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra đối với các tổ chức thanh tra Nhà nước trong tỉnh.

2. Quản lý Nhà nước về công tác thanh tra kinh tế - xã hội.

3. Quản lý Nhà nước về công tác thanh tra xét giải uqyết khiếu nại - tố cáo của công dân.

Điều 5: Các cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh.

1. UBND các cấp, bao gồm:

a. UBND tỉnh.

b. UBND huyện - thành phố, thị xã thuộc tỉnh (dưới đây gọi tắt là UBND cấp huyện).

2. Thanh tra Nhà nước các cấp trong tỉnh.

a. Thanh tra tỉnh.

b. Thanh tra huyện, thành phố, thị xã.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH TRA

Mục I

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Điều 6: Ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của tỉnh phù hợp với pháp luật hiện hành, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan chức năng tuyên tuyền, phổ biến pháp luật và thanh tra trong toàn tỉnh.

Điều 7: Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tổ chức bộ máy của thanh tra tỉnh theo sự hướng dẫn của Tổng thanh tra Nhà nước.

1. Quyết định biên chế hành chính sự nghiệp hàng năm của cơ quan thanh tra tỉnh.

2. Chỉ đạo tuyển dụng cán bộ có năng lực phẩm chất làm công tác thanh tra.

3. Quyết định số lượng phòng ban chuyên môn của cơ quan thanh tra tỉnh theo sự hương sử dụngẫn của thanh tra Nhà nước.

4. Đề nghị Tổng thanh tra Nhà nước quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh thanh tra tỉnh.

5. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó chánh thanh tra tỉnh theo đề nghị của Chánh thanh tra tỉnh.

6. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh thanh tra Sở theo đề nghị của Giám đốc Sở và Chánh thanh tra tỉnh.

7. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Thanh tra viên và đề nghị Tổng thanh tra Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Thanh tra viên chính và Thanh tra viên cao cấp của các công chức đang công tác tại các tổ chức Thanh tra Nhà nước trong tỉnh.

8. Chuẩn y kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, quản lý Nhà nước, lý luận chính trị cho lực lượng cán bộ, Thanh tra viên trong tỉnh theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.

Điều 8:

1. Chỉ đạo việc xây dựng mục tiêu - kế hoạch Thanh tra dài hạn và chương trình hoạt động Thanh tra hàng năm của Thanh tra tỉnh.

2. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các cấp, các ngành thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác Thanh tra, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Chỉ đạo việc thực hiện chế đột thông tin báo cáo, tổ chức ớ kết, tổngkết, đánh giá công tác Thanh tra theo định kỳ.

4. Tổ chức việc nghiên cứu khoa học về công tác Thanh tra, tổng kết hoạt động thực tiễn, kiến nghị đề xuất với Thanh tra Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung pháp lệnh thanh tra, pháp lệnh khiếu nại tố cáo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác về công tác Thanh tra.

Điều 9: Thực hiện chế độ thông tin báo cáo với Chính phủ và Thanh tra Nhà nước về công tác Thanh tra kinh tế - xã hội và Thanh tra xét giải quyết, khiếu nại, tố cáo trong tỉnh theo quy định.

Mục III

THANH TRA TỈNH

Điều 10: Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác Thanh tra kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

1. Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về công tác Thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của tỉnh trình UBND tỉnh xem xét ban hành.

Phối hợp với Hội đồng, phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác Thanh tra trên địa bàn tỉnh.

2. Xây dựng chương trình công tác Thanh tra hàng năm, kế hoạch công tác Thanh tra dài hạn trình UBND tỉnh phê duyệt.

3. Hướng dẫn, kiểm tra đốn đốc các Sở - Ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác Thanh tra.

4. Yêu cầu giám đốc Sở, Chủ tịch UBND huyện tiến hành Thanh tra hoặc phúc tra vụ việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

5. Tạm đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ kiến nghị, quyết định không đúng của Thanh tra huyện, Thanh tra Sở về công tác thanh tra, yêu cầu Chủ tịch UBND huyện, Giám đốc Sở đình chỉ việc thihành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định không đúng về công tác thanh tra.

6. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề quản lý Nhà nước hoặc ban hành các quyết định phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước về công tác thanh tra.

7. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ với Thanh tra Nhà nước, UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan.

8. Sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình công tác thanh tra hàng năm theo quy định của Thanh tra Nhà nước.

9. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra.

Điều 11: Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra xét khiếu tố:

1. Tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác tiếp dân, xét giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Dự thảo các văn bản, chương trình kế hoạch về công tác tiếp dân, xét giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh ban hành.

2. Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc và thực hiện công tác tiếp dân, xét giải quyết khiếu nại tố cáo của công nhân theo phép lệnh khiếu nại tố cáo của Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND huyện - thành phố - thị xã.

3. Kháng nghị các quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra Sở, Chánh thanh tra huyện - thành phố - thị xã khi cần thiết.

4. Yêu cầu Giám đốc các Sở, Chủ tịch UBND huyện giải quyết lại các vụ việc nếu phát hiện thấy có tình tiết mới hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

5. Kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định hủy bỏ từng phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND huyện khi thấy quyết định giải quyết có vi phạm pháp luật.

6. Kiến nghị các cấp các ngành những biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác xét giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh.

7. Tổng hợp tình hình, báo cáo về công tác xét giải quyết khiếu nại tố cáo trong toàn tỉnh để Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Tổng thanh tra Nhà nước theo quy định.

8. Nghiên cứu khoa học về công tác xét giải quyết khiếu nại tố cáo.

9. Phối hợp với tổ chức Công đoàn và Mặt trận tổ quốc để hướng dẫn nghiệp vụ cho Thanh tra nhân dân.

Điều 12: Chỉ đạo hướng dẫn công tác tổ chức và nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra Sở, Thanh tra huyện, cơ quan đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của UBND tỉnh.

1. Hướng dẫn việc thực hiện công tác tổ chức bộ máy cho Thanh tra Sở, Thanh tra huyện.

2. Trình Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh thanh tra Sở trên cơ sở hồ sơ đề nghị của Giám đốc Sở.

3. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh thanh tra huyện theo đề nghị của Chủ tịch UBND huyện.

4. Xét và đề nghị bổ nhiệm Thanh tra viên các cấp cho các công chức hiện đang công tác tại tổ chức TTNN trong tỉnh.

5. Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho lực lượng thanh tra trong tỉnh.

Mục III

ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

Điều 13:

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của huyện phù hợp với pháp luật hiện hành.

2. Tuyên truyền hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác thanh tra.

3. Kiểm tra đôn đốc các ban, ngành trong huyện thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác thanh tra.

Điều 14: Chủ tịch UBND huyện quyết định tổ chức bộ máy của Thanh tra huyện theo sự hướng dẫn của Tổng thanh tra Nhà nước.

1. Mỗi huyện phải thành lập một tổ chức thanh tra Nhà nước chuyên trách, có con dấu riêng.

2. Mỗi tổ chức thanh tra Nhà nước cấp huyện bao gồm:

Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và các Thanh tra viên - Không được cử cán bộ lãnh đạo kiêm nhiệm Chánh thanh tra.

3. Biên chế thanh tra huyện phải đủ số lượng tối thiểu theo quy định của Pháp lệnh Thanh tra (1990).

4. Đề nghị Chánh thanh tra tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh thanh tra huyện.

5. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Chánh thanh tra huyện theo đề nghị của Chánh thanh tra huyện.

6. Đề nghị Thanh tra tỉnh xem xét trình cấp có thẩm quyền xét bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên các cấp cho cán bộ thanh tra thuộc quyền quản lý.

Điều 15: UBND cấp huyện quyết định các nội dung, chương trình công tác thanh tra và công tác xét giải quyết khiếu nại tố cáo trong phạm vi quản lý.

1. Yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.

2. Quyết định huỷ bỏ từng phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, các đơn vị trực thuộc khi thấy việc giải quyết có vi phạm pháp luật hoặc trên cơ sở đề nghị của Chánh thanh tra huyện.

Điều 16: Tiến hành sơ kết, tổng kết thực hiện chế dộ thông tin báo cáo với UBND tỉnh và Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra kinh tế xã hội và thanh tra xét giải quyết khiếu nại tố cáo trong huyện.

Mục IV

THANH TRA HUYỆN

Điều 17:

1. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, Chương trình công tác thanh tra trên địa bàn huyện trình Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã ban hành và chỉ đạo thực hiện.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức nghiệp vụ thanh tra đối với UBND xã, phường, thị trấn.

3. Phối hợp với Công đoàn và Mặt trận tổ quốc để hướng dẫn nghiệp vụ cho thanh tra nhân dân.

Điều 18:

1. Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các phòng ban chuyên môn cấp huyện, UBND xã, phường, thị trấn thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác thanh tra và công tác xét giải quyết khiếu nại tố cáo.

2. Kiến nghị UBND huyện quyết định tạm thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những kiến nghị, quyết định không đúng của UBND xã, phường, thị trấn về công tác thanh tra.

Yêu cầu trưởng phòng - ban, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thanh tra hoặc phúc tra việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

Điều 19:

1. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ cho UBND huyện và Thanh tra tỉnh.

2. Tiến hành sơ tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác thanh tra và xét giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20:

1. Ông Chánh thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện bản quy định này. Định kỳ 6 tháng một lần báo cáo tình hình thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã, Thanh tra Sở, Thanh tra huyện chịu trách nhiệm nghiêm túc bản quy định này.

Điều 21:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt bản quy định này thì được khen thưởng.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào vi phạm bản quy định này thì tùy theo mức độ nặng nhẹ, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành./.


Nguồn: vbpl.vn/nghean/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5037&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận