Văn bản pháp luật: Quyết định 1229/1998/QĐ-UB

Hồ Xuân Hùng
Nghệ An
STP tỉnh Nghệ An;
Quyết định 1229/1998/QĐ-UB
Quyết định
07/09/1998
07/09/1998

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành quy định về tiết kiệm, chống lãng phí.

Chủ tịch
1.998
UBND tỉnh Nghệ An

Toàn văn

quyết định của UBND tỉnh Nghệ An

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

Số 1229/1998/QĐ.UB ngày 07/9/1998 về việc ban hành quy định

về tiết kiệm, chống lãng phí

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994,

Căn cứ Pháp lệnh số 02/1998/PL.UBTVQH 10 ngày 26/02/1998 của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định 38/1998/CP ngày 09/6/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Căn cứ Thông tư 93/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 về chế độ chi tiêu hội nghị, Thông tư 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 về chế độ công tác phí cho cán bộ công chức Nhà nước đi công tác trong nước, Thông tư 98/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 về chế độ trang bị quản lý sử dụng phương tiện thông tin, điện thoại, fax trong cơ quan đơn vị Nhà nước.

Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 20/7/1998 của BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An về thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí;

Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định về tiết kiệm chống lãng phí.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUY ĐỊNH VỀ TIẾT KIỆM CHỐNG LÃNG PHÍ

(Ban hành kèm theo QĐ số 1229/1998/QĐUB ngày 07/9/1998 của UBND tỉnh Nghệ An)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Bản quy định này cụ thể hóa chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các văn bản của Bộ tài chính về chế độ chi tiêu hội nghị, chế độ công tác phí cho cán bộ công chức Nhà nước đi công tác trong nước, chế độ trang bị quản lý và sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, điện thoại, fax trong cơ quan đơn vị Nhà nước.

Điều 2: Tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, cốn và tài sản Nhà nước, đất đai, trụ sở làm việc, nhà công cụ, tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư xây dựng, vốn và tài sản tại doanh nghiệp Nhà nước phải triệt để tiết kiệm chống lãng phí theo quy định của văn bản này.

Mọi công dân có nghĩa vụ thực hành tiết kiệm sản xuất, tiêu dùng để giành vốn cho đầu tư phát triển thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn.

Điều 3: Việc phân bổ, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước phải được thực hiện theo quy chế xét duyệt, cấp phát và quy định về mức tiêu chuẩn chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí và phải chịu trách nhiệm về những hành vi gây lãng phí trong phạm vi chức năng quản lý của mình.

Điều 4: Cán bộ, công chức gây lãng phí vốn và tài sản Nhà nước thì tùy theo tính chất, mức độ phạm vi mà phải chịu trách nhiệm vật chất bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 5: Các cơ quan thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình có trách nhiệmt uyên truyền những gương người tốt, việc tốt trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Đấu tranh phê phán các hành vi lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6: Quản lý biên chế quỹ lương quản lý lao động.

1. Nghiêm cấm tuyển dụng lao động vượt quá biên chế được duyệt chi trả tiền lương vượt quá quỹ do cơ quan có thẩm quyền giao. Tuyển dụng vào biên chế vượt chỉ tiêu, sai thẩm quyền thì người đứng đầu cơ quan phải bồi thường thiệt hại do tuyển dụng sai gây ra.

2. Thực hiện kiểm soát chặt chẽ chi lương qua kho bạc Nhà nước, đặc biệt là kiểm soát và việc chuyển ngạch, nâng bậc lương.

3. Các tổ chức có sử dụng lao động phải bố trí sử dụng hợp lý có hiệu quả. Người lao động phải thực hiện nghĩa vụ lao động theo quy định của Bộ luật lao động và pháp lệnh cán bộ công chức.

Điều 7: Mua sắm, định mức tiêu chuẩn sử dụng ô tô con:

1. Tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô con; trong khi Chính phủ chưa quy định ở tỉnh ta tạm thời quy định chế độ sử dụng ô tô con như sau:

1.1. Các chức danh có tiêu chuẩn xe ô tô con để đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc trong nội thị và nội thành.

+ Thường vụ Tỉnh ủy.

+ Phó chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch UBND tỉnh.

+ Chỉ tịch mặt trận tổ quốc tỉnh.

+ ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Trưởng các ban ngành đoàn thể cấp tỉnh.

1.2. Tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô con đi công tác hội họp nội thành, nội thị, nội huyện nếu có nhu cầu:

+ Giám đốc các Sở, trưởng ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh.

+ Bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã.

+ Giám đốc các đơn vị sản xuất kinh doanh từ hạng hai trở lên.

1.3. Tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô con đi công tác nội huyện, cách trung tâm huyện 10km trở lên:

+ Phó bí thư, Phó chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch UBND các huyện.

1.4. Các tiêu chuẩn sử dụng ô tô con đi công tác ngoài huyện, thành, thị:

+ Phó Giám đốc các Sở, ban ngành đoàn thể cấp tỉnh và các chức vụ tương đương.

+ Phó Bí thư, Phó Chủ tịch HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã.

+ Phó Giám đốc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hạng 2 và Giám đốc các doanh nghiệp dưới hạng 2 (nếu có xe).

- Không dùng xe ô tô cơ quan đơn vị để phục vụ riêng.

Người có tiưêu chuẩn cao hơn được sử dụng các tiêu chuẩn ở mức thấp hơn theo thứ tự 1.1, 1.2, 1.3, 1.4.

2. Định mức, tiêu chuẩn trang bị xe ô tô con trong các đơn vị:

Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh và tương đương mỗi đơn vị được trang bị một xe ô tô con. Những Sở, ban, ngành có tính đặc thù cần thiết phải bổ sung trang bị thêm phải có quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, nhưng không quá 2 xe cho một đơn vị.

Mỗi huyện, thành phố, thị xã được trang bị tối đa không quá 3 xe ô tô con (bao gồm cả Huyện ủy, UBND, HĐND).

Mỗi doanh nghiệp xếp hạng nếu có nhu cầu và khả năng kinh phí được trang bị một xe con loại thường.

Các trường hợp đặc biệt khác với quy định này phải do Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết.

3. Mua sắm xe ô tô con:

Những cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp đã trang bị xe ô tô con nhưng vượt định mức quy định ở khoản 2 điều này phải báo cáo với UBND tỉnh để có kế hoạch thu hồi điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu hoặc có kế hoạch xử lý cụ thể.

Khi mua sắm xe ô tô con phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ tài chính và có quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.

Loại xe mua sắm là xe sản xuất lắp ráp trong nước. Trường hợp đặc biệt mua xe ngoại phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh.

Khi mua xe phải làm đầy đủ các thủ tục, thẩm định chất lượng, giá cả, quy trình mua sắm xe theo quy định của UBND tỉnh.

Cơ quan tài chính không cấp tiền và phải xuất toán tất cả các trường hợp không thực hiện đúng các quy định trên.

Cơ quan đăng kiểm ô tô, xe máy chỉ được phép cho đăng ký cấp biển lưu hành khi có đủ các điều kiện quy định trên và những quy định quản lý chuyên ngành của cơ quan đăng kiểm.

4. Trách nhiệm đối với việc mua sắm, sử dụng trang bị xe ô tô con.

Tất cả những tổ chức, cá nhân quyết định việc mua sắm, sử dụng, làm thủ tục đăng kiểm trái với những quy định trên đây thì tùy theo mức độ vi phạm phải bồi thường thiệt hại vật chất và phaỉ xử lý kỷ luật. Những người không có chế độ sử dụng theo đúng quy định mà vẫn sử dụng thì phải xử lý kỷ thuật.

Điều 8: Mua sắm trang bị máy điều hòa nhiệt độ ở công sở, văn phòng làm việc.

Đối tượng có đủ tiêu chuẩn lắp ráp máy điều hòa nhiệt độ trong phòng làm việc tại công sở (nếu có nhu cầu và khả năng kinh phí).

+ Thường vụ Tỉnh ủy.

+ Phó chủ tịch UBND, HĐND tỉnh.

+ Giám đốc các Sở, Trưởng ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh.

+ Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch UBND, HĐND các huyện, thành, thị.

+ Giám đốc các doanh nghiệp đã được xếp hạng từ hạng 2 trở lên.

Trang bị máy điều hòa hội trường, phòng họp quy định như sau:

+ Các hội trường lớn, phòng họp lớn không được lắp máy điều hòa nhiệt độ (trừ Hội trường Tỉnh ủy và UBND tỉnh).

+ Các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị Huyện ủy, UBND huyện và các doanh nghiệp có nhu cầu lắp ráp máy điều hòa nhiệt độ ở hội trường nhỏ để tiếp khách thì chỉ được lắp đặt 1 phòng và không quá 2 máy điều hòa nhiệt độ.

Những cơ quan có tính đặc thù cần phải lắp máy điều hòa thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Các địa điểm kinh doanh, khách sạn quốc doanh không áp dụng quy chế này.

Điều 9: Trang bị sử dụng máy đàm thoại, máy fax:

1. Đặt máy điện thoại tại công sở:

+ Mỗi cơ quan đơn vị chỉ được đặt một máy điện thoại đường dài chung để quản lý các cuộc đàm thoại đường dài (trừ những đơn vị có tính đặc thù được Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý bằng văn bản).

+ Các phòng, Ban được trang bị máy điện thoại không được gọi điện thoại đường dài, nếu phát sinh các cuộc điện thoại đường dài đều phải tự thanh toán.

+ Các máy phục vụ cho Giám đốc Sở, trưởng các Ban ngành, Đoàn thể cấp tỉnh; Phí thư, Phó bí thư thường trực, Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND các huyện, thành phố, thị xã được cơ quan thanh toán tiền điện thoại đường dài theo nhu cầu công việc. Tất cả các cuộc điện thoại đường dài vì việc riêng đều phải do cá nhân tự thanh toán.

2. Điện thoại nhà riêng:

Tiêu chuẩn được trang bị điện thoại nhà riêng, có 2 loại đối tượng:

2.1. Các đối tượng:

+ Giám đốc các Sở, Trưởng các Ban, Ngành Đoàn thể cấp tỉnh trở lên.

+ Bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã.

- Mức chi cho điện thoại nhà riêng: Mỗi máy không quá 200.000đ/tháng, mỗi năm không quá 2,4 triệu đồng (kể cả thuê bao). nếu vượt quá cá nhân tự thanh toán (hoặc trừ qua lương). Máy của các đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chánh văn phòng Tỉnh ủy, Chánh văn phòng UBND tỉnh được thanh toán theo thực tế phát sinh.

2.2. Các đối tượng:

+ Phó Giám đốc các Sở, Phó các Ban ngành đoàn thể cấp tỉnh.

+ Phó Bí thư, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã.

+ Chánh văn phòng huyện ủy, Chánh văn phòng UBND các huyện, thành phố, thị xã.

- Mức chi cho điện thoại nhà riêng: Mỗi máy không quá 100.000đồng/tháng, mỗi năm không quá 1,2 triệu đồng (kể cả thuê bao). Nếu vượt quá cá nhân tự thanh toán (hoặc trừ qua lương).

3. Điện thoại di động:

Các cơ quan đơn vị không được trang bị điện thoại di động. trường hợp đặc biệt cần thiết do yêu cầu công tác phải do Chủ tịch UBND tỉnh quy định. Ngoài ra nếu trang bị cá nhân phải tự thanh toán.

+ Cơ quan tài chính chỉ được quyết toán kinh phí điện thoại di động ở các đơn vị theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.

+ Mức chi cho máy điện thoại di động: Một tháng không quá 500.000 đồng, một năm không quá 6 triệu đồng (kể cả thuê bao) vượt quá mức đó cá nhân sử dụng phải thanh toán. Riêng các máy của Thường trực tỉnh ủy, Thường trực HĐND, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh văn phòng Tỉnh ủy, Chánh văn phòng UBND tỉnh được thanh toán theo thực tế phát sinh.

+ Các trường hợp đã trang bị phương tiện thông tin liên lạc không đúng theo quy định này của cơ quan, đơn vị phải thu hồi hoặc nhượng lại máy đã trang bị cho cá nhân và thông báo cho cơ quan bưu điện để cắt tiền thuê bao đối với những máy đó.

+ Trong tháng 9/1998 tất cả những người hiện đang sử dụng máy điện thoại di động bằng nguồn ngân sách Nhà nước (kể cả doanh nghiệp Nhà nước) phải báo cáo bằng văn bản với UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh sẽ có quyết định cho những người được sử dụng.

4. Quản lý sử dụng máy fax:

Tùy theo tình hình cụ thể của cơ quan đơn vị xét thấy cần thiết có điều kiện thì được trang bị 1 máy fax.

Việc quản lý máy fax phải chặt chẽ. Khi sử dụng máy fax phải được thủ trưởng cơ quan đơn vị phê duyệt về nội dung cần giao dịch.

Điều 10: Chế độ chi tiêu hội nghị, tập huấn.

1. Không tổ chức những cuộc hội nghị không thiết thực, hội nghị có tính chất thay thế thủ tục hành chính.

2. Hội nghị có quy mô toàn tỉnh phải được phép bằng văn bản của Thường vụ Tỉnh ủy nếu hội nghị thuộc về Đảng, Đoàn thể; các Chủ tịch UBND tỉnh nếu là hộinghị các cơ quan đơn vị hành chính, Nhà nước. Hội nghị triệu tập toàn huyện phải được phép bằng văn bản của thường vụ huyện ủy hoặc Chủ tịch UBND huyện.

3. Tất cả các Chính phủ quan đơn vị khi tổ chứ hội nghị phải chọn địa điểm hợp lý, chuẩn bị nội dung có chất lượng, cân nhắc thành phần số lượng đại biểu hợp lý. Thời gian tổ chức hội nghị không quá hai ngày, riêng thời gian ọp HĐND do Thường trực HĐND quyết định cụ thể; Hội nghị ban cấh hành các cấp do thường vụ cấp ủy quyết định về thời gian, tổ chức lớp tập huấn không quá 10 ngày. Các ngành, đơn vị cấp tỉnh đóng ở thành phố Vinh mà chọn địa điểm họp ở thị xã Cửa Lò thì phải có văn bản đồng ý của UBND tỉnh.

4. Đại biểu dự Hội nghị phải trả tiền ăn, nghỉ bằng tiền công tác phí và một phần tiền lương của mình. Cơ quan tổ chức hội nghị trợ cấp tiền ăn nghỉ cho những đại biểu không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, bù đắp chênh lệch tiền ăn theo mức chi tại khoản 5 quy định tại quyết định này.

5. Mức tiền ăn: mức tiền ăn hàng ngày cho mỗi đại biểu dự hội nghị tập huấn (theo thành phần giấy triệu tập hội nghị) quy định mức tối đa theo phạm vi, địa điểm tổ chức hội nghị tập huấn như sau:

Hội nghị cấp tỉnh, hội nghị chuyên đề triển khai các chế độ chính sách, hội nghị tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật do UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh triệu tập mức tiền ăn 20.000 đồng/ngày/người (đại biểu đóng góp 10.000 đồng, cơ quan tổ chức hội nghị cấp bù 10.000 đồng).

Hội nghị cấp huyện, thị xã, thành phố, hội nghị chuyên đề triển khai các chế độ chính sách, hội nghị tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật do UBND huyện, thành phố, thị xã, các phòng ban cấp huyện, thành phố, thị xã và tương đương, mức tiền ăn 15.000 đồng/ngày/người (đại biểu đóng góp 10.000 đồng, cơ quan tổ chức hội nghị cấp bù 5.000 đồng).

6. Mức tiền thuê chỗ ngủ: Mức tiền thuê chỗ ngủ cho đại biểu hội nghị được áp dụng theo mức tiền thuê chỗ ngủ khi cán bộ công chức đi dự hội nghị, tập huấn tối đa không quá mức quy định dưới đây:

- Hội nghị cấp tỉnh, hội nghị tập huấn, hội nghị chuyên đề cấp tỉnh do UBND tỉnh và các sở, ban, ngành triệu tập địa điểm tổ chứctại thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò là: 40.000 đồng/ngày/người. Tổ chức tại địa điểm khác: 20.000 đồng/ngày/người.

Hội nghị cấp huyện, thành phố, thị xã, hội nghị tập huấn, chuyên đề cấp huyện, thành phố và thị xã triệu tập tối đa: 20.000 đồng/ngày/người.

7. Mức lương đóng góp của các đại biểu dự hội nghị: Đại biểu dự hội nghị có đăng ký ăn, nghỉ với cơ quan tổ chức hội nghị thì phải nộp đầy đủ tiền ăn, tiền thuê chỗ ngủ theo mức quy định tại mục 5, 6 của điều 10 quyết định này cho cơ quan tổ chức hội nghị. Đối với đại biểu không hưởng lương từ NSNN thì cơ quan tổ chức hội nghị chi trả tiền ăn, tiền ngủ theo mức quy định trên.

8. Cơ quan tổ chức hội nghị được chi các khoản sau:

Tiền thuê hội trường trong những ngày tổ chức hội nghị (nếu có).

Tiền in tài liệu phục vụ hội nghị. Riêng đối với tài liệu tập huấn cơ quan tổ chứ hội nghị in bán cho đại biểu và những người có nhu cầu để bù đắp chi phí (giá bán = chi phí in ấn).

Chi phí tiền ăn, tiền thuê chỗ ngủ, tiền tàu xe cho đại biểu không hưởng lương từ NSNN dự hội nghị.

Tiền nước uống cho đại biểu, thù lao cho báo cáo viên, tiền thuốc chữa bệnh thông thường (nếu phát sinh) tiền thuê trang trí hội trường.

Chi bù phần chênh lệch tiền ăn theo chế độ trên.

các chi phí khác được cơ quan tài chính duyệt dự toán và có thực chi theo chế độ.

9. Tuyệt đối cơ quan đơn vị tổ chức hội nghị không được tặng quà, tặng phẩm dưới bất kỳ hình thức nào (trừ những cuộc họp mà Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết trong dự toán được duyệt). Không chi các hoạt động tham quan du lịch, nghỉ mát văn nghệ ngoài quy định.

10. Tuyệt đối không thanh toán tiền ngủ, tiền ăn cho những đại biểu ở nội thành, nội thị xã (nếu địa điểm hội nghị ở nội thành, nội thị xã); nội trị trấn (nếu địa điểm họp ở nội thị trấn) dự hội nghị tập huấn.

11. Trước khi tổ chức hội nghị cơ quan đơn vị dự toán chi tiêu hội nghị gửi cơ quan tài chính đồng cấp và kho bạc nơi cơ quan đơn vị giao dịch. Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm kiểm tra dự toán chi cho hội nghị, tập huấn của đơn vị, đảm bảo đúng chế độ quy định tại văn bản này và căn cứ vào dự toán 5 (mục 112 "Hội nghị") làm thủ tục thông báo hạn mức chi cho đơn vị. Kho bạc Nhà nước kiểm tra chứng từ, lệnh chuẩn chi của Thủ trưởng đơn vị về chi hội nghị, đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ và phù hợp với hạn mức kinh phí chi hội nghị của đơn vị làm thủ tục thanh toán kinh phí chi hội nghị cho đơn vị.

12. Cơ quan đơn vị tổ chức hội nghị , tập huấn có trách nhiệm tập hợp chứng từ thu, chi và quyết toán chi hội nghị, tập huấn, sau khi hội nghị, tập huấn kết thúc (hoặc cùng với quyết toán quý, năm của đơn vị).

Kinh phí hội nghị, tập huấn được bố trí trong dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị cuối năm chi không hết được chuyển chi cho các nội dung khác sau khi đã thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp.

Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm kiểm tra quyết toán chi tiêu hội nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức hội nghị tập huấn đảm bảo chi đúng chế độ quy định, trường hợp chi sai quy định hoặc vượt mức quy định thì cơ quan tài chính xuất toán quản chi sai chế độ hoặc vượt mức quy định đó, người ra lệnh chi sai phải bị xử phạt theo quy định tại pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

13. Cơ quan tổ chức hội nghị khi thu tiền ngủ của đại biểu phải viết phiếu thu gửi cho đại biểu một liên để có đủ thủ tục về thanh toán taị cơ quan và ngược lại cơ quan có đại biểu đi dự hội nghị phải có phiếu thu, tiền ngủ của cơ quan tổ chức hội nghị mới được thanh toán.

Cơ quan tổ chức hội nghị cũng như đại biểu hội nghị, tập huấn làm trái với các quyết định trên phải chịu trách nhiệm trước mọi sai phạm và bồi hoàn số kinh phí đã thực hiện sai.

Trường hợp các đại biểu dự hội nghị thuộc đối tượng được thanh toán mà không đăng ký ăn, nghỉ với Ban tổ chức hội nghị thì cơ quan có đại biểu được cử đi hội nghị, tập huấn được thanh toán tiền ăn, tiền ngủ theo chế độ quy định tại quyết định này khi có đầy đủ chứng từ hợp lệ.

14. Các doanh nghiệp Nhà nước vận dụng các quy định tại điều này để chi tiêu cho những hội nghị phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiêu hội nghị của doanh nghiệp phải tiết kiệm, có hiệu quả theo quy chế tài chính doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ ban hành.

Điều 11: Chi công tác phí:

1. Đi công tác nước ngoài:

+ Các đoàn hay cá nhân đi công tác nước ngoài dưới mọi hình thức phải có quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh (kể cả số người, tên người, nước đến, thời gian và kinh phí).

+ Đi công tác tại nước bạn Lào được chi bằng 1/2 tiêu chuẩn chế độ đi công tác ngắn hạn nước ngoài quy định đối với nước Lào tại văn bản số 32/TC-TCNĐ ngày 21/4/1995 của Bộ tài chính về việc sửa đổi bổ sung Thông tư 44/TC-TCNĐ ngày 21/5/1994 quy định chế độ phụ cấp cho cán bộ đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài. Trường hợp cần chi thêm phải do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

2. Cán bộ đi công tác trong nước:

2.1. Mức phụ cấp công tác phí quy định tại quyết định này nhằm tạo điều kiện cho người đi công tác có khả năng thanh toán những chi phí cần thiết về ăn ở, đi lại theo mức thông thường trong những ngày đi công tác.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải xem xét cân nhắc khi cử cán bộ đi công tác (về số lượng cán bộ và thời gian đi công tác) bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan đơn vị đã được cấp có thẩm quyền thông báo.

Ngoài mức công tác phí quy định tại quyết định này, cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác, cơ quan, đơn vị có cán bộ đến công tác, không được sử dụng ngân sách Nhà nước để chi thêm bất cứ khoản chi nào, dưới bất kỳ hình thức nào cho cán bộ đi và đến công tác tại đơn vị.

2.2. Nội dung công tác phí bao gồm:

+ Tiền mau vé tàu, xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác.

+ Phụ cấp công tác phí.

+ Tiền thuê chỗ nghỉ tại nơi đến công tác.

+ Tiền khoán công tác phí hàng tháng do yêu cầu phai đi công tác thường xuyên nhưng không đủ điều kiện thanh toán theo ngày.

Các khoản chi công tác phí nói trên được thanh toán theo quy định cụ thể như sau:

2.2.1. Thanh toán tiền tàu xe.

Cán bộ công chức Nhà nước đi công tác bằng phương tiện giao thông Nhà nước, hợp doanh, tư nhân nếu có đủ vé tàu, xe hợp pháp thì được thanh toán tiền tàu xe theo giá cước thông thường Nhà nước quy định. Riêng trường hợp đi công tác bằng phương tiện máy bay phải được thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt theo tiêu chuẩn quy định tại điểm 3 mới được thanh toán.

Cán bộ công chức Nhà nước tự túc phương tiện đi công tác không có vé được thanh toán tiền tàu xe theo giá cước vận tải ô tô hành khách Nhà nước tại địa phương cho số km thực đi. Trường hợp đi công tác ở vùng núi cao vùng sâu vùng nội dài đoạn đường thì được thanh toán gấp hai lần giá cước vận tải ô tô hành khách Nhà nước quy định tại Công ty xe khách Nghệ An.

Tiền tàu xe được thanh toán bao gồm: Tiền mua vé cước tàu, xe, cước qua phà, đò - cho bản thân cán bộ công chức, lệ phí sân bay (nếu đi bằng máy bay); chi phí qua cầu đường và cước phí hành lý phục vụ cho chuyến đi công tác nếu có mà cán bộ công chức trực tiếp chi trả. Trường hợp cán bộ công chức đi bằng xe ô tô cơ quan hoặc đi nhờ xe của đơn vị khác mà không phải trả tiền đi xe thì không được thanh toán tiền tàu xe.

2.2. Phụ cấp công tác:

Phụ cấp công tác phí được thanh toán từ ngày cán bộ công chức bắt đầu đi công tác đến khi về cơ quan của mình (kể cả ngày lễ, tết, chủ nhật). Mức phụ cấp quy định như sau:

Đi công tác ngoại tỉnh:

+ Đến công tác tại thành phố, tỉnh, đồng bằng trung du mức phụ cấp 20.000 đồng/ngày/người.

+ Đến công tác tại các tỉnh miền núi mức phụ cấp 30.000 đồng/ngày/người.

+ Đến công tác tại các vùng núi cao, biên giới, hải đảo, vùng sâu mức phụ cấp 40.000 đồng/ngày/người.

Đi công tác nội tỉnh:

Cán bộ công chức Nhà nước được cử đi công tác cách trụ sở cơ quan của mình đến nơi công tác tổi thiểu đạt từ 30km trở lên đối với vùng đồng bằng, trung du, thành phố, thị xã được phụ cấp 15.000 đồng/ngày/người.

Đến công tác tại các địa điểm được quy định là miền núi thấp mức phụ cấp 20.000 đồng/ngày/người.

+ Đến công tác tại các địa điểm được quy định là vùng núi cao, biên giới, hải đảo, vùng sâu, mức phục cấp 25.000 đồng/ngày/người.

+ Thời gian thanh toán cho một đợt đi công tác không quá 15 ngày.

Những trường hợp không được thanh toán công tác phí nhưng được hưởng các chế độ của các lĩnh vực theo quy định hiện hành.

+ Thời gian điều trị tại bệnh viện viện xá, nhà nghỉ điều dưỡng.

+ Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác.

+ Những ngày học ở trường lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn, những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc một cơ quan khác.

2.2.3. Thanh toán tiền thuê chỗ ở tại nơi công tác:

Cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác, mức chi tiền thuê phòng ngủ được thanh toán theo hóa đơn thu tiền thực tế nhưng tối đa không quá các mức sau:

 

Nơi đến công tác

Mức tối đa

(đồng/ngày/người)

Đi một mình hoặc khác giới phải thuê phòng riêng (đ/ngày/người)

- Ngoại tỉnh

 

 

+ Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh

90.000

150.000

+ Các tỉnh khác

60.000

90.000

- Nội tỉnh

 

 

+ Thành phố Vinh, thị xã

40.000

60.000

+ Các huyện khác

20.000

30.000

Trường hợp cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác phải nghỉ lại tại các vùng nông thôn, không có nhà khách, nhà nghỉ, không có hóa đơn thu tiền ngủ mà thực sự nơi đó có thu tiền thì được thanh toán tiền ngủ theo mức khoán tối đa không quá 10.000 đồng/ngày/người, nhưng phải có giấy biên nhận tiền. Mức khoán này không áp dụng cho cán bộ đi công tác các vùng có nhà khách, nhà nghỉ.

2.2.4. Trường hợp cán bộ, công chức thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 15 ngày/tháng như văn thư đi gửi công văn, cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng được thanh toán tiền công tác phí khoán mức 50.000 đồng/tháng/người.

2.2.5. Mức thanh toán tiền công tác phí, mức khoán tháng và tiền thuê chỗ quy định trên đây là mức tối đa. Thủ trưởng các cơ quan đơn vị phải căn cứ vào chế độ quy định và khả năng ngan sách hàng năm để bố trí cho hợp lý.

2.3. Quy định về thanh toán tiền vé máy bay:

Cán bộ, công chức đi công tác được thanh toán tiền vé máy bay bao gồm:

Cán bộ lãnh đạo cấp Sở, lãnh đạo UBND huyện, thành phố (thuộc tỉnh), tỉnh, thị xã và tương đương trở lên.

Cán bộ là chuyên viên chính và các chứng danh có mức lương hệ số từ 4,47 trở lên.

Trường hợp cơ quan đơn vị cần cử cán bộ đi giải quyết công việc gấp mà người được cử đi công tác không đủ tiêu chuẩn thanh toán vé máy bay thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét quyết định để được thanh toán.

2.4. Quản lý chi tiêu về công tác phí:

Hàng năm cùng với việc giao dự toán NSNN, cơ quan tài chính và cơ quan chủ quản giao mức chi về công tác phí cho các đơn vị. Mức giao này lứ mức chi tối đa cho công tác phí. Trường hợp trong năm đơn vị sử dụng không hết kinh phí được giao về công tác phí, cơ quan đơn vị được quyền sử dụng để phục vụ cho nhu cầu thiết thực khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Việc sử dụng khoản chi phí tiết kiệm này phải theo dự toán được duyệt và phải báo cáo với cơ quan tài chính cùng cấp.

Trường hợp có những đoàn công tác liên ngành, liên cơ quan thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chi cho những công việc chung của đoàn như: Tiền văn phòng phẩm, tiền thuê xe ô tô... Cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác thanh toán tiền công tác phí cho các cán bộ được cử (bao gồm tiền tàu, xe phụ cấp công tác phí, tiền thuê chỗ ngủ).

Khoản chi về công tác phí quy định trong quyết định này được hạch toán vào mục 113 "Công tác phí" theo chương, loại, khoản tương ứng, quy định tại quyết định số 280/TC-QĐ-NSNN ngày 15/4/1997 "Về việc ban hành hệ thống mục lục NSNN của Bộ tài chính.

Các doanh nghiệp Nhà nước vận dụng chế độ công tác phí này để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Cán bộ được cử đi công tác có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho đơn vị nơi đến công tác các khoản tiền ăn, tiền nghỉ cho nhà trọ, nhà khách. Các cơ quan, đơn vị nơi có cán bộ đến công tác có trách nhiệm thu đầy đủ các khoản thu theo chế độ quy định. Người được cử đi công tác nhưng không đến nơi công tác theo quy định, không thực hiện các công việc được giao phải tự chịu mọi chi phí. Trường hợp giả mạo, khai man hóa đơn, chứng từ để thanh toán tiền công tác phí thì phải hoàn trả số tiền đã nhận và phải bị xử lý theo quy định hiện hành.

Những khoản chi công tác phí không đúng quy định tại quyết định này khi kiểm tra cơ quan tài chính các cấp có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, đơn vị xuất toán, nếu cán bộ đi công tác kê khai sai thực tế phải thu hồi khoản tiền đã nhận sai. Người ra lệnh chi sai và người kê sai sự thật đều phải bị xử phạt theo quy định của pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Điều 12: Tổ chức kỷ niệm đón nhận danh hiệu huân, huy chương.

Các cơ quan, các ngành chỉ được tổ chức kỷ niệm ngày thành lập theo chu kỳ 10 năm 1 lần, tuyệt đối không tổ chức ăn uống, quà tặng dưới bất cứ hình thức nào,

Các ngày lễ lớn thuộc phạm vi toàn quốc do trung ương quy định.

Đón nhận huân, huy chương và các phần thưởng thi đua cho tập thể cá nhân tập trung tổ chức một năm một lần do Hội đồng thi đua tỉnh kết hợp tổng kết năm về công tác thi đua khen thưởng để trao tặng, hoặc vào dịp sơ, tổng kết của ngành, đơn vị đó.

Điều 13: Chi tiếp khách .

Thực hiện theo chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định không được tiếp khách bằng rượu, bia, trong giờ hành chính.

Tiếp khách trong các bữa ăn không được dùng rượu ngoại, bia ngoại. nếu cần phải dùng bia thì phải dùng bia cho nhà máy bia Nghệ An sản xuất.

Kinh phí tiếp khách chỉ được sử dụng trong phạm vi kinh phí dự toán được duyệt. Trường hợp tiếp khách có tính chất đối ngoại có quy định riêng.

Điều 14: Văn phòng phẩm, ấn loát.

1. Văn phòng phẩm, ấn loát phục vụ trong các cơ quan phải được định mức cho từng loại hình cơ quan, từng loại đối tượng sử dụng văn phòng phẩm. Trên cơ sở định mức đã được cân đối trong dự toán được duyệt, từng cơ quan khoán cho từng phòng ban (trừ văn phòng phẩm phục vụ Ban giám đốc, lãnh đạo cơ quan và phục vụ nhiệm vụ chung có tính chất toàn cơ quan).

2. Các văn bản có nhu cầu ấn loát, nhân bản phải sử dụng cả hai mặt giấy.

3. Chủ tài khoản và kế toán thủ trưởng đơn vị phải thực hiện đúng chế độ quy định, chi sai chế độ thì phải bồi hoàn cho công quỹ.

Điều 15: Trong đầu tư xây dựng cơ bản.

1. Chủ trương đầu tư:

Phải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh được duyệt, phải đảm bảo tính khả thi cao mới cho tiến hành lập dự án và tổ chức xét duyệt dự án.

Dự án phải được lập trên quan điểm khách quan, số liệu điều tra khảo sát phải đảm bảo trung thực, số liệu kinh tế kỹ thuật đưa vào tính toán trong dự án phải chính xác. Phải lựa chọn một trong nhiều phương án so sánh phương án tối ưu.

Xét duyệt dự án đầu tư phải thẩm tra kỹ về các mặt: Hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, địa điểm xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị kỹ thuật, dây chuyển công nghệ, chuẩn bị cán bộ... đảm bảo dự án có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu của chủ trương đầu tư đặt ra.

Đối với các dự án đầu tư được duyệt không mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội theo yêu cầu quy định, gây lãng phí thất thoát vốn và tài sản Nhà nước thì phải xử ký theo điều 21 Pháp lệnht hực hành tiết kiệm chống lãng phí.

2. Lập thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự án đầu tư:

Thiết kế dự toán phải đáp ứng đúng yêu cầu của dự án, theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nước quy định. Thiết kế vừa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nhưng đồng thời phải hết sức tiết kiệm. Đối với kết cấu xây dựng, nếu điều kiện kỹ thuật cho phép thì phải sử dụng tối đa vật liệu của địa phương sản xuất.

Thẩm định phê duyệt thiết kế: Bộ máy được giao nhiệm vụ thẩm định phải thực sự có năng lực, trình độ phù hợp với các chuyên ngành kinh tế kỹ thuật. Quá trình thẩm tra, phê duyệt phải tuân thủ quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu của dự án đầu tư được duyệt. Tổ chức cá nhân được giao nhiệm vụ thẩm định về phê duyệt thiết kế phải hịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả thẩm định, phê duyệt của mình và nếu gây lãng phí thì xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Lập thẩm định phê duyệt dự toán:

Dự toán xây dựng phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, đúng mức kinh tế, kỹ thuật được duyệt, đúng đơn giá Nhà nước quy định.

Căn cứ vào thiết kế kỹ thuật được duyệt, đối với các loại vật tư, vật liệu do địa phương sản xuất thì phải xác định đúng đơn giá do địa phương quy định để giảm giá thành công trình.

Người có hành vi vi phạm sau: Xác định giá chuẩn, định giá vật tư, thiết bị thi công xây dựng vượt trội so với giá cả của thị trường hoặc giá cả một số vật tư do Nhà nước quy định trong lập dự toán, tính toán sai, không bảo đảm tính cân đối, đáp ứng các yêu cầu về chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật và hiệu quả kinh tế xã hội theo dự án được duyệt; tính toán xác định các vật tư, thiết bị cho dự án không đảm bảo chất lượng thì ngoài việc bồi thường thiệt hại còn bị xử lý theo pháp luật.

4. Quản lý cấp phát vốn:

Bố trí vốn đầu tư phải căn cứ vào khả năng nguồn vốn đảm báo chắc chắn, ưu tiên tập trung vốn cho các dự án trọng điểm, các dự án sản xuất kinh doanh sớm phát huy hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực, phát triển nguồn thu cho ngân sách.

Bố trí vốn cho đầu tư xây dựng trụ sở, hoặc cải tạo nâng cấp công sở, mua sắm xe ô tô con phải cân nhắc kỹ lưỡng và bố trí ngân sách khi nhu cầu đòi hỏi hết sức bức xúc.

Kiên quyết không bố trí vốn cho các dự án đã được phê duyệt hoặc đầu tư dở dang nhưng xét thấy không hiệu quả kinh tế xã hội.

Nghiêm cấm các chủ đầu tư thực hiện sai nội dung dự án được duyệt, hoặc tùy tiện bổ sung dẫn đến dự án vượt tổng mức đầu tư được duyệt. UBND tỉnh không duyệt bổ sung dự toán cho các công trình vượt mức dự toán được duyệt trên 10% nếu công trình vượt trên dự toán thì chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, trừ khi công trình đặc biệt mà UBND tỉnh cho điều chỉnh.

Cấp phát cho vay vốn:

+ Bố trí vốn cho dự án nhất thiết phải phù hợp cho tiến độ dự án. Cấp phát và cho vay theo khối lượng đủ điều kiện thanh toán. Cơ quan cấp phát cho vay khi chưa có khối lượng đủ điều kiện thanh toán thì người quyết định cấp phát, cho vay phải bồi hoàn những thiệt hại do mình gây ra.

5. Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng:

Thực hiện đấu thầu rộng rãi để nâng cao chất lượng đấu thầu, đảm bảo giá đấu thầu thấp nhất, điều kiện thi công tốt nhất để công trình hoàn thành nhanh nhất, trừ trường hợp đặc biệt cần chỉ định thầu do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

Chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát theo dõi việc thi công, nghiêm cấm việc thông đồng với đơn vị thi công để thay đổi chủng loại vật tư, giảm bớt vật liệu hoặc thi công không đúng thiết kế làm phương hại đến chất lượng công trình.

Tổ chức nghiệm thu công trình theo đúng tiến độ quy định, Hội đồng nghiệm thu phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, bảo hành công trình theo đúng chế độ.

6. Quyết toán công trình:

Lập báo cáo quyết toán: Phải kịp thời đầy đủ chính xác, chủ đầu tư là người trực tiếp lập và chịu trách nhiệm hoàn toàn về hồ sơ và báo cáo.

Tất cả các sai phạm của chủ thầu như: Thực hiện sai nội dung dự án đầu tư, tự ý thay đổi nội dung dự án đầu tư, sử dụng vốn mục đích, giám sát công trình không đảm bảo... đều phải được xử lý và quy rõ trách nhiệm và xử lý trước khi tiến hành thẩm tra, phê duyệt quyết toán.

Thẩm tra quyết toán công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán phải tiến hành kỹ lưỡng, bám sát nội dung phê duyệt dự án. Việc tính toán sai khối lượng, định mức đơn giá và chế độ dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn thì cá nhân chủ trì thẩm tra, xét duyệt quyết toán phải chịu trách nhiệm.

Hàng năm tỉnh tổ chức kiểm tra thực hiện đầu tư ở một số dự án, kiểm tra thực hiện quyết toán và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khi dự án hoàn thành để đúc rút kinh nghiệm về quản lý đầu tư và xây dựng.

Điều 16: Tiết kiệm chống lãng phí trong tiêu dùng của dân cư.

1. Xây dựng nhà ở, mua sắm đồ dùng tiện nghi sinh hoạt trong gia đình phải thiết thực, phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện khả năng kinh tế, thu nhập của gia đình, tránh phô trương hình thức gây lãng phí, để dành vốn cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều của cải cho xã hội, lợi nhuận cho gia đình và việclàm cho mọi người.

2. Mỗi gia đình và người dân Nghệ An phải có ý thức mức tiêu dùng hàng nội địa, đặc biệt là hàng hóa địa phương sản xuất, nhằm tạo điều kiện, khuyến khích cho sản xuất lưu thông trong tỉnh phát triển.

3. Thực hiện nghiêm túc quyết định số 82/QĐUB ngày 07/01/1998 của UBND tỉnh về "Quy chế thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, ngày giỗ, ngày hội và bài trừ hủ tục mê tín dị đoan".

Điều 17: Thực hiện công khai tài chính ở tất cả các cấp ngân sách, tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp.

1. Ngân sách cấp trên phải công khai với ngân sách cấp dưới.

+ Các định mức tiêu chuẩn, các nguyên tắc và phương thức phân bổ kinh phí ngân sách.

+ Nhiệm vụ thu, nhiệm vụ chi, số được bổ sung từ ngân sách cấp trên theo tỷ lệ điều tiết.

2. Các doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện công khai tài chính về:

+ Định mức chi tiêu.

+ Các khoản chi hành chính, chi mua sắm trang thiết bị.

+ Các chế độ và nguyên tắc chi trả tiền lương, chế độ trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.

+ Công khai hàng tháng các khoản thu nhập của cán bộ công nhân viên mà đơn vị cho hưởng.

+ Công khai, báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm.

3. Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp.

+ Tổng mức ngân sách cấp và chi tiết từng khoản.

+ Các khoản chi ngân sách.

+ Định mức chi tiêu, các khoản chi mua sắm trang thiết bị (bao gồm cả giá, phí, nơi mua...) chi tiếp khách, hội nghị.

+ Công khai các dự toán và quyết toán chi đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình.

+ Các khoản thu nhập hàng tháng theo chế độ mà cán bộ công nhân viên được hưởng.

4. Xã, phường, thị trấn công khai theo Nghị định của Chính phủ quy định và các văn bản của các cấp có thẩm uqyền về quy chế thực hiện dân chủ ở xã.

Điều 18: Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, kiểm toán.

Các cơ quan chức năng, cấp ủy của chính quyền các cấp, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng có trách nhiệm phải kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện những quy định về tiết kiệm chống lãng phí.

Điều 19: Khen thưởng và xử lý vi phạm những tổ chức cá nhana có thành tích trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí được khen thưởng theo quy định.

Người nào vi phạm quy định của quyết định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20: Các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước căn cứ những quy định của Chính phủ của Bộ tài chính và những quy định tại văn bản này để cụ thể hóa trong từng đơn vị, cơ quan, đảm bảo triệt để tiết kiệm chống lãng phí. Hàng năm (vào ngày 05 của tháng đầu năm sau) Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các Sở, cơ quan, ban ngành cấp tỉnh phải báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí của cấp, ngành mình trong năm.

Điều 21: Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các ngành, các cấp, các tổ chức, cơ quan đơn vị và cá nhân phản ánh về văn phòng Chủ tịch UBND tỉnh để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét và quyết định.


Nguồn: vbpl.vn/nghean/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5031&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận